Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tôngiáoở tỉnh Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 73 - 98)

ở tỉnh Bình Dương

3.2.1. Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo

Thứ nhất, cần thực hiện nguyên tắc pháp lý và giải pháp hoàn thiện các

văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo. Vấn đề đổi mới và hoàn thiện pháp

luật về tôn giáo là yêu cầu khách quan đặt ra trong tình hình mới hiện nay, đặc biệt là kể từ khi Hiến pháp 2013 ra đời và ban hành Luật Tín ngưỡng, tông giáo năm 2016 với những điểm mới nổi bật, cần được thể chế hóa, hướng dẫn tổ chức thực hiện trong công tác QLNN về tôn giáo. Dĩ nhiên, tôn giáo là một lĩnh vực khó, phức tạp, nhạy cảm, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội; nội dung điều chỉnh của pháp luật về tôn giáo rất đa dạng, cũng như đứng trước sự vận động không ngừng của đời sống xã hội, lĩnh vực tôn giáo cũng vậy. Cho nên, là một bộ phận của pháp luật, pháp luật về tôn giáo cần có quá trình hoàn thiện dựa trên nguyên tắc sau đây:

Hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo phải trên cơ sở quán triệt và cụ thể hóa những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo. Đây là một nguyên tắc mang tính bắt buộc trong xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tôn giáo.

Thứ hai, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo phải gắn

liền với quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp luật về tôn

giáo là một bộ phận cấu thành hệ thống pháp luật Việt Nam. Do vậy, để đảm bảo sự đồng bộ, toàn diện và thống nhất của pháp luật, đòi hỏi việc tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo (lĩnh vực đặc thù, phức tạp, nhạy cảm) trong tổng thể lộ trình hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, phải có bước đi thích hợp của quá trình hoàn thiện pháp luật về tôn giáo, đáp ứng nguyện vọng chính đáng của nhân dân, nhu cầu tôn giáo; pháp luật về tôn giáo phải phù hợp với nội dung của hệ thống pháp luật, thống nhất hữu cơ giữa các bộ phận trong hệ thống pháp luật (các chế định pháp luật, ngành luật và quy phạm pháp luật) được thể chế trong pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hiện hành. Có như vậy, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo mới đáp ứng được yêu cầu của việc hoàn thiện.

Vấn đề hoàn thiện pháp luật về tôn giáo phải đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi mang tính nguyên tắc, đó là pháp luật về tôn giáo phải được xây dựng trên nền tảng Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, cũng như Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác tôn giáo. Pháp luật về tôn giáo phải là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến tôn giáo, đảm bảo quyền tự do tôn giáo, quyền tự do không tôn giáo của công dân, vừa là phương tiện đấu tranh với hoạt động lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, bài trừ mê tín, dị đoan, hủ tục, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc; pháp luật về tôn giáo phải diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật của Nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam về

tôn giáo trong việc xác định đúng đắn mối quan hệ giữa chính trị - tôn giáo, pháp luật - tôn giáo, hay giữa chúng với nhau, đặc biệt hơn là mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội, đề cao lợi ích của Tổ quốc, dân tộc; quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tôn giáo phải đảm bảo tính kế thừa lịch sử và tiếp thu có chọn lọc các hạt nhân hợp lý pháp luật về tôn giáo của quốc tế và pháp luật về tôn giáo của các nước có trình độ lập pháp phát triển, các nước có điều kiện, hoàn cảnh tương tự như Việt Nam, phù hợp với tình hình thực tế của Việt Nam. Do đó, việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo phải đảm bảo được yêu cầu nêu trên.

Thứ ba, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo phải trên cơ sở tổng kết thực tiễn về thực hiện Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về tôn giáo và yêu cầu của nhiệm vụ công tác quản lý nhà

nước về tôn giáo trong tình hình mới. Hoàn thiện pháp luật về tôn giáo phải

dựa trên kết quả nghiên cứu, tổng kết thực tiễn thực hiện Nghị quyết số 25- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác tôn giáo, Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và hiện nay là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (có hiệu lực năm 2018). Việc tổng kết thi hành Nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo cần tập trung vào những vấn đề chủ yếu như sau:

Cần làm rõ quan điểm chỉ đạo trong quá trình xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tôn giáo nhằm xác định vai trò, vị trí pháp luật của các tổ chức tôn giáo, hoạt động tôn giáo trong hệ thống pháp luật của Việt Nam và đánh giá tác động của chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo với đời sống kinh tế - xã hội, xác định hiệu quả của chúng đối với xã hội.

Cần phân tích, đánh giá việc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật hiện hành của Nhà nước ở cả hai phương diện thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của các cơ quan QLNN; thuận lợi, khó khăn của các tổ chức,

cá nhân tôn giáo trong quá trình thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo hiện nay.

Theo đó, cần phân tích làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước và các tổ chức giáo hội các tôn giáo trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của các cơ quan nhà nước nói chung và cơ quan hành chính nhà nước nói riêng, cũng như quá trình hoạt động tôn giáo của tổ chức, chức sắc, nhà tu hành của các tôn giáo.

Và cũng, cần tổng kết và đánh giá nhằm xác định rõ vai trò, vị trí, chức năng và nhiệm vụ của công tác QLNN về tôn giáo, cũng như QLNN về văn hóa - xã hội.

Thiết nghĩ, cần đánh giá và tổng kết trên cơ sở phân tích luật về tín ngưỡng, tôn giáo nhằm chỉ ra những thành công, bất cập, hạn chế của pháp luật cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật về nó, nhằm đưa ra những hướng hoàn thiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời, cần đánh giá, tổng kết việc thực hiện Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, hiện nay là Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và văn bản hướng dẫn thi hành về tín ngưỡng, tôn giáo, cũng như các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan về tôn giáo thuộc các ngành luật khác. Trên cơ sở đó, làm sáng tỏ mâu thuẫn, bất cập trong quy định của pháp luật để có biện pháp xử lý, khắc phục và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật nói chung và pháp luật về tôn giáo nói riêng, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong thời gian tới.

Ngoài ra, cần tổng kết việc thực hiện pháp luật về tôn giáo với quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử - cụ thể, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế, bối cảnh cuộc cánh mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là trong điều kiện tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Việc đánh giá tình hình thực hiện pháp luật về tôn giáo làm rõ những yếu tố tích

cực và hạn chế của các quy định của pháp luật về tôn giáo và tác động của hệ thống pháp luật hiện hành.

Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về tôn giáo là nhằm mục đích phục vụ cho công tác QLNN về tôn giáo trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội về tôn giáo, liên quan tới tôn giáo được tốt hơn, hiệu quả hơn, hiệu lực hơn, đồng bộ hơn với những mục tiêu và giải pháp, hình thức và phương pháp QLNN về tôn giáo phù hợp để tác động tới đối tượng quản lý về tôn giáo được tốt hơn nhằm đạt được mục tiêu theo mong muốn của nhà nước; đồng thời đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của QLNN về tôn giáo trong tình hình mới hiện nay. Chính vì vậy, việc hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật chỉ thành công khi nội dung của pháp luật về tôn giáo đáp ứng yêu cầu này, cũng như đáp ứng yêu cầu của việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác QLNN về tôn giáo.

3.2.2. Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo

Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng quy định của pháp luật và thực trạng thực hiện pháp luật, cũng như thực tiễn QLNN về tôn giao ở tỉnh Bình Dương, đánh giá ưu điểm và hạn chế, khó khăn của pháp luật và thực hiện pháp luật, tác giả đưa ra giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức, nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo như sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy QLNN về tôn

giáo. Đồng thời, tiếp tục củng cố, kiện toàn bộ máy tổ chức làm công tác tôn giáo, QLNN về tôn giáo đúng thẩm quyền theo nghĩa là cần xác định rõ thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phương thức tổ chức QLNN về tôn giáo ở các cấp, nhất là cấp tỉnh, đặc biệt là cấp huyện và cấp xã nơi trực tiếp quản lý cũng như chịu trách nhiệm khi có phát sinh vụ việc tôn giáo, cần phải được giải quyết nhanh chóng, kịp thời và đúng với quy định của pháp

luật về tín ngưỡng và tôn giáo nhằm nâng cao hiệu lực và hiệu quả của hoạt động QLNN về tôn giáo.

Thứ hai, cần nâng cao nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách

pháp luật của Nhà nước, cũng như nâng cao năng lực quản lý của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo. Đây là vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả công tác QLNN về tôn giáo và thực hiện pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Trải qua gần 30 năm, kể từ khi Đảng và Nhà nước ban hành các chủ trương, chính sách về công tác tôn giáo như Nghị quyết 24-NQ/TW ngày 16/10/1990, Thông báo 145-TB/TW ngày 15/6/1998, Chỉ thị 37-CT/TW ngày 02/7/1998 của Bộ Chính trị đến Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thông báo số 160-TB ngày 15/11/2004 của Ban Bí thư; từ Nghị định 69-HĐBT ngày 21/3/1991 của Hội đồng Bộ trưởng, Chỉ thị 379/CT-TTg ngày 23/7/1993 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 26/1999/NĐ-CP ngày 19/4/1999 của Chính phủ đến Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định 22/2005/NĐ-CP ngày 01/3/2005 của Chính phủ, Chỉ thị 01/2005/CT-TTg ngày 04/02/2005 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định 92/2012/NĐ-CP ngày 08/112012 của Chính phủ và cho đến hiện nay pháp luật hiện hành về tín ngưỡng, tôn giáo được quy định trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và các văn bản hướng dẫn mới thì các Cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức chủ chốt của cả bốn cấp, Trung ương, tỉnh, huyện, xã và tất cả nhân sự làm công tác tôn giáo của các cơ quan nhà nước trong cả hệ thống chính trị (cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể). Tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức ở một số Cấp ủy, chính quyền, đáng lưu ý là cấp cơ sở còn nhận thức còn giản đơn về tôn giáo, chưa sâu sắc, đầy đủ về quan điểm,

chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý. Điều này đã dẫn tới tình trạng bị động, lúng túng trong hoạt động QLNN về tôn giáo, làm suy giảm đáng kể hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý. Còn một số địa phương, có nơi, có lúc vẫn còn giữ quan điểm cũ, cứng nhắc, tả khuynh đối với tôn giáo, trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến tôn giáo và trong việc thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo. Song song, còn có vấn đề nổi cộm, hữu khuynh, buông lỏng công tác QLNN về tôn giáo, đã làm suy giảm nghiêm trọng hiệu lực và hiệu quả của QLNN về tôn giáo và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

Với thực trạng nêu trên, cho chúng ta thấy cần tiếp tục quán triệt nhằm chuyển biến, thay đổi nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo về chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của nhà nước về công tác tôn giáo. Chính điều này, sẽ làm cho tất cả nhân sự ở mọi vị trí công tác, nhất là cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo, tiến hành hoạt động QLNN về tôn giáo ở những vùng, địa phương khác nhau, đặc biệt là nơi có đông tín đồ sinh sống luôn luôn chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, cũng như nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò quan trọng của công tác QLNN về tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay. Do đó, công tác tổ chức cán bộ làm công tác tôn giáo nói chung và cán bộ, công chức, viên chức thực hiện QLNN về tôn giáo nói riêng phải được chú trọng, và có làm như vậy, các quan điểm nói trên được nhận thức đúng đắn, khoa học để giải quyết và tham mưu kịp thời cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các vấn đề tôn giáo đúng với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước và thực tiễn sinh động của tình hình hoạt động tôn giáo trên địa bàn. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo cần trách sự tùy tiện, quá ồ ạt, qua loa, chiếu lệ mà phải

cân nhắc kỹ lưỡng trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện, phân công phối hợp tổ chức thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo, xác định rõ đối tượng, phù hợp với từng đối tượng với những nội dung cụ thể và được thực hiện thường xuyên ở mỗi cấp ngành, mọi ngành, đặc biệt làm tốt khâu đánh giá quá trình thực hiện chính sách pháp luật về tôn giáo, xem đánh giá này không phải là khâu cuối cùng trong chu trình chính sách pháp luật về tôn giáo và tiếp tục mở đường cho tiến trình xây dựng và ban hành chính sách pháp luật mới đáp ứng yêu cầu của hoạt động quản lý.

Cần tăng cường công tác tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo, chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ, công chức, viên chức làm công tác tôn giáo theo vị trí việc làm phù hợp với chức danh chuyên môn nghề nghiệp, được đào tạo bài bản, bản lĩnh chính trị vững vàng, am hiểu pháp luật nói chung và pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. Do vậy, vấn đề cần thiết đặt ra cho công tác đào tạo nhân sự làm công tác tôn giáo phải đáp ứng yêu cầu hiện nay. Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác QLNN về tôn giáo có vai trò đặc biệt quan trọng, vì họ thay mặt UBND các cấp của chính quyền địa phương trực tiếp giải quyết những vấn đề liên quan đến tôn giáo, liên hệ với các chức sắc tôn giáo, chức việc, nhà tu hành theo thẩm quyền được giao đúng theo quy định của pháp luật.

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về tôn giáo

Hiện nay, chúng ta không có một văn bản hướng dẫn hay văn bản quy phạm pháp luật riêng về việc giải quyết các khiếu nại liên quan đến tôn giáo. Công tác giải quyết khiếu nại liên quan đến tôn giáo được dựa vào các văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại hiện hành, đặc biệt là dựa vào những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước về tôn giáo từ thực tiễn tỉnh bình dương (Trang 73 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)