Quan điểm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 67 - 73)

Theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX, 5 quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam về tôn giáo, chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo như sau:

Một là, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang

và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta: Nước ta hiện có gần 24 triệu tín đồ các tôn giáo, chiếm khoảng 27% dân số cả nước và có trên 80% dân số có đời sống tâm linh. Tôn giáo hiện đang là nhu cầu tinh thần của một bộ phận đông đảo nhân dân, sẽ tồn tại lâu dài cùng dân tộc và cùng với chế độ XHCN ở nước ta. Tuy nhiên, tôn giáo đang có những biến đổi mạnh mẽ trước biến động của thế giới, của xu thế toàn cầu hóa và sự phát triển đi lên của đất nước. Vì vậy, quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện chủ quan, duy ý chí, phiến diện trong nhận thức và giải quyết vấn đề tôn giáo

Hai là, Đảng và Nhà nước thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết

toàn dân tộc: Đồng bào các tôn giáo là một bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Cho nên, thực hiện quan điểm này, một mặt là phải đoàn kết đồng bào theo những tôn giáo khác nhau; mặt khác, phải đoàn kết đồng bào theo tôn giáo và đông bào không theo tôn giáo, giải quyết hài hòa mối quan hệ người có đức tin, niềm tin khác nhau với những người không theo tôn giáo nào. Quán triệt quan điểm này, cần khắc phục các biểu hiện như phân biệt đối

xử. đố kỵ, mặc cảm vì lý do tôn giáo và kiên quyết chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng tín ngưỡng tôn giáo, chia rẽ, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.

Ba là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần

chúng: tư tưởng chỉ đạo quan trọng nói lên thực chất của công tác tôn giáo gắn với mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Phát huy sự tương đồng, khắc phục sự khác biệt của người có đạo và không có đạo, theo hoặc không theo tôn giáo nào. Đối tượng của công tác vận động quần chúng bao gồm: tín đồ, chức sắc, nhà tu hành và chức việc trong từng tôn giáo. Đồng thời, cũng phải vận động quan chúng không có tôn giáo thực hiện đúng chính sách tôn giáo. Công tác vận động quần chúng trong công tác tôn giáo bao gồm: công tác giáo dục, tổ chức phong trào quần chúng, tổ chức các chương trình phát triển KT-XH và xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương, cơ sở trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như hành chính, quan liêu, cửa quyền, xa rời quần chúng hoặc hữu khuynh theo đuổi quần chúng.

Bốn là, công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị. Công

tác này liên quan đến mọi lĩnh vực, mọi mặt của đời sống xã hội, mọi ngành, mọi cấp từ Trung ương đến cơ sở. Trong công tác tôn giáo, Đảng là nhân tố lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị trong quá trình tiến hành công tác; Nhà nước quản lý các hoạt động đối với tôn giáo và công tác tôn giáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật; Mặt trận và các đoàn thể nhân dân quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng, Nhà nước để vận động quần chúng thực hiện đúng, hiệu lực và hiệu quả của chính sách tôn giáo. Quán triệt quan điểm này, cần khắc phục các biểu hiện như thiếu cộng tác, phối hợp chặt chẽ đồng bộ để phát huy sức mạnh tổng hợp hoặc buông lỏng quản lý, lấn sân lẫn nhau.

Năm là, vấn đề theo đạo và truyền đạo là một quan điểm quan trọng nhằm xác định rõ các hoạt động tôn giáo (bao gồm hành đạo, quản lý đạo và truyền đạo) đều phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Đồng thời, Nhà nước bảo hộ cho các hoạt động truyền đạo đúng đắn, chống lại mọi hoạt động truyền đạo trái pháp luật; Nhà nước bảo hộ chính đạo, chống lại “tà đạo”, cũng như chống lại sự xuất hiện của “đạo lạ”. Quán triệt quan điểm này cần khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ thuần túy của tôn giáo; buông lỏng quản lý trước các hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật đối với hoạt động của các tôn giáo.

Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước trong giải quyết vấn đề tôn giáo, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương đã đưa ra các quan điểm nhằm giải quyết hiệu quả vấn đề tôn giáo trong thời gian tới. Đó là:

Thứ nhất, thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo phải dựa trên cơ sở đường lối, quan điểm tôn trọng tự do tôn giáo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đến đầu thập kỷ 90, trong những năm đầu thực hiện công cuộc đổi mới, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 24/NQ-TW Về công tác tôn giáo trong tình hình mới, đã ghi dấu son về sự đổi mới đường lối, chính sách tôn giáo. Nghị quyết 24/NQ- TW xác định: “…Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”. Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết 24/NQ-TW, Đảng đã tổng kết, đánh giá những thành tựu và nêu rõ những khuyết điểm, đồng thời Bộ Chính trị ra Chỉ thị 37/CT- TW ngày 02/7/1998 Về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Cho đến Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ bảy, khoá IX về công tác tôn giáo (Nghị quyết 25/NQ-TW ngày 12/3/2003) thì quan điểm chính sách của Đảng đối với tín ngưỡng, tôn giáo tiếp tục được khẳng định và phát triển thêm một bước mới phù hợp với sự nghiệp đổi mới đất nước. Đồng thời, các hoạt động QLNN về tôn giáo phải được thực hiện

trên tinh thần thượng tôn pháp luật và tăng cường pháp chế XHCN về công tác tôn giáo. Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một quyền nhân thân cơ bản của công dân cũng được đề cập trong Bộ Luật Dân sự, được bảo vệ bằng pháp luật và được cụ thể hoá trong văn bản quy phạm pháp luật ngày càng ở mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn, được tỉnh Bình Dương cụ thể hóa trong các văn bản chính sách pháp luật về tôn giáo để tiến hành hoạt động quản lý đối với công tác này.

Thứ hai, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương tiếp tục khẳng định tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, tồn tại cùng dân tộc

trong quá trình xây dựng XHCN ở nước ta. Đó là: “Tôn giáo là nhu cầu tinh

thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật”. Những quan điểm của Đảng từ ngày thành lập đến nay chứng minh rằng Đảng coi quyền tự do tín ngưỡng là một nhu cầu quan trọng của con người, là một trong những quyền công dân, quyền chính đáng của con người. Vì vậy, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương luôn luôn tôn trọng đức tin của đồng bào theo tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau; tôn trọng quyền được theo bất cứ tôn giáo nào, mong muốn cho người dân theo tôn giáo được “phần hồn thong dong, phần xác ấm no”.

Thứ ba, pháp luật về tôn giáo phải đảm bảo nhất quán chính sách đại

đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo. Phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu

cực của tôn giáo; thống nhất điểm tương đồng làm cơ sở để củng cố tăng cường đoàn kết. Phát huy tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của đồng bào theo đạo trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Đồng bào theo đạo có lòng yêu nước thiết tha, từng gắn bó với sự nghiệp cách

mạng, dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đóng góp xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa phong trào thi đua yêu nước, xây dựng cuộc sống "tốt đời, đẹp đạo" trong tín đồ, chức sắc, nhà tu hành. Tốt đời, đẹp đạo là thực hiện tốt những yêu cầu của một tín đồ đối với tôn giáo mà mình theo, không để các tà đạo xâm nhập và kẻ xấu lợi dụng phá hoại cách mạng; đồng thời phải thực hiện tốt trách nhiệm của công dân đối với đất nước. Các thế lực thù địch luôn coi vấn đề tôn giáo là một vấn đề quan trọng trong chiến lược "diễn biến hoà bình" chống phá cách mạng Việt Nam. Tuyên truyền, kích động nhằm tách và đối lập đồng bào theo đạo với Đảng và Nhà nước, chia rẽ người theo đạo với người không theo đạo, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Tuyên truyền, giáo dục tinh thần yêu nước cho chức sắc và tín đồ tôn giáo; phân tích cho chức sắc, tín đồ các tôn giáo hiểu rõ âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá cách mạn g.

Tuy nhiên, vấn đề tôn giáo là vấn đề phức tạp và rất nhạy cảm, nên trong quá trình giải quyết và xử lý vấn đề tôn giáo không được chủ quan, nóng vội, giản đơn. Trong mọi trường hợp cần phân biệt rõ đâu là vấn đề thuộc về tín ngưỡng, tâm linh, đâu là vấn đề bị kẻ thù lợi dụng để có thái độ rõ ràng và cách đối xử đúng. Mọi sự sơ suất, chủ quan nóng vội hoặc giản đơn trong xử lý vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo đều có thể dẫn đến nguy cơ chia rẽ khối đoàn kết toàn dân tộc, làm suy yếu sức mạnh quốc gia.

Thứ bốn, phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, các cấp ủy đảng để nâng cao chất lượng việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo. Công tác lý luận, cần khai thác và làm sâu sắc hơn nữa những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Tạo ra sự phối hợp đồng bộ trong công tác tôn giáo giữa

các yếu tố hợp thành hệ thống chính trị, hạn chế tình trạng khoán trắng, chồng chéo, lấn sân. Củng cố tổ chức bộ máy làm công tác tôn giáo của cả hệ thống chính trị; có chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác tôn giáo các cấp. Công tác đối ngoại tôn giáo ngày càng có vai trò lớn trong việc đảm bảo sự thành công của công tác tôn giáo. Công tác tôn giáo không thể tách rời công tác dân tộc.

Thứ năm, vấn đề theo đạo và truyền đạo được xác định các hoạt động tôn giáo (bao gồm hành đạo, quản lý đạo và truyền đạo) đều phải tuân thủ

Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước. Chính quyền tỉnh bảo hộ cho các hoạt

động truyền đạo đúng đắn, chống lại mọi hoạt động truyền đạo trái pháp luật. Đồng thời, bảo hộ chính đạo, chống lại “tà đạo”, cũng như chống lại sự xuất hiện của “đạo lạ”. Khắc phục các biểu hiện như can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ thuần túy của tôn giáo; buông lỏng quản lý nhà nước về tôn giáo nói chung và trước các hành vi vi phạm các quy định của Hiến pháp và pháp luật đối với hoạt động của các tôn giáo nói riêng.

Như vậy, để nâng cao hiệu quả QLNN về tôn giáo trong thời gian tới cần tập trung quán triệt vào các quan điểm chỉ đạo, xuyên suốt sau đây:

Trước hết, khẳng định tôn giáo là vấn đề tồn tại lâu dài. Trong chế độ

XHCN, các nguồn gốc nảy sinh tôn giáo vẫn tồn tại và tác động thường xuyên tới sự phát triển của các tôn giáo.

Hai là, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đảng

luôn thực hiện nhất quán chính sách tôn giáo và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Phòng, chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời chống việc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.

Ba là, đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với sự nghiệp xây dựng

hai mặt tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực thể hiện ở chỗ răn, dạy tín đồ hướng thiện, làm điều lành, tránh điều ác. Còn mặt tiêu cực thể hiện ở chỗ làm cho con người sống an phận và chấp nhận “sự an bài”, thậm chí hạn chế họ tham gia vào quá trình cải tạo thực hiện xã hội bằng các phương pháp khác nhau.

Bốn là, công tác tôn giáo vừa phải quan tâm giải quyết hợp lý nhu cầu

tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng, vừa phải kịp thời đấu tranh chống địch lợi dụng tôn giáo phá hoại cách mạng.

Năm là, nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động

quần chúng, công tác đối với con người, kể cả công tác dân tộc. Trong công tác này phải quan tâm đến các lợi ích thiết thân, chính đáng của quần chúng tín đồ nói chung, chức sắc, chức việc nói riêng làm cốt lõi.

Sáu là, làm tốt công tác đối với tôn giáo là trách nhiệm của toàn bộ hệ

thống chính trị do Đảng lãnh đạo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)