Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôngiáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 31 - 37)

1.3.1. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác tôn giáo

Công tác tôn giáo là công tác của cả hệ thống chính trị, mà hệ thống chính trị vận hành theo cơ chế: “Đảng lãnh đạo, Nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý”, Đảng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, lãnh đạo toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội, kể cả tôn giáo. Do đó, công tác tôn giáo là một nội dung quan trọng trong công tác của Đảng. Từ những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo, Nhà nước thể chế hóa thành các văn bản chính sách pháp luật về tôn giáo nhằm tạo điều kiện tốt nhất, thuận lợi cho các tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, đảm bảo quyền tự do tôn giáo của người có đạo, tôn trọng quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào và chăm lo đời sống tinh thần tâm linh của người có tôn giáo hướng đến tinh thần “sống tốt đời, đẹp đạo”, “đạo pháp đồng hành cùng dân tộc”, “tôn giáo và chủ nghĩa xã hội”, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thực hiện nhiều chủ trương, đường lối và chính sách tôn giáo, tạo điều kiện thuận lợi để đồng bào các tôn giáo phát huy tinh thần yêu nước, đóng góp công sức cho sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, nghiêm cấm mọi sự lợi dụng tôn giáo để hoạt động trái pháp luật, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây rối và xâm phạm an ninh quốc gia, chống phá cách mạng.

Theo Nghị quyết số 25/2003/NQ-TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo đã khẳng định: “Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ

tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng CNXH của nước ta…”.

Sự lãnh đạo của Đảng về công tác tôn giáo thể hiện ở việc Đảng đề ra chủ trương, đường lối, chiến lược về kinh tế xã hội nói chung và về tôn giáo nói riêng đã đáp ứng với từng giai đoạn lịch sử và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Bằng sự cụ thể hóa của Nhà nước, các quan điểm, đường lối của Đảng về công tác tôn giáo được đưa vào thực tiễn cuộc sống, làm cầu nối quan trọng giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, đảm bảo cho quá trình quản lý nhà nước về tôn giáo được hiệu lực và hiệu quả, cũng như việc thực hiện đúng các quy định của pháp luật về tôn giáo của các tổ chức, chức sắc tôn giáo, giáo dân, nhà tu hành. Quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo giáo nhằm duy trì tình trạng, tình hình tôn giáo diễn ra ổn định bình thường, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào có đạo được đảm bảo; khối đại đoàn kết toàn dân được tăng cường, ổn định chính trị và tạo điều kiện để thực hiện tốt các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh ở các địa phương trong cả nước, cũng như chỉ đạo không để tình trạng lúng túng trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo.

1.3.2. Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về tôn giáo

Tôn giáo là một lĩnh vực nhạy cảm, phức tạp, có liên quan các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng là một quá trình tiếp diễn liên tục, thường xuyên, nhiều khó khăn, phức tạp, đòi hỏi có sự quan tâm, nỗ lực tham gia thực hiện của các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các nhà khoa học, nhà quản lý,… và thu hút sự tham gia của các tổ chức, cá nhân các tôn giáo. Do đó, vấn đề hoàn thiện và xây dựng hệ thống

pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam hiện nay cần định hướng tập trung mọi nguồn lực, đề cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, phấn đấu xây dựng hệ thống pháp luật về tôn giáo đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Đồng thời, từng bước hoàn thiện pháp luật về tôn giáo được thống nhất, đồng bộ, toàn diện, phù hợp, bảo đảm trình độ kỹ thuật lập pháp và tương thích với pháp luật quốc tế.

Tăng cường pháp chế XHCN là đòi hỏi mọi tổ chức trong xã hội nói chung và mọi tổ chức tôn giáo nói riêng hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, triệt để và chính xác. Trong đó, hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo phải dựa trên cơ sở pháp luật để duy trì trật tự, ổn định xã hội và phục vụ nhân dân nhằm đạt được mục tiêu theo mong muốn của Nhà nước. Hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo phụ thuộc rất lớn vào mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật dựa trên các tiêu chí như sự đồng bộ, tính thống nhất, phù hợp…, đặc biệt là pháp luật về tôn giáo cần phải được hoàn thiện nhằm tạo hành lang pháp lý, khung pháp lý đầy đủ, hoàn chỉnh cho các tổ chức, chức sắc tôn giáo, giáo dân và nhà tu hành hoạt động trong khuôn khổ theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Cho nên, hoàn thiện pháp luật về tôn giáo ở nước ta đang là một yêu cầu, một mục tiêu trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.

1.3.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo

Năng lực tổ chức bộ máy nhà nước nói chung và về tôn giáo nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo. QLNN về tôn giáo có chất lượng cao (hiệu lực và hiệu quả) cần có cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo phải phát huy hết vai trò, trách

nhiệm, thực hiện đúng tinh thần, đúng chức trách, có kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ về tôn giáo, cũng như kiến thức chung về quản lý nhà nước, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo. Từ thực tiễn sinh động đã chứng minh cho thấy rằng, ở địa phương nào, cơ sở nào đầu tư nhiều cho bộ máy tổ chức và cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo thì có nhiều thành công trong QLNN về tôn giáo. Trái lại, ở đâu ít coi trọng công tác tôn giáo thì gặp nhiều khó khăn, hạn chế trong công tác này. Do vậy, cần phải chú trọng xây dựng, hoàn thiện bộ máy QLNN về tôn giáo và chất lượng cán bộ, công chức, viên chức làm công tác này trong thời kỳ mới từ Trung ương đến cơ sở [42, tr.23]. Cũng vì, trình độ và năng lực của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động QLNN về tôn giáo. Chính sách pháp luật về tôn giáo được thực hiện đúng và có hiệu lực, hiệu quả khi có tổ chức bộ máy QLNN về tôn giáo và cán bộ, công chức và viên chức tham gia vào tiến trình QLNN, kể cả QLNN về tôn giáo.

1.3.4. Nhận thức của các ngành, các cấp về vai trò của công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

Sự nhận thức của các ngành, các cấp, đặc biệt là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý về vai trò của công tác QLNN về tôn giáo là hết sức quan trọng. Bởi lẽ, có nhận thức đúng thì mới hành động đúng, nhận thức về công tác QLNN về tôn giáo trong quá trình hoạch định, xây dựng và thực hiện, đánh giá chính sách pháp luật về tôn giáo sẽ góp phần vào sự thành công của chính sách pháp luật về tôn giáo. Sự nhận thức đúng và sâu sắc của chủ thể QLNN về tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng trong quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật chính sách về tôn giáo đối với các tổ chức, cá nhân tôn giáo theo mong muốn của nhà nước nhằm đạt được mục tiêu của hoạt động quản lý của Nhà nước, theo đúng quy định của pháp luật về tôn giáo và các pháp luật có liên quan khác, phù hợp với tình hình thực tiễn về công tác QLNN về tôn giáo.

Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và cốt lõi công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Thu hút sự tham gia của các lực lượng trong cả hệ thống chính trị (Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội) đối với công tác tôn giáo. Trong đó, Đảng lãnh đạo đối công tác tôn giáo, Nhà nước giữa vai trò nòng cốt và thu hút mạnh mẽ sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân trong thực hiện công tác tôn giáo của Đảng và Nhà nước.

Ngoài ra, nâng cao ý thức pháp luật thông qua sự nhận thức của các tổ chức, chức sắc tôn giáo và nhà tu hành, tín đồ tôn giáo trong việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo của Nhà nước. Đảng và Nhà nước nhận thức được tầm quan trọng của công tác tôn giáo, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, tín đồ, nhà tu hành, chức sắc tôn giáo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật, đúng theo quy định của pháp luật hiện hành.

1.3.5. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, vấn đề hội nhập và xu thế vận động của tôn giáo

Tình hình phát triển KT-XH là nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo. Hệ thống kinh tế tác động rất lớn đến việc xây dựng chính sách chính sách pháp luật về tôn giáo. Sự vận động của nền kinh tế kéo theo hàng loạt các vấn đề của xã hội mới nảy sinh, cũng như vấn đề tôn giáo, vì vậy buộc các nhà hoạch định, xây dựng chính sách pháp luật về tôn giáo phải tính toán vừa phải giải quyết tình huống mới, vừa phải lường trước tác động sau này đối với hoạt động QLNN về tôn giáo.

Sự đa dạng về văn hóa, tôn giáo sẽ tạo nên các giá trị xã hội, cho nên các chính sách pháp luật về tôn giáo chịu ảnh hưởng, sự tác động của các giá trị xã hội này. Như vậy, hoạt động QLNN về tôn giáo chịu sự tác động từ phía xã hội trong mối quan hệ giữa nhà nước và xã hội.

Trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, sự giao lưu hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội,… trong đó có lĩnh vực tôn giáo, đặc biệt trong xu thế vận động của tôn giáo trên thế giới với ba khuynh hướng chủ yếu là thế tục hóa, đa dạng hóa và dân tộc hóa như đã nói ởtrên. Chính điều này, đã tác động đến chính sách đối ngoại tôn giáo, hợp tác quốc tế về tôn giáo, cũng như hoạt động quản lý nhà nước về tôn giáo trong bối cảnh mới. Chính quyền ứng xử bình đẳng với các tôn giáo kể cả tôn giáo quốc tế, tôn giáo bản địa theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Tiểu kết chương 1

Vấn đề QLNN về tôn giáo có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển KT-XH ở nước ta hiện nay, giải quyết hài hòa các mối quan hệ giữa tôn giáo với các lĩnh vực của đời sống xã hội. Công tác quản lý nhà nước về tôn giáo luôn được chú trọng, là vấn đề then chốt, quan trọng để quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của nhà nước về tôn giáo thực sự đi vào đời sống xã hội. Nhà nước bảo đảm các quyền tự do tôn giáo được ghi nhận trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam.

Trong Chương 1, tác giả đã đi sâu nghiên cứu, phân tích những vấn đề lý luận của QLNN về tôn giáo; nêu ra khái niệm, đặc điểm và những nội dung quản lý nhà nước về tôn giáo và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo. Qua đó, cho thấy sự cần thiết phải quản lý nhà nước về tôn giáo để đảm bảo cho hoạt động này được triển khai thực hiện sâu rộng, toàn diện, hiệu quả, theo đúng tinh thần quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tôn giáo.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÔN GIÁO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)