Thực trạng quản lý nhà nước về tôngiáo tại tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 44 - 58)

2.1.1. Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo Xây dựng chính sách, ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo

ở nước ta nói chung và các địa phương nói riêng được chú trọng. Công tác này có vai trò đặc biệt quan trong trong việc tạo ra thể chế chính sách pháp luật về tôn giáo đáp ứng với nhu cầu mới của hoạt động quản lý. Nhằm thể chế hóa các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo, hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực tôn giáo lần lượt được ban hành.

Nghị định số 69/NĐ- CP ngày 21/3/1991 của Chính phủ về các hoạt động tôn giáo, sau đó là Nghị định số 26/NĐ -CP ngày 19/4/1999 về các hoạt động tôn giáo đã cụ thể hóa các hoạt động tôn giáo theo khuôn khổ của pháp luật.

Ngày 18 tháng 6 năm 2004, Ủy ban thường vụ Quốc hội đã thông qua Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 11

năm 2015. Tiếp theo, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh về Tín ngưỡng, tôn giáo (Nghị định 92/2012/NĐ- CP ngày 08/11/2012 quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh về Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định này đã thay thế 22/NĐ-CP ngày 01/3/2005) đã cho thấy pháp luật về tôn giáo đã điều chỉnh các mối quan hệ xã hội có yếu tố tôn giáo, đặc biệt là hoạt động QLNN về tôn giáo. Sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 về một số công tác đối với đạo Tin Lành, điều này cho thấy đây là Chỉ thị rất quan trọng của Thủ tướng đối với một tôn giáo cụ thể là Tin Lành; Chỉ thị 1940/CT-TTg ngày 31/12/2008 về nhà, đất liên quan đến tôn giáo; Thông tư số 01/2013/TT-BNV ngày 25/3/2013 ban hành và hướng dẫn sử dụng biểu mẫu về thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; Thông tư liên tịch số 04/TTLT-BVHTTDL-BNV của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn việc thực hiện nếp sống văn minh tại các cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.

Kể từ năm 2004 đến trước năm 2016 (trước khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 được ban hành) công tác QLNN về tôn giáo tuân theo các quy định của pháp luật nói trên, các văn bản đó đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động tôn giáo. Tuy nhiên, sau khoảng 12 năm thực hiện hệ thống pháp luật về tôn giáo đã có những lạc hậu, bất cập và hạn chế nhất định, cần có giải pháp để hoàn thiện quy định pháp luật về tôn giáo. Trước tình hình đó, sự ra đời của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có ý nghĩa hết sức quan trong ở cả phương diện pháp lý và thực tiễn, cũng như hoạt động QLNN về tôn giáo. Và sau đó, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, tôn giáo.

Kể từ năm 2016 trở đi, tức là khi Luật Tín ngưỡng, tôn giáo ra đời, hoạt động xây dựng chính sách pháp luật về tôn giáo và liên quan đến lĩnh vực này

được quan tâm như: Quyết định số 32/2018/QĐ-TTg ngày 03/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ; Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ quy định về quản lý và tổ chức lễ hội; Quyết định số 198/QĐ-BNV ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc Bộ trưởng Bộ Nội vụ ủy quyền cho Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; Quyết định số 199/QĐ-BNV ngày 31/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ về việc công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nội vụ.

Ngoài ra, còn có các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động tôn giáo như: Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật Đất đai năm 2013 (sửa đổi, bổ sung năm 2019, Luật Di sản và Văn hóa (sửa đổi, bổ sung năm 2009)…

Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách mới về QLNN về tôn giáo thể hiện rõ sự quan tâm và tầm quan trọng của QLNN về tôn giáo. Bằng việc cụ thể hóa các chỉ thị, nghị quyết, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, công tác xây dựng chính sách, ban hành văn bản pháp luật về tôn giáo ở tỉnh Bình Dương đã tạo ra hành lang pháp lý quan trọng, là cơ sở để thực thi chính sách pháp luật tôn giáo ở địa phương, phù hợp với tình hình thực tiễn trên địa bàn tỉnh. Đó là:

Thực hiện chính sách tôn giáo là nhằm đưa chính sách pháp luật về tôn giáo vào thực tiễn cuộc sống, cũng như đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của người dân đối với đời sống tinh thần, tâm linh, tôn giáo trên địa bàn tỉnh. Bên cạnh việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật về tôn giáo, UBND tỉnh đã chỉ đạo Ban Tôn giáo tỉnh tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng chính

sách và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với tình hình tôn giáo tại địa phương.

Đối với công tác QLNN về tôn giáo của chính quyền địa phương là cơ sở thực hiện các văn bản luật, văn bản pháp quy, chỉ thị, kế hoạch và các văn bản triển khai công tác về tôn giáo của Chính phủ và của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân UBND tỉnh Bình Dương. Trong quá trình thực hiện các văn bản liên quan đến tôn giáo, chính quyền tỉnh Bình Dương tổ chức xây dựng, ban hành văn bản thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo như sau:

Thực hiện Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo cũng như các văn bản hướng dẫn của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương, các thành phố, thị xã thuộc tỉnh, các huyện, các xã đã tăng cường công tác QLNN về tôn giáo, tổ chức đăng ký hoạt động tôn giáo cho các tổ chức tôn giáo cơ sở, hướng dẫn các tổ chức tôn giáo hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo đã tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đăng ký chương trình hoạt động hàng năm, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo.

Nhất là kể từ Hiến pháp 2013 đã thể hiện chính sách pháp luật đúng đắn về tôn giáo: tại Điều 24, Chương II, Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.

Thực hiện quy định của Hiến pháp 2013, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các văn bản có liên quan về tôn giáo, cũng như các văn bản hướng dẫn của UBND tỉnh Bình Dương, các thành phố, thị xã thuộc tỉnh, các huyện, các xã đã tăng cường công tác QLNN về tôn giáo, tổ chức đăng ký hoạt động tôn giáo cho các tổ chức tôn giáo cơ sở, hướng dẫn các tổ chức tôn

giáo hoạt động tôn giáo theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo đã tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện đăng ký chương trình hoạt động hàng năm, thường xuyên gặp gỡ trao đổi với chính quyền địa phương để giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Quyết định số 29/2005/QĐ-UB ngày 23 tháng 02 năm 2005 về việc thành lập Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh Bình Dương như sau: thành lập Ban Tôn giáo - Dân tộc tỉnh Bình Dương trên cơ sở Ban Tôn giáo chính quyền và nhiệm vụ công tác dân tộc được chuyển giao từ Chi cục Di dân - Định canh định cư; Ban Tôn giáo - Dân tộc là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực công tác tôn giáo và công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Ban Tôn giáo tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND ngày 5/02/2010 về tăng cường thực hiện Chỉ thị 1040/CT/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thu tướng Chính phủ về nhà, đất liên quan đến tôn giáo trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 15/8/2011về việc Ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo trực thuộc Sở Nội vụ tỉnh Bình Dương.

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác tôn giáo trong thời gian tới, đội ngũ cán bộ QLNN về tôn giáo ở tỉnh Bình Dương đã tăng cường công tác đào tạo, rèn luyện theo Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) của Đảng, tạo sự đồng đều trong nhận thức và năng lực quản lý tôn giáo của cán bộ ngành, nhất là ở cấp cơ sở.

Căn cứ vào Quyết định số 23/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Ban Tôn giáo tỉnh, ngành đã xây dựng đề án quy hoạch cán bộ và hướng đào tạo đội ngũ cán bộ của Ban Tôn giáo giai đoạn

2012-2020. Đến nay, bộ máy của ban đã được kiện toàn và tiếp tục hoàn thiện bổ sung trong thời gian tới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác tôn giáo trong tình hình mới.

Nhìn chung, việc ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn liên quan đến QLNN về tôn giáo của tỉnh Bình Dương luôn được triển khai, thực hiện kịp thời theo sự chỉ đạo của Trung ương. Bên cạnh việc ban hành các văn bản theo quy định của Trung ương, UBND tỉnh Bình Dương còn ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn cũng như ban hành các chương trình, kế hoạch về công tác tôn giáo để tổ chức triển khai thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo kịp thời đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về tôn giáo. Điều này cho thấy, thời gian qua tỉnh Bình Dương đã ban hành văn bản chính sách pháp luật đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của cá nhân, tổ chức tôn giáo theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình tôn giáo ở địa phương, được Giáo hội các tôn giáo đồng tình, ủng hộ và hưởng ứng mạnh mẽ các hoạt động của chính quyền phát động.

2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo

Ban Tôn giáo tỉnh Bình Dương (sau đây gọi tắt là Ban) là tổ chức trực thuộc Sở Nội vụ, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp của Sở Nội vụ về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời chịu sự hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của Ban Tôn giáo Chính phủ trực thuộc Bộ Nội vụ.

Ban có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, có trụ sở, biên chế, kinh phí hoạt động do ngân sách nhà nước cấp theo quy định của pháp luật. Ban có chức năng giúp Giám đốc Sở Nội vụ tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về lĩnh vực tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Ban giúp Giám đốc Sở Nội vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:

Một là, xây dựng trình cấp có thẩm quyền các dự thảo văn bản quy

Hai là, xây dựng trình Giám đốc Sở Nội vụ ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tôn giáo.

Ba là, thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của

Nhà nước và chương trình, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm về lĩnh vực tôn giáo sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Bốn là, tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp

luật về tôn giáo đối với cán bộ, công chức, viên chức và tín đồ, chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo trong phạm vi quản lý của tỉnh.

Năm là, giải quyết theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền giải

quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành tham mưu cho Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực tôn giáo; là đầu mối liên hệ giữa chính quyền địa phương với các tổ chức tôn giáo.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan thẩm định các yêu cầu của các tổ chức và cá nhân tôn giáo trên các lĩnh vực như: tổ chức đại hội, hội nghị của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh, việc nhập tu, bổ nhiệm, phong chức, phong phẩm, thuyên chuyển các chức sắc, chức việc, nhà tu hành trên phạm vi tỉnh; xem xét việc đề nghị xây dựng, trùng tu các công trình thờ tự, tôn giáo của tổ chức tôn giáo theo qui định của pháp luật; thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động quốc tế của nhà tu hành, chức sắc, nhân sĩ tôn giáo theo qui định của pháp luật.

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể quần chúng có liên quan tuyên truyền và vận động quần chúng nhân dân, tín đồ, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành các tôn giáo chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo tại địa phương.

Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị nội dung các buổi làm việc, tiếp xúc các tổ chức tôn giáo nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh; xây dựng, bồi dưỡng, lựa chọn những cá nhân điển hình tiên tiến, có uy tín là chức sắc, tín đồ tôn giáo làm hạt nhân trong các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, giữ gìn trật tự xã hội, củng cố quốc phòng an ninh; tiếp đón, thăm hỏi các chức sắc, tín đồ tôn giáo.

Sáu là, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tổ

cáo về lĩnh vực tôn giáo theo quy định của pháp luật.

Bảy là, hực hiện đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác tôn giáo cho

công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Ban; phối hợp thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.

Tám là, thực hiện việc áp dụng chính sách đãi ngộ đối với những tổ

chức, cá nhân tôn giáo; Tham gia xây dựng và thực hiện chính sách đối với tổ chức tôn giáo và chức sắc, nhân sĩ tôn giáo theo phân cấp của cơ quan có thẩm quyền.

Chín là, thực hiện việc nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực tôn giáo,

tổng kết thực tiễn, cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng và thực tiễn các chủ trương chính sách đối với tôn giáo; tổ chức nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ, cung cấp số liệu vào công tác quản lý và chuyên môn, nghiệp vụ.

Mười là, tham gia quản lý các khu di tích, danh lam, thắng cảnh có liên

quan đến tôn giáo.

Mười một, hướng dẫn tổ chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn

giáo thuộc Phòng Nội vụ cấp huyện giải quyết những vấn đề cụ thể về tôn giáo theo quy định của pháp luật; hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ về công tác tôn giáo đối với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.

Mười hai, quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, tài chính, tài sản, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức thuộc Ban theo phân cấp của Giám đốc Sở Nội vụ và theo quy định của pháp luật.

Mười ba, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở Nội vụ hoặc cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 44 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)