Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 56)

chí của công dân ở Việt Nam

Tự do ngôn luận, tự do báo chí là những quyền cơ bản của con người đã được Việt Nam cam kết thực hiện theo những nguyên tắc chung của Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề nhạy cảm mà các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị thường lợi dụng để chống phá Đảng, nhà nước và chế độ XHCN. Dù vậy, những luận điệu này trở nên lu mờ trước thực tế sinh động về tự do ngôn luận, tự do báo chí Việt Nam, đặc biệt trong những thực tế ngày này.

3.2.1. Tăng cường bảo đảm trách nhiệm là thành viên Liên hợp quốc

Là quốc gia thành viên có trách nhiệm của Liên hợp quốc, Việt Nam đã sớm tham gia, ký kết các điều ước quốc tế về bảo đảm các quyền cơ bản của con người và quyền công dân, trong đó có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí. Ngay sau khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, bản Hiến pháp đầu tiên được Quốc hội thông qua ngày 9/1/1946 đã hiến định tại Điều 10 “công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Những quyền cơ bản này đã được hiến định xuyên suốt trong các bản Hiến pháp của Việt Nam và tiếp tục được hiến định tại Điều 25 Hiến pháp

năm 2013: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình.

3.2.2. Tăng cường các biện pháp giáo dục, tuyên truyền

Trên thực tế, không riêng ở Việt Nam, mà hầu hết các quốc gia tuy có cách tiếp cận không giống nhau về quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, nhưng đều có một nguyên tắc cơ bản là việc thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí phải phù hợp với tình hình, điều kiện lịch sử, văn hóa, trình độ dân trí, thể chế chính trị của mỗi nước và không được phép lợi dụng quyền cơ bản này để xâm hại lợi ích quốc gia - Dân tộc, làm phương hại danh dự, nhân phẩm người khác và ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức cộng đồng, trật tự xã hội. Điều 11, Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền năm 1789 của nước Pháp đã quy định: “Tự do trao đổi suy nghĩ và ý kiến là một trong những quyền quý giá nhất của con người.

Thế giới từng có những bài học về việc báo chí đi quá giới hạn tự do cho phép, nên phải giá rất đắt. Tháng 9 - 2005, tờ báo Jyllands-Posten (Đan Mạch) đăng tải 12 bức tranh biếm họa về đấng tiên tri Muhammad của Hồi giáo. Sau đó, bức tranh biếm họa này tiếp tục xuất hiện trên nhiều tờ báo ở Pháp, Na Uy, Hà Lan, Italy, Tây Ban Nha. Vụ việc đã gây nên một làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ của những người theo đạo Hồi trên toàn thế giới dẫn đến nhiều hậu quả xấu. Tháng 7 - 2011, tờ News of the World (tin tức thế giới) của nước Anh đã phải đình bản vĩnh viễn sau 168 năm hoạt động vì bị công chúng cáo buộc nhiều phóng viên bản báo này đã đột nhập điện thoại của hàng nghìn người dân để “săn tin”. Nhắc lại hai ví dụ trên để thấy, trên thế giới không có quốc gia nào cho phép tự do báo chí, tự do ngôn luận “đứng trên, đứng ngoài” luật pháp và xâm hại đến an ninh quốc gia. Nếu vi phạm điều này, báo chí sẽ bị công chúng tẩy chay và bị những chế tài xử lý thích hợp.

3.2.3. Tăng cường các biện pháp bảo đảm giới hạn quyền tự do ngôn luận

Mọi quyền tự do, trong đó có tự do ngôn luận, tự do báo chí đều phải có giới hạn nhất định. Giới hạn này đặt ra để bảo đảm quyền tự do chính đáng cho số đông mọi người, luôn nói và viết chỉ vì động cơ cá nhân ích kỷ, thiên vị mà không vì sự ổn định, đồng thuận chung của xã hội, cộng đồng.

Như trong đợt đại dịch Covid-19, nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam không chỉ đối mặt với loại virus nguy hiểm này, mà còn phải đối mặt với vấn nạn tin giả tràn lan trên mạng xã hội. Phần lớn những tin giả này xuất phát từ những người lợi dụng tự do ngôn luận để lan truyền thông tin sai trái, thất thiệt, tác động tiêu cực đến dư luận xã hội và an ninh truyền thông. Do đó, ngăn chặn, xử lý những đối tượng gây ra nạn “hoang tin” trên mạng xã hội chính là góp phần bảo đảm sự trong sạch của môi trường thông tin, qua đó góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Thành công của Việt Nam trong công tác phòng, chống, kiểm soát đại dịch Covid-19 được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao, có một phần bắt nguồn từ việc Đảng, nhà nước Việt Nam và các cấp, các ngành đã làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, tạo sự đồng thuận cao trong các tầng lớp nhân dân, đồng thời phát hiện, ngăn chặn kịp thời những thông tin sai trái về dịch bệnh trên mạng xã hội.

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, Đảng, nhà nước ta luôn xác định việc bảo đảm, thực thi quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam là một trong những giải pháp quan trọng để khơi dậy, phát huy ý chí, nguyện vọng, trí tuệ, sức mạnh tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam luôn có tinh thần cầu thị, tích cực tiếp thu, học hỏi, tham khảo những kinh nghiệm tiến bộ của

các quốc gia khác để thực hiện ngày càng tốt hơn quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí cho đại đa số người dân.

Để bảo đảm quyền lợi, tự do chính đáng cho số đông công dân, chúng ta cũng không chủ quan, lơ là, mà phải luôn đề cao cảnh giác, tỉnh táo nhận diện, kiên quyết vạch trần, kịp thời bác bỏ mọi âm mưu của các thế lực thù địch, phản động, bất mãn chính trị cố tình lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí nhằm đưa ra những thông tin sai trái, xuyên tạc, tác động tiêu cực dư luận xã hội, xâm hại an ninh truyền thông quốc gia, chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhà nước và nhân dân Việt Nam.

3.2.4 Tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới.

Trước những diễn biến mới trên mặt trận tư tưởng, ngày 22/10/2018, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; tiếp đó, ngày 25/3/2018, Ban Bí thư ban hành Kế hoạch số 14-KH/TW thực hiện Nghị quyết số 35. Theo Kế hoạch 14, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết số 35 cần gắn với việc tiếp tục quán triệt, tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận, quy định của Đảng có liên quan. Riêng vấn đề chống lại việc lợi dụng quyền tự do ngôn luận, nhằm lôi kéo, kích động, gây bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, phản động.

Một số giải pháp cơ bản:

Thứ nhất,sớm kiện toàn việc xây dựng lực lượng chuyên trách theo

hướng tinh gọn, đủ mạnh theo tinh thần Nghị quyết số 35-NĐ/TW, đồng thời phát huy cao nhất trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng các cấp, trước hết là của người đứng đầu trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch… Lực lượng chuyên trách là những người chủ lực, tiên phong trong việc thực hiện nhất quán, đồng bộ, hiệu quả các mục

tiêu, qua điểm cũng như các nhiệm vụ, giải pháp đã được nêu rõ trong Nghị quyết số 35-NQ/TW với kế hoạch trước mắt, lâu dài cùng lộ trình ngắn hạn, trung hạn, dài hạn và những trường hợp đột xuất phù hợp với tình hình thực tiễn một cách linh động, khoa học.

Thứ hai, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm tăng

cường công tác tuyên truyền nội dung của Nghị quyết số 35-NQ/TW, Kế hoạch số 14-KH/TW một cách thường xuyên, sáng tạo, khoa học, dễ nhớ, dễ hiểu, tránh khô cứng, sáo mòn, giáo điều khó đi vào cuộc sống. Cần tuyên truyền sâu rộng, thiết thực 4 nhiệm vụ thường xuyên tại Kế hoạch số 14 đã được xác định rõ là: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường thông tin tích cực; đẩy mạnh công tác nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống lý luận về CNXH và con đường lên CNXH ở nước ta trong tình hình mới; đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phổ biến, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức lý luận chính trị; tăng cường quản lý, giáo dục cán bộ, đảng viên, xử lý nghiêm minh những trường hợp vi phạm, đồng thời các cấp, các ngành chức năng cần kịp thời cung cấp thông tin chính xác, khách quan để đấu tranh, phản bác, định hướng dư luận trước những thông tin trái với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, giúp cấp uỷ cơ sở có sự định hướng kịp thời.

Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện thể chế chính sách, đặc biệt là về hội nhập

quốc tế, phát triển kinh tế, công bằng xã hội,… để tạo gốc rễ, nền tảng vững chắc góp phần đẩy mạnh vào công cuộc phát triển đất nước. Bên cạnh đó, cần phát huy những kết quả tích cực đã đạt được trong phát triển kinh tế - xã hội những năm qua, để tạo đà cho những bứt phá tiếp theo với kỳ vọng sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn nữa trong thúc đẩy đà tăng trưởng, nâng cao đời sống, bảo đảm an sinh xã hội cho người dân, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền trong cả nước.

Thứ tư, đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến địa phương. Có thể khẳng định việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong thời gian qua đã đạt được những kết quả tích cực, khôi phục lại niềm tin của đông đảo quần chúng nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước. Rõ ràng, đây là vấn đề hệ trọng, là mối quan tâm lớn của toàn Đảng, toàn dân nên không thể nóng vội. mắc sai lầm, nhưng cũng vì thế mà không thể “chùng bước”, không thể thiếu quyết liệt trong chỉ đạo, thực hiện, nhất là việc đẩy nhanh tiến độ xác minh, điều tra, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, được nhân dân quan tâm.

Thứ năm, xây dựng, thiết lập hệ thống các giải pháp tuyên truyền đồng

bộ, hiệu quả trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên không gian mạng, góp phần nhận diện, chủ động đấu tranh sớm, kịp thời, hiệu quả trước mọi thủ đoạn tấn công, phá hoại của các thế lực thù địch. Các cơ quan báo chí cần tổ chức thông tin cân bằng hơn, tăng cường thông tin, khiến các thế lực thù địch, phản động dựa vào đó và nhân danh “tự do ngôn luận” để xuyên tạc, vu khống đất nước bằng nhiều hình thức. Các cơ quan báo chí cần tăng cường thời lượng cho các chuyên mục đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tránh chỉ dồn việc này cho một số cơ quan báo chí vốn lâu nay chuyên đảm trách vấn đề này. Đồng thời, cần thiết phải hình thành, duy trì hoạt động hiệu quả các trang thông tin trên mạng xã hội, nhất là mạng xã hội Facebook được tổ chức khoa học, bài bản với đội ngũ phụ trách chuyên nghiệp nhằm kịp thời, chủ động nhận diện,đấu tranh bài bản, khoa học, thuyết phục, hiệu quả, xác đáng trước các âm mưu, thủ đoạn, hành động chống phá của các thế lục thù địch, phản động.

Thứ sáu, cần kịp thời phát hiện, nhận diện để đấu tranh, nghiêm trị những phần tử phá hoại núp dưới danh nghĩa “yêu nước”, “nhân quyền”, “đòi công lý cho nhân dân” để kích động, tạo lập các mầm mống gây bạo loạn, lật

đổ,… trên tất cả các phương diện, hình thức khác nhau. Phải khu biệt, cô lập, xác định đúng đối tượng phản động, phá hoại, kích động, chủ mưu trong từng vụ việc, cũng như đã cố tình vi phạm cả thời gian dài, có hệ thống để đưa ra xét xử nghiêm minh trước pháp luật.

Có như thế thì quyền tự do ngôn luận ở Việt Nam mới không bị lợi dụng, xuyên tạc, bóp méo, tuỳ ý, vô lối nhằm lôi kéo, kích động gây mất an ninh trật tự, phá hoại đất nước, kêu gọi bạo loạn lật đổ… rồi dần dần, bằng sức mạnh đoàn kết của dân tộc, của nhân dân, những kể lợi dụng quyền tự do ngôn luận đó không còn khả năng tồn tại và bị triệt tiêu, trả lại môi trường lành mạnh cho quyền tự do ngôn luận chân chính, vì sự phát triển bền vững của đất nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân ở việt nam hiện nay (Trang 50 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)