công dân ở Việt Nam
2.2.1. Thành tựu về quyền tự do ngôn luận qua tương tác trên mạng xã hội của công dân
Theo như quy định của Hiến pháp, quyền tự do ngôn luận của mọi công dân là quyền được tự do có quan điểm và giữ vững quan điểm của mình, cũng như được tự do tìm kiếm và tiếp nhận, chia sẻ thông tin nhưng phải nằm trong giới hạn mà pháp luật quy định, không phải tuỳ tiện, vu khống, bôi nhọ, lừa bịp, làm lộ bí mật quốc gia, xâm hại quyền tự do của người khác.
Trước tình hình mạng xã hội, báo điện tử phát triển như ngày nay thì đang đặt ra vấn đề rất thời sự, cấp thiết, đó là hiểu thế nào và làm sao để thực
hiện quyền tự do ngôn luận phù hợp với mọi “diễn đàn cộng đồng không biên giới”, cho phép mọi người dễ dàng và nhanh chóng thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí. Với tính năng “siêu văn bản” cập nhật thông tin tức thời, báo mạng điện tử đã trở thành phương tiện thông tin thời sự nhanh nhất, ngày một thoả mãn nhu cầu nắm bắt thông tin của công chúng. Ở đó công dân có thể tìm kiếm thông tin cần quan tâm cho cuộc sống riêng, hoặc nắm bắt diễn đàn của thời cuộc nhằm hoà nhập với xã hội và thể hiện quan điểm của mình trước những thông tin đó.
Là một mơi trường mở, không có giới hạn về không gian và thời gian nên mỗi sự tương tác, mỗi dòng bình luận, mỗi ý kiến nêu ra trên không gian mạng thì cả thế giới đều biết và do đó hiệu quả tích cực hoặc tiêu cực đều có thể xuất hiện đồng thời và tác động tức thời. Khi quyền tự do ngôn luận không còn là hoạt động riêng của cá nhân, tổ chức, mà đó là hoạt động báo chí truyền thông. Vì thế, mà mỗi cá nhân, tổ chức thực hiện quyền tự do ngôn luận trên báo chí, không gian mạng không được vượt quá giới hạn mà pháp luật cho phép, vô tình quyền tự do ngôn luận này bị lợi dụng để phục vụ cho lợi ích của một hay một nhóm người, thậm chí trở thành phương tiện để những kẻ chống phá lợi dụng, bôi nhọ, nói xấu, gây chia rẽ làm nguy hại đến sự ổn định chính trị. Cho nên người tương tác trên cộng đồng mạng khi thấy có dấu hiệu bất thường cần hết sức cảnh giác và kịp thời phản bác.
Trong đại dịch Covid-19, một số thành phần muốn lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí đưa nhiều thông tin sai lệch đã đăng tải trên mạng xã hội. Có thể nói cho đên nay, Việt Nam ta làm rất tốt phòng chống dịch và điều trị hiệu quả, nhưng không ít thông tin tuyên truyền sai lệch, xuyên tạc, gây ảnh hưởng đến uy tín, đối ngoại, và nhiều vấn đề kinh tế, chính trị của nước ta.
Như vậy, vấn đề đặt ra là trước tình hình phát triển nhanh và đa dạng của báo công nghệ mạng xã hội, báo điện tử… các cơ quan quản lý cần hết sức quan tâm để làm sao vừa bảo đảm được quyền tự do ngôn luận nhưng cũng cần kịp thời định hướng, hướng dẫn và quản lý dòng “ngôn luận đa chiều” đó. Cần làm cho mọi người hiểu rằng, trong một xã hội dân chủ, nhà nước pháp quyền “tự do ngôn luận” không có nghĩa là tuỳ tiện mà phải nằm trong giới hạn của luật pháp, phải theo đạo đức xã hội, truyền thống văn hoá dân tộc, vì lợi ích cộng đồng… Cần phải có những cơ quan có trách nhiệm nắm bắt những thông tin để kịp thời hướng dư luận, hoặc đấu tranh phản bác lại các thông tin sai trái, thông tin không chính xác bằng chính quyền tự do ngôn luận của mình. Điều này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “làm sao dân biết hưởng quyền tự do của mình, biết dùng quyền tự do ngôn luận, dám nói, dám làm. Muốn vậy phải giáo dục cho người dân ý thức về quyền tự do ngôn luận, để hiểu được cần ngôn luận cái gì, ngôn luận làm sao cho đúng lúc, đúng chỗ”. Ghi nhớ lời của Người mỗi công dân đang sống trong đất nước thực thi sự nghiệp đổi mới với mục tiêu xây dựng xã hội dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh, cần trau dồi kiến thức và có trách nhiệm để nâng cao năng lực và ý thức làm chủ bản thân. Cần nắm vững luật pháp để hiểu được quyền tự do và nghĩa vụ của mình đối với đất nước, đối với xã hội, với bản thân, từ đó biết ngôn luận đúng với “quyền tự do ngôn luận”.
Mạng xã hội, báo điện tử… đã là một diễn đàn của xã hội, của công dân thị mọi người cần hiểu và thực hiện quyền tự do ngôn luận sao cho thật hiệu quả, thật có ích và xem đây là một phương tiện tìm kiếm thông tin bổ ích, đa dạng, đa chiều, nhưng cũng phải luôn cảnh giác và kiên quyết đấu tranh kiệp thời với những luận điệu “diễn biến hoà bình”, truyền bá những quan điểm sai trái gây kích động thù địch, vu cáo, xuyên tạc tình hình làm tổn
hại đến lợi ích cộng đồng, xã hội và đất nước. nhất là trong giai đoạn chúng ta đang tiến hành Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội XIII của Đảng.
2.2.2. Hạn chế, bất cập về quyền tự do ngôn luận trên báo chí, mạng xã hội của công dân
Vì Quyền tự do ngôn luận trên báo chí ngày nay, đa số sử dụng trên không gian mạng Internet nên người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam cũng phải tuân thủ quyền và nghĩa vụ của người sử dụng Internet.
Theo Điều 10, Nghị định 72/2013/NĐ-CP ngày 15/07/2013 của Chính phủ quy định vế quyền và nghĩa vụ của người sử dụng internet:
- Được sử dụng các dịch vụ trên internet trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ thời gian hoạt động của điểm truy nhập internet công cộng. - Không được kinh doanh lại các dịch vụ internet dưới bất kỳ hình thức nào.
- Tuân thủ các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh thông tin và các quy định khác có liên quan tại Nghị định này.
Ngoài quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 10 Nghị định này, người sử dụng dịch vụ mạng xã hội còn có quyền và nghĩa vụ tại điều 26 của Nghị định này sau đây:
- Được sử dụng dịch vụ của mạng xã hội trừ các dịch vụ bị cấm theo quy định của pháp luật.
- Được bảo vệ bí mật thông tin riêng và thông tin cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin do mình lưu trữ, cung cấp, truyền đưa trên mạng xã hội, phát tán thông tin qua đường liên kết trực tiếp do mình thiết lập.
Tại khoản 2, Điều 12 Luật CNTT năm 2006 quy định các hành vi bị nghiêm cấm về việc cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm mục đích sau đây:
- Chống nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
- Kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc.
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác đã được pháp luật quy định.
- Xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của công dân.
- Quảng cáo, tuyên truyền hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục cấm đã được pháp luật quy định.
Trong văn bản này, Điều 9, Chương 2 về “vi phạm kỷ luật tuyên truyền, phát ngôn”, quy định như sau: Tuyên truyền, sao chép, phát tán, cung cấp thông tin,… kích động, chống Đảng, nhà nước dưới mọi hình thức; tự ý phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí và các phương tiện truyền thông khác.
Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam cũng quy định về việc cản trở tự do ngôn luận nói chung và quyền tự do ngôn luận trên báo chí, trên mạng xã hội nói riêng, tại Bộ luật hình sự 2015, cụ thể, tại điều 167 quy định về tội xâm
phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân:
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 đến 05 năm: Có tổ chức; lợi dụng chức vụ, quyền hạn; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
- Nguời phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Ngoài ra, Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định về, tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống nhà nước Cộng hoà XHCN Việt Nam với những hành vi:
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, như là: Hành vi xuyên tạc, đả kích các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, quản lý xã hội, quản lý cán bộ, nói xấu công cuộc xây dựng CNXH, nói xấu lãnh tụ, cán bộ, công chức nhà nước… người phạm tội có thể lợi dụng những hiện tượng tiêu cực, khoét sâu những khó khăn trước mắt, thổi phồng những khuyết điểm trong quản lý kinh tế, quản lý xã hội, làm cho người khác không tin vào chế độ, vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của bộ máy nhà nước, giảm sút ý chí trong lao động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, gây chiến tranh tâm lý
(viết, in, vẽ, chụp ảnh…), cất giấu, lưu hành, sử dụng những luận điệu chiến tranh tâm lý của địch để tuyên truyền, kích động, xuyên tạc,… đánh vào tâm lý của nhân dân, tạo ra sự sợ hãi, tư tưởng cầu an hoặc bịa đặt, tung tin thất thiệt gây hoang mang, nghi ngờ trong nhân dân.