Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôngiáo từ thực tiễn tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 58 - 67)

Ban Dân vận Tỉnh ủy, UBMTTQ tỉnh, Phòng Nội vụ thị xã Bến Cát, huyện Dầu Tiếng và Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh. thăm và làm việc tại Vương quốc Campuchia vào cuối tháng 6 năm 2018 đã trao đổi những nội dung có liên quan đến công tác QLNN về tôn giáo với tình đoàn kết và hữu nghị trong công tác đối ngoại, đặc biệt là đối ngoại tôn giáo.

Thực tiễn QLNN đối với hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo trên địa bàn tỉnh Bình Dương cho thấy: thể hiện thông qua QLNN đối với các hoạt động đối ngoại của các tôn giáo, giao lưu quốc tế, dự hội nghị, hội thảo, tham gia các Hội nghị quốc tế tôn giáo thế giới, khu vực, thông qua việc trao đổi đoàn, các chức sắc, tín đồ ra nước ngoài học tập,... và các đoàn, các tổ chức tôn giáo nước ngoài vào Việt Nam tham gia trong các hoạt động sinh hoạt tôn giáo; hoạt động từ thiện của các tổ chức tôn giáo trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội nhằm góp phần nâng cao hiệu quả QLNN đối với công việc QLNN đối với quan hệ quốc tế của các tổ chức tôn giáo trong bối cảnh hội nhập hiện nay.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễntỉnh Bình Dương tỉnh Bình Dương

2.3.1. Những kết quả đạt được

Trong thời gian từ năm 2010 đến nay, công tác QLNN về tôn giáo ở tỉnh Bình Dương đã đạt được những kết quả tích cực, có nhiều chuyển biến tích cực, tiếp tục gặt hái nhiều thành quả, tạo đà cho các tôn giáo phát triển hòa hợp, đoàn kết, ổn định trên tinh thần đưa tôn giáo vào đời sống để xây dựng cộng đồng xã hội ngày càng văn minh, hiện đại cụ thể như:

Thứ nhất, về công tác lãnh đạo, chỉ đạo: các cấp ủy Đảng, UBND các

pháp luật và công tác tôn giáo trong quản lý, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội ở địa phương. Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương đã ban hành nhiều chính sách mới về QLNN về tôn giáo thể hiện rõ sự quan tâm và tầm quan trọng của QLNN về tôn giáo. Việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tôn giáo đã trở thành mối quan tâm thường xuyên của hầu hết các cấp ủy Đảng, cơ quan nhà nước, đoàn thể. Hoạt động chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra công tác tôn giáo được chú trọng, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp giữa các ngành, các cấp triển khai các hoạt động tôn giáo rộng khắp trong phạm vi toàn tỉnh. Hệ thống các văn bản mang tính pháp lý liên quan đến công tác tôn giáo của Trung ương đã được cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và triển khai thực hiện có hiệu quả. Sự tiến bộ trong công tác QLNN về tôn giáo của tỉnh, thể hiện qua sự quan tâm, hướng dẫn tận tình, tạo nên mối liên hệ thân thiết và gần gũi giữa giáo hội và chính quyền, nhờ đó làm cho mọi thứ trở nên hoàn thiện và đầy đủ hơn, thể hiện “Mối liên hệ giữa giáo hội và chính quyền địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh là nhân tố của sự phát triển bền vững”.

Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Dương có thái độ ứng xử bình đẳng trước pháp luật đối với các tôn giáo, kể cả tôn giáo quốc tế (hầu hết các tôn giáo quốc tế đều có mặt trên địa bản tỉnh) và tôn giáo bản địa. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được công nhận được pháp luật bảo hộ. Ở tỉnh Bình Dương có 6 tôn giáo như đề cập ở trên. Tuy nhiên, mỗi tôn giáo có vai trò, đặc điểm riêng, nhưng không phải chỉ có tín đồ mà các tôn giáo cũng bình đẳng trước pháp luật. Nghĩa là chính quyền tỉnh không đề cao tôn giáo này, hạ thấp tôn giáo khác. Những nơi thờ tự của các tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Tài sản của các tổ chức tôn giáo như đất đai của các tổ chức tôn giáo và tài sản gắn liền với đất đai của các tổ chức này như chùa, nhà thờ, thánh đường, thánh

thất, đình, đền, miếu, phủ,... là những nơi thờ tự của tôn giáo được pháp luật bảo hộ và tôn trọng.

Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo thực hiện sinh hoạt lễ nghi của mình. Các tôn giáo sẽ tiếp tục phát triển, do xuất phát từ nhu cầu tâm linh tín ngưỡng của nhân dân (niềm tin tôn giáo, thực hành tôn giáo, cộng đồng tôn giáo), các giá trị văn hóa và nhân văn của các tôn giáo (nhiều cơ sở thờ tự là công trình văn hóa)… đòi hỏi sự quản lý đáp ứng yêu cầu hơn nữa của Nhà nước. Đảng và Nhà nước luôn tạo điều kiện cho các tôn giáo thực hiện sinh hoạt lễ nghi của mình, phát triển tín đồ, điều khiển công tác, sửa chữa xây dựng cơ sở thờ tự đúng theo quy định.

Năm 2018, công tác dân vận của hệ thống chính trị đã có những chuyển biến tích cực và đi vào chiều sâu. Cấp ủy Đảng và người đứng đầu các địa phương, đơn vị đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo tốt công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện những chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Thứ hai, việc điều hành, phối hợp trong công tác thực hiện chính sách

pháp luật về tôn giáo, có sự phân định rõ ràng về trách nhiệm của các sở, ngành, UBND các cấp, được triển khai rộng khắp, cùng với đó là cơ chế phối hợp thông qua hoạt động phổ biến, tuyên truyền chính sách pháp luật về tôn giáo như ở thành phố Thủ Dầu Một, thị xã Thuận An, thị xã Dĩ An, thị xã Bến Cát, thị xã Tân Uyên, huyện Bàu Bàng, huyện Bắc Tân Uyên, huyện Phú Giáo, huyện Dầu Tiếng.

Mặt trận Tổ quốc tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm trong việc tập hợp, vận động nhân dân, tăng cường các hoạt động phối hợp với chính quyền, các sở, ban, ngành, các tổ chức thành viên, cá nhân tiêu biểu, các chức sắc tôn giáo...; vận động các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương, các chương trình mục tiêu quốc gia của tỉnh mà

chủ yếu là chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững.

Đối với hoạt động của các tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng đã thể hiện rõ sự quan tâm sâu sắc, gắn bó mật thiết của Đảng và Nhà nước trong việc đồng hành cùng với sự phát triển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Giáo hội Phật giáo tỉnh Bình Dương luôn nỗ lực phát động, xây dựng khối đại đoàn kết trong cộng đồng Phật giáo, thực hành lối sống tốt đời đẹp đạo, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển ổn định của tỉnh trong bối cảnh và thời đại mới “Tôn giáo tỉnh nhà ổn định phát triển trong thời đại mới”.

Thứ ba, về xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch và tổ chức thực

hiện chính sách pháp luật về tôn giáo: các hoạt động tôn giáo tuân theo đúng quy định của pháp luật, đi vào nề nếp theo kế hoạch, chương trình cụ thể, được thực hiện thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm hơn trước. Nội dung, hình thức và phương pháp QLNN vể tôn giáo đều được lựa chọn phù hợp với từng đối tượng và phù hợp với nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội của địa phương. Nhiều nội dung pháp luật nói chung và pháp luật tôn giáo nói riêng đã đi vào cuộc sống, đến được với tất cả người dân.

Thứ tư, về nhân lực (cán bộ, công chức, viên chức) thực hiện công tác tôn giáo được xây dựng, củng cố kiện toàn, tập huấn bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nghiệp vụ kỹ năng tuyên truyền, phổ biến pháp luật một cách thường xuyên. Đội ngũ cán bộ, công chức dần nắm vững kiến thức pháp luật, cập nhật được các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động QLNN về tôn giáo, chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực vận dụng, thi hành pháp luật từng bước được nâng cao rõ rệt. Bên cạnh, cán bộ chuyên trách thực hiện công tác QLNN về tôn giáo, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật còn thu hút một lực lượng đông đảo tham gia vào công tác này (như: các chức sắc, chức việc, nhà tu

hành…). Cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo trên địa bàn, đặc biệt là ở các địa phương không ngừng nâng cao năng lực quản lý về tôn giáo.

Một trong những nhân tố tạo nên thành công trong công tác QLNN về tôn giáo ở Bình Dương chính là sự liên kết, gần gũi, gắn bó chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước với các tôn giáo, từ đó tạo sự đồng thuận của các tôn giáo trong việc thực hiện các mục tiêu quản lý và phát triển tôn giáo của địa phương, cơ quan QLNN về tôn giáo. Các cơ quan này đã tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật, tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh thăm hỏi, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo sinh hoạt theo truyền thống dân tộc và nghi thức tôn giáo như Đại hội Phật giáo, lễ Phục sinh, Giáng sinh, phong chức, bổ nhiệm, sửa chữa các cơ sở thờ tự, thuyên chuyển chức sắc các tôn giáo, lễ hội rằm tháng giêng, lễ Phật đản, An cư kiết hạ, lễ Vu lan… Trong năm, Ban Tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở phối hợp cùng với Trung tâm bồi dưỡng chính trị tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho hơn 121 chức sắc, chức việc; ban hành 87 văn bản và tham mưu 38 văn bản cho UBND tỉnh giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động tôn giáo trên địa bàn tỉnh [50].

Như vậy, qua hơn 25 năm thành lập và phát triển, công tác QLNN về tôn giáo của tỉnh đã thể hiện được vai trò quản lý của Nhà nước đối với các vấn đề của tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo ngày càng tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, hăng hái thi đua “sống tốt đời, đẹp đạo”, chung tay xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Để có những thành quả của ngày hôm nay, bên cạnh sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, chính quyền các cấp, còn nhờ đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo ngày càng được nâng cao về chất lượng. Ban Tôn giáo đã vận dụng các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo, thường xuyên gặp gỡ, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng

của chức sắc, chức việc các tôn giáo, từ đó tạo được sự đồng thuận trong đồng bào các tôn giáo với chính quyền.

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, công tác QLNN về tôn giáo tại tỉnh Bình Dương vẫn còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc như: hạn chế trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn, phối hợp tổ chức thực hiện các chương trình, đề án, kế hoạch về chính sách pháp luật về tôn giáo, cụ thể:

Thứ nhất, trong quá trình triển khai, tổ chức thực thi Luật Tín ngưỡng,

tôn giáo năm 2016 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018) và các văn bản hướng dẫn thi hành có nơi, có lúc cũng bị động, còn một số lúng túng trong việc đưa chính sách này vào trong cuộc sống. Thời gian qua công tác tuyên truyền, phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về tôn giáo đã triển khai sâu rộng trong hệ thống chính trị ở địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh, các chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo. Tuy nhiên, vẫn còn một số cấp ủy và chính quyền ở cơ sở xem nhẹ, chưa xem công tác này là nhiệm vụ lâu dài của cả hệ thống chính trị, còn nhận thức giản đơn về tính nhạy cảm, phức tạp, tế nhị về công tác tôn giáo và mối quan hệ giữa chính trị với tôn giáo; có nơi còn có tâm lý “e ngại”, “dị ứng” khi tiếp xúc với các chức sắc, chức việc, nhà tu hành của các tôn giáo; một số địa phương quản lý tốt công tác này, lại có nơi buông lỏng trong quản lý, thả nổi, làm phức tạp tình hình quản lý tại địa phương, đặc biệt là xử lý mối quan hệ giữa chính quyền và các giáo hội của các tổ chức tôn giáo. Chính vì thế, việc triển khai, đưa nội dung pháp luật và các văn bản hướng dẫn liên quan đến công tác tôn giáo vào thực tiễn cuộc sống ở chính quyền cơ sở còn một số hạn chế; hoạt động giải quyết các vụ việc nảy sinh có liên quan ở cơ sở có lúc chưa linh hoạt. Trong công tác vận động, giải thích và thuyết phục của cán bộ làm công tác tôn giáo đối với các cơ sở tôn giáo, cá nhân tôn giáo, cộng

đồng tôn giáo còn thiếu kỹ năng, làm cho các chức sắc, tín đồ bức xúc và các thế lực xấu lợi dụng kích động, gây chia rẽ khối đại đoàn kết trên địa bàn tỉnh.

Hai là, hạn chế về nguồn nhân lực và kinh phí: đội ngũ báo cáo viên,

tuyên truyền viên, cán bộ thực hiện công tác tôn giáo ở cơ sở hoạt động kiêm nhiệm còn nhiều, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ chưa đồng đều, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn. Nhiệm vụ xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo được xác định, có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy vậy, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo các cấp không ổn định, bố trí chưa đạt tiêu chuẩn, yêu cầu công tác, còn “tay ngang” trong hoạt động xây dựng và thực thi chính sách pháp luật về tôn giáo. Việc bố trí ngân sách, quản lý, sử dụng kinh phí để tổ chức các hoạt động tôn giáo còn lúng túng, khó khăn, chưa kịp thời. Cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật phục vụ cho công tác tôn giáo còn thiếu, nhất là ở cơ sở. Khả năng huy động các nguồn lực xã hội để phục vụ cho công tác tôn giáo, chế độ đãi ngộ cán bộ làm công tác tôn giáo chưa được quan tâm đúng mức, vấn đề hợp tác quốc tế về tôn giáo vẫn còn hạn chế.

Việc thực hiện các nội dung QLNN về tôn giáo cần phải được đồng bộ, chú trọng thực hiện các nội dung về chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện tôn giáo, đào tạo, bồi dưỡng người làm công tác tôn giáo trong khi các nội dung quan trọng khác như kiểm tra việc thực hiện công tác tôn giáo và nhất là vấn đề hợp tác quốc tế về tôn giáo, thậm chí là việc trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các địa phương với nhau, học tập kinh nghiệm hay ở nước ngoài cũng đều hạn chế.

Công tác QLNN về tôn giáo đòi hỏi phải cả một quá trình dài và phụ thuộc khá nhiều vào trình độ dân trí, ý thức chấp hành pháp luật của mỗi người. Các đối tượng tuyên truyền và nhân dân bước đầu nắm được nội dung những kiến thức pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng nhưng

chưa tạo được thói quen và ý thức chấp hành pháp luật. Một số cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, nhận thức pháp luật chưa đi đôi với hành động. Thực tế vi phạm pháp luật vẫn còn diễn ra hàng ngày, nhất là vi phạm pháp luật về giao thông, trật tự, an toàn xã hội, tình hình tội phạm và tôn giáo còn diễn biến phức tạp. Nhất là vẫn còn một số khiếu kiện, khiếu nại liên quan tới đất đai về tôn giáo, cơ sở thờ tự; những hoạt động vi phạm, lợi dụng tín ngưỡng để truyền bá mê tín dị đoan, kích động, cố tình vi phạm pháp luật.

Thứ hai, cơ chế phối kết hợp giữa các cơ quan liên quan trong các cấp chính quyền đối với việc triển khai thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo. Công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị ở địa phương trên địa bàn tỉnh. Công tác QLNN về tôn giáo không những được sự chỉ đạo thống nhất, chặt chẽ của Tỉnh ủy, chính quyền tỉnh Bình Dương mà còn có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Ban Tôn giáo tỉnh, địa phương, các ngành chức năng, cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo ở địa phương các cấp trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy công tác phối kết hợp trong công tác tôn giáo đôi khi vẫn chưa thống nhất, phối hợp chưa tốt, chưa đồng bộ, chưa được chú trọng, hiệu lực và hiệu quả chưa cao, thậm chí đùn đẩy trách nhiệm trong công tác QLNN về tôn giáo trên địa bàn. Ban Tôn giáo tỉnh là cơ quan tham mưu cho Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Ban Chỉ đạo của tỉnh về công tác tôn giáo, QLNN về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)