Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôngiáo tại tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 37 - 44)

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về tôn giáo tại tỉnhBình Dương Bình Dương

2.1.1. Khái quát về tỉnh Bình Dương

2.1.1.1. Đặc điểm về tự nhiên

Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa sườn phía Nam của dãy Trường Sơn, nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao xuống thấp dần từ 10 m đến 15 m so với mặt biển. Vùng đất Bình Dương tương đối bằng phẳng, thấp dần từ Bắc xuống Nam. Đất đai màu mỡ, rất đa dạng và phong phú về chủng loại thuận lợi cho việc trồng các loại cây khác nhau. Rừng ở Bình Dương xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loại. Có những khu rừng liền khoảnh, bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý, còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa bệnh, cây thực phẩm và nhiều động vật, trong đó có những loài động vật quý hiếm. Hiện nay, rừng Bình Dương đã bị thu hẹp khá nhiều do nhiều nguyên nhân như chiến tranh, khai thác chưa hợp.

Bình Dương là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm hình thành như gốm sứ, điêu khắc, sơn mài… Bình Dương có nhiều đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, thành phố Thủ Dầu Một. Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên phạm vị hơn 1 km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại

đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp [33, tr.1 - 7].

2.1.1.2. Đặc điểm về kinh tế, xã hội

Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những trung tâm phát triển năng động, có tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cao; phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và một phần Thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và một phần tỉnh Đồng Nai. Bình Dương có 09 đơn vị hành chính cấp huyện gồm: thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Dĩ An, thị xã Thuận An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên, Dầu Tiếng, Phú Giáo và 91 đơn vị hành chính cấp xã gồm 48 xã, 41 phường và 02 thị trấn [4].

Theo Cục Thống kê tỉnh, dân số trung bình Bình Dương đến thời điểm 15 tháng 01 năm 2018 là 2.164 nghìn người (trong đó dân số ngoài tỉnh chiếm khoảng 52%). Năm 2018, GRDP (theo giá so sánh năm 2010) ước tăng 9,01%. Cơ cấu kinh tế: khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 63,87%; khu vực dịch vụ chiếm 23,94%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 3,08%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,11 %. Tổng sản phẩm bình quân đầu người năm 2018 ước tính đạt 130,2 triệu đồng/năm [5, tr.1-2]. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ. Tiếp tục giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; chú trọng phát triển dịch vụ nhà ở, đào tạo phát triển nguồn nhân lực và chăm sóc sức khỏe. Hoàn thành sự nghiệp công nghiệp hóa và tạo ra sự phát triển cân đối, bền vững sau năm 2015 đến năm 2020.

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước (cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30

Km); có các trục giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á,…; cách sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 – 15 km rất thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội toàn diện; có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường quốc lộ 13 - con đường chiến lược cực kỳ quan trọng xuất phát từ Thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ phía Nam lên phía Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường quốc lộ 14, từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên bao la, là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra, còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (Bình Phước); Liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh.

Qua 20 năm tái lập tỉnh, tiếp tục kế thừa và phát huy những thành tựu đạt được của tỉnh Sông Bé trước đây, với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, Bình Dương đã khai thác có hiệu quả lợi thế, tiềm năng về vị trí địa lý, tài nguyên đất đai, phát huy nhân tố con người… để đưa một tỉnh còn nghèo với cơ sở hạ tầng yếu kém, có điểm xuất phát rất thấp về phát triển kinh tế, trở thành một địa phương đi lên phát triển công nghiệp, có nền kinh tế phát triển, cùng với các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đóng góp ngày càng lớn vào kinh tế chung của cả nước.

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương đến năm 2020 nhằm xây dựng Bình Dương thành một tỉnh có tốc độ phát triển kinh tế nhanh, toàn diện đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết

tốt các vấn đề xã hội, xóa đói giảm nghèo, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Tập trung khai thác lợi thế về vị trí địa lý, sự hợp tác của các tỉnh trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cực hạt nhân phát triển là Thành phố Hồ Chí Minh để phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động hội nhập quốc tế; nâng cao hiệu quả kinh tế gắn với phát triển xã hội trên cơ sở đầu tư có trọng điểm; xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ; phát triển công nghiệp gắn với phát triển đô thị và dịch vụ; phát triển kinh tế xã hội kết hợp chặt chẽ với bảo vệ môi trường, đảm bảo quốc phòng, an ninh vững mạnh trên địa bàn [33, tr. 7].

2.1.2. Khái quát về tình hình tôn giáo và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Bình Dương

Bình Dương là một vùng đất mới. Trong quá trình khai hoang, mở đất, làn sóng di cư từ khắp mọi miền đất nước với mọi ngành nghề đã đến Bình Dương khai phá, lập nghiệp. Trong quá trình di dân đã mang theo văn hóa, tín ngưỡng và tôn giáo của nhiều vùng miền khác nhau đến Bình Dương, làm cho tôn giáo của tỉnh ngày càng đa dạng và phong phú. Đó là sản phẩm của quá trình giao thoa văn hóa giữa các cộng đồng cư dân sống cộng cư và cận cư. Điều đó cho thấy, diện mạo các yếu tố của tôn giáo của từng tộc người cư trú trong bức tranh chung về tôn giáo ở Bình Dương.

Hiện nay, cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển kinh tế, xã hội mạnh mẽ tại Bình Dương đã thu hút lao động ở khắp các vùng miền trong cả nước, lao động nước ngoài cũng tìm đến đây như một địa điểm lý tưởng cho công ăn, việc làm. Đồng thời, chính từ sự phong phú của các tôn giáo đã tạo nên đời sống tâm linh của cộng đồng dân cư rất đa dạng cho vùng đất Bình Dương, và tình hình tôn giáo có nhiều thay đổi đáng kể.

Hiện nay, tỉnh Bình Dương có 07 tổ chức tôn giáo đang hoạt động, gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao đài, Hồi giáo, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt

Nam, Phật giáo Hòa hảo, có 1.353 chức sắc, tu sĩ và 349.007 tín đồ các tôn giáo (chiếm 17,49% so với dân số toàn tỉnh), 312 cơ sở (278 cơ sở thờ tự) trong đó: Phật giáo 199, Công giáo 85, Cao đài 15, Tin lành 07, Hồi giáo 01 và Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam 05 [11].

Phần lớn các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ các tôn giáo đều đồng thuận và tin tưởng vào chủ trương, chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước. Tại các khu dân cư, các vị chức sắc và tín đồ các tôn giáo luôn tích cực hưởng ứng những sinh hoạt tự quản của cộng đồng; đoàn kết đã có những đóng góp tích cực trong học tập, lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân ở địa phương, phát huy dân chủ, giữ gìn kỷ cương; thực hiện sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.

- Phật giáo: toàn tỉnh hiện có 199 cơ sở (198 chùa, tịnh xá, thiền viện

và 01 tăng xá) với 661 chức sắc, tu sĩ và 235.532 tín đồ (chiếm 11,8 % dân số toàn tỉnh) [11].

Phật giáo Việt Nam nói chung, PGBD nói riêng đã và đang khơi dậy, phát huy tinh thần khoan dung, dân chủ, cùng chung sức chung lòng xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng thuận xã hội và luôn có những đóng góp tích cực đối với sự phát triển của cộng đồng xã hội. PGBD đồng hành với địa phương trong các lĩnh vực từ thiện - xã hội với những con số đầy ý nghĩa qua các chương trình mổ tim cho bệnh nhân nghèo, gây quỹ vì người nghèo, cứu trợ lũ lụt, xây dựng nhà đại đoàn kết, khám bệnh, phát thuốc, giúp đỡ người bất hạnh, cơ nhỡ... Về góc độ của đời sống tinh thần, đạo đức, văn hóa Phật giáo phù hợp với đạo đức và làm giàu thêm văn hóa dân tộc Việt Nam. Phật giáo giúp cho con người tìm đến sự an lành trong tâm hồn, có cuộc sống an vui, hạnh phúc để sống tốt hơn, cống hiến nhiều hơn cho cuộc đời và xã hội. Đó cũng là sự mong muốn của chúng ta về một đất nước hòa bình, ấm no, hạnh phúc.

-Công giáo: toàn tỉnh hiện có 85 cơ sở (01 cơ sở mới thành lập), trong

đó 01 trụ sở Tòa Giám mục và 52 Giáo xứ với 522 chức sắc, tu sĩ [11].

Theo Báo cáo của Ban Thường trực Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bình Dương cho thấy: các vị linh mục, tu sĩ và đồng bào Công giáo trong tỉnh đã tích cực thi đua học tập, lao động, sản xuất và hưởng ứng mạnh mẽ phong trào người Công giáo yêu nước do UBNĐKCG tỉnh phát động, nhất là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư - sống tốt đời đẹp đạo”. Số tiền mà đồng bào Công giáo trong tỉnh đã quyên góp cho các phong trào, các cuộc vận động như chăm sóc sức khỏe nhân dân, khuyến học khuyến tài, chỉnh trang đô thị và từ thiện - xã hộ khá lớn. Với những đóng góp của các vị linh mục, tu sĩ và đồng bào Công giáo trong tỉnh, đồng thời, tiếp tục phát huy truyền thống kính Chúa, yêu nước và có những đóng góp nổi bật hơn nữa trong công cuộc công nghiệp hóa, đô thị hóa tỉnh Bình Dương.

- Tin Lành: hiện nay trên toàn tỉnh có 07 Chi hội và 01 Ban Đại diện

thuộc Hệ phái Tin lành Việt Nam (Miền Nam); 26 điểm nhóm (trong đó có 24 điểm nhóm đã được đăng ký hoạt động, 02 điểm nhóm đang làm thủ tục đăng ký hoạt động với Ủy ban nhân dân xã) của 15 hệ phái, với 16 chức sắc, 5.163 tín đồ (chiếm 0,25 dân số của tỉnh) [11].

- Cao Đài: hiện nay trên toàn tỉnh có 04 hệ phái Cao Đài và 01 Pháp

môn, có 15 cơ sở tôn giáo, 131 chức sắc, 230 chức việc và 3.642 tín đồ (chiếm 0,18 % dân số toàn tỉnh) [11].

- Hồi giáo: ở Bình Dương hiện có 01 Thánh đường, 03 chức sắc (01

Giáo cả; 01 nguyên Giáo cả; 01 phó Giáo cả), 654 tín đồ (chiếm 0,32 dân số toàn tỉnh) [11].

- Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam: hiện nay trên toàn tỉnh có 05 Chi

hội, 20 chức sắc, 39 chức việc và tổng số 1.362 tín đồ (chiếm 0,06 dân số toàn tỉnh) [11].

-Phật giáo Hòa Hảo: chưa có cơ sở thờ tự và chức sắc hướng dẫn sinh

hoạt, qua rà soát, thống kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 5.496 tín đồ (chiếm 0,27 dân số toàn tỉnh [11].

Tỉnh Bình Dương đã thực hiện tốt chính sách về quản lý tôn giáo, góp phần giữ gìn và phát huy những thành quả tốt đẹp của đời sống tôn giáo, đẩy mạnh phong trào sống “tốt đời, đẹp đạo”. Trong thời gian qua, khi Đảng và Nhà nước thực hiện chính sách đổi mới, công tác vận động chức sắc, nhà tu hành và quần chúng tín đồ các tôn giáo ngày càng được quan tâm bằng các cơ chế, chính sách và giải pháp cụ thể hơn. Trong công tác tôn giáo, dân tộc, tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện và hướng dẫn tín đồ tôn giáo và bà con các dân tộc thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; tổ chức tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về những quy định mới trên các lĩnh vực có liên quan đến đời sống nhân dân. Đồng bào các tôn giáo và bà con các dân tộc đã đồng tình ủng hộ các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, hăng hái tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động ở địa phương. Bình Dương luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôn giáo hoạt động ổn định theo đúng với nguyên tắc, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo.

Các tôn giáo trên địa bàn tỉnh hoạt động ổn định. Các cấp chính quyền đã quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo hoạt động theo truyền

thống dân tộc và nghi thức tôn giáo. Nhờ đó, sự huy động tiềm năng và lực

lượng của đồng bào các tôn giáo trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày càng cao hơn. Sự đóng góp đó không chỉ về vật chất mà còn mang ý nghĩa chính trị sâu sắc, góp phần tạo sự đồng thuận cao trong xã hội.

Phần lớn các vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ tôn giáo đều chấp hành tốt chủ trương, chính sách. Đồng bào các tôn giáo đã có những đóng góp tích cực trong lao động sản xuất, thực hiện nghĩa vụ công dân và tham gia các hoạt động từ thiện xã hội phong trào thi đua yêu nước. Nổi bật

là đồng bào Phật giáo tham gia cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng

đời sống văn hóa ở khu dân cư”,các phong trào từ thiện xã hội, chăm sóc sức

khỏe cộng đồng, khuyến học, khuyến tài, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo. Ngoài ra, với phương châm sống tốt đời, đẹp đạo, nhiều vị chức sắc, nhà tu hành và đồng bào tín đồ còn tham gia vào hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Ban Chấp hành các đoàn thể, các tổ chức từ thiện xã hội, tự nguyện, nhiệt tình đóng góp thiết thực và hiệu quả cho các hoạt động.

Trong năm qua, với sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương và các ban, ngành liên quan, công tác đảm bảo An ninh chính trị trên địa bàn tỉnh nói chung và đảm bảo An ninh trong vùng đồng bào các tôn giáo nói riêng luôn được quan tâm, chú trọng, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)