Giải pháp từ phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ tại việt nam trong bối cảnh “nền kinh tế số” – thực trạng và một số giải pháp (Trang 93 - 103)

Ngoài các giải pháp đến từ nguồn nhân lực chất lượng thì các giải pháp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp thực phẩm hữu cơ cũng là điều cần thiết.

Đối với hạn chế đầu tiên là vấn đề nhận thức của người tiêu dùng về các sản phẩm hữu cơ, theo khảo sát về nhận thức người tiêu dùng về thực phẩm hữu cơ, mức độ người biết đến thực phẩm hữu cơ khá cao. Tuy nhiên, khi được hỏi hiểu biết nhất định về thực phẩm hữu cơ thì người tiêu dùng rất ít người biết chính xác khái niệm này và thường hiểu theo ý thực phẩm hữu cơ là thực phẩm sạch. Để khách hàng mua sản phẩm hữu cơ của doanh nghiệp mình thì việc truyền tải thực phẩm hữu cơ là việc quan trọng. Để giải quyết được vấn đề này thì chúng ta có những giải pháp như sau: Các doanh nghiệp có thể tổ chức các buổi tiếp cận khách hàng để giới thiệu sản phẩm hữu cơ của mình, các buổi giới thiệu sản phẩm là nơi khách hàng trải nghiệm sản phẩm của doanh nghiệp, dùng sản phẩm này hay không là do khách hàng quyết định nhưng sản phẩm có được bán hay không một phần do buổi giới thiệu sản phẩm thành công hay không, sản phẩm tốt hay không. Ngoài ra, các doanh nghiệp khởi nghiệp không có điều kiện tổ chức các buổi giới thiệu thì cần tham gia nhiều các hội chợ nông sản…do các Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố tổ chức, đây là nơi để các sản phẩm hữu cơ của doanh nghiệp thể hiện ưu điểm của mình về số lượng, chất lượng. Với nền kinh tế số phát triển như hiện nay, việc thay đổi nhận thức của người tiêu dùng dễ dàng hơn. Các doanh nghiệp sử dụng các trang thông tin để giới thiệu về sản phẩm của mình thay đổi nhận thức mua hàng, chọn sản phẩm hữu cơ của người tiêu dùng. Các ứng dụng, website, facebook, zalo…là nơi các doanh nghiệp tiếp cận dễ dàng đên khách hàng, doanh nghiệp có thể sáng tạo các hình thức tiếp cận như video quảng cáo.

Hạn chế thứ hai mà các doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ còn gặp phải là vấn đề áp dụng khoa học công nghệ vào đổi mới sáng tạo trong nông nghiệp hữu cơ. Trong nền kinh tế số, các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ về công nghệ, áp dụng thành tựu của khoa học vào sản xuất nên các doanh nghiệp khởi nghiệp thực phẩm hữu cơ cũng cần có những chính sách, phương án cụ thể để áp dụng kĩ thuật khoa

học tiến tiến vào sản xuất, quản lý sản phẩm hữu cơ. Để giải quyết được vấn đề này thì các startup cần trau dồi kiến thức về mô hình, phương pháp ứng dụng khoa học vào hoạt động sản xuất. Nguồn vốn đầu tư vào công nghệ hữu cơ sẽ giúp các doanh nghiệp tăng cơ hội về sản phẩm chất lượng, số lượng đáp ứng nhu cầu khách hàng cũng tăng, giảm áp lực về nhân lực.

Theo Bộ Công thương Việt Nam (2017), đối với hạn chế thứ ba về phân phối sản phẩm hữu cơ của các doanh nghiệp ra thị trường và đến tay người tiêu dùng thì sức mạnh công nghệ đã đóng vai trò quan trọng cho quá trình liên kết này. Khách hàng đang ngày càng trở thành trung tâm của nền kinh tế số, tất cả đều nhằm làm thế nào cải thiện cách thức phục vụ khách hàng, trong đó chú trọng vào trải nghiệm của khách hàng. Hơn nữa, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đều có thể được tăng cường với công nghệ số hoá để làm tăng giá trị của chúng. Nhờ vào sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra dựa trên phân tích và tổng hợp dữ liệu về nhu cầu người tiêu dùng đòi hỏi phải có sự đồng bộ liên kết và trao đổi dữ liệu. Một số phần mềm khác được doanh nghiệp sử dụng là phần mềm quan hệ khách hàng (32%), phần mềm quản lý hệ thống cung ứng (28%), phần mềm quản lý doanh nghiệp (17%). Do đó, cần tìm hiều tỉ mỉ, chi tiết và có những hiểu biết cần thiết về quy định, chính sách, tiêu chuẩn, luật về khởi nghiệp và lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần xây dựng mô hình siêu chợ tập trung trực tuyến (như Shopee, Lazada, Tiki…) để các doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực nông nghiệp gặp nhau và gặp bên mua sản phẩm để trao đổi hàng hoá, đấu giá hoặc đặt hàng và đây cũng là một cách để các doanh nghiệp có thể phổ biến sản phẩm của mình đến tay người tiêu dùng nhanh nhất. Kết nối giao thương với các chợ trực tuyến hiện có của thế giới để tăng cường giao dịch quốc tế cho các thị trường nước ngoài. Cùng với đó là tích hợp công nghệ vận chuyển, phân phối điểm đầu điểm cuối, giám sát theo thời gian thực để đảm bảo tiến độ vận chuyển của hàng hoá cũng như đảm bảo được thời gian giao hàng đến người tiêu dùng là ngắn nhất, thông báo tình trạng vận chuyển, tối ưu việc lưu kho, giảm thiểu chi phí cho các sản phẩm nông nghiệp nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nông nghiệp.

Vấn đề về truy xuất nguồn gốc sản phẩm dựa vào công nghệ block chain hay TraceVerified để đảm bảo tính minh bạch của sản phẩm, tạo thương hiệu cho các doanh nghiệp khởi nghiệp là điểm đặc biệt của các doanh nghiệp thực phẩm hữu cơ

vì vấn đề an toàn thực phẩm đang là vấn đề nóng cần được giải quyết triệt để. Các ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ không những tạo độ tin tưởng cho người tiêu dùng còn là nơi liên kết, kiểm tra của các cơ quan kiểm duyệt thực phẩm với doanh nghiệp sản xuất. Mỗi doanh nghiệp cần thiết phải áp dụng ứng dụng truy xuất nguồn gốc sản phẩm để có được niềm tin của khách hàng cũng như cách quản lý khoa học trong sản xuất.

Vấn đề cuối cùng cũng rất quan trong đối với các doanh nghiệp startup lĩnh vực hữu cơ đó là vấn đề tài chính. Doanh nghiệp khởi nghiệp phải có kế hoạch và định hướng để tiếp cận các nhà đầu tư, nguồn vốn, nguồn vay và hỗ trợ từ cả Chính phủ, các cơ quan, doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đây là việc quan trọng để doanh nghiệp duy trì sự ổn định và phát triển sản phẩm nên các startup cần thiết lập các kế hoạch về nguồn vốn một cách rõ ràng để tránh việc có tiềm năng phát triển nhưng không đủ vốn duy trì hoạt động. Doanh nghiệp cần tìm hiểu về cấc khoản vay ưu đãi, xây dựng các quỹ đầu tư cho dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp của các nhà đầu tư lớn để có các hoạt động xúc tiến, tăng cơ hội nhận được nguồn đầu tư này.

Việc đầu tư, kêu gọi đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật cho Hệ sinh thái khởi nghiệp nông nghiệp, nơi cung cấp không gian làm việc, sáng tạo ý tưởng, kết nối mạng lưới cộng đồng khởi nghiệp, đồng thời là mô hình hoạt động, đào tạo, tập huấn, sàn giao dịch ý tưởng cho cộng đồng khởi nghiệp nông nghiệp là cơ hội tốt của các doanh nghiệp khởi nghiệp. Các startup luôn phải kêu gọi sự đầu tư của các nhà tài trợ lớn để mở rộng thị trường như kêu gọi vốn đầu tư của chuỗi cửa hàng Organica – vốn đầu tư từ tổ chức nước ngoài.

Để trở thành một nhà khởi nghiệp hữu cơ chân chính không chỉ có các biện pháp hữu hiệu để tăng lợi nhuận mà còn có các giải phát làm tăng trưởng, mở rộng hệ sinh thái khởi nghiệp, tạo ra sản phẩm an toàn vì khách hàng và vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, của đất nước.

Chương cuối của bài luận văn cho người đọc thấy được những giải pháp và định hướng cho các công ty startup thực phẩm hữu cơ dựa vào những thành tựu và thách thức đã nói ở chương 2. Bên cạnh đó là bài học từ các quốc gia khởi nghiệp nhằm giúp cho các startup lĩnh vực này có thể tham khảo và học hỏi.

KẾT LUẬN

Hiện nay, trước tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm đảm bảo sức khỏe cho con người vẫn đang là một vấn đề nhức nhối trên thị trường Việt; trước tiềm năng của một thế hệ doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam ngày càng trẻ trung, sôi nổi và quyết tâm thay đổi để thích nghi, tận dụng tối đa bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng cũng như thành tựu của nền kinh tế số hóa công nghệ cao, các doanh nghiệp startup thực phẩm hữu cơ đã có đóng góp rất lớn vào việc cung cấp những mặt hàng nông phẩm tươi sạch, rõ nguồn gốc, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng mới cho người dân Việt nói riêng và xuất khẩu ra thế giới nói chung.

Theo Q&Me – dịch vụ nghiên cứu thị trường trực tuyến 2017, mặc dù theo báo cáo về tình hình tiêu dùng sản phẩm hữu cơ tại Việt Nam vào năm 2018 được thực hiện bởi tổ chức nghiên cứu bằng công nghệ Q&Me, có 80% số người được hỏi (442 người), tập trung ở những người có thu nhập trên 20 triệu VND/tháng, độ tuổi từ 31 – 39 tuổi, biết đến thực phẩm hữu cơ nhưng họ cũng chưa chắc đã là những người sử dụng thường xuyên hay sẵn sàng gắn bó với dòng sản phẩm này. Do đó, các startup tại Việt Nam sẽ không chỉ có cơ hội khi sự xuất hiện của thực phẩm bẩn, không an toàn, kém chất lượng trong một vài năm gần đây tại Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ thực phẩm sạch ngày càng cao, từ đó sản xuất sản phẩm đạt tiêu chuẩn sạch an toàn và thực phẩm hữu cơ trở thành xu hướng tất yếu phát triển của ngành nông nghiệp mà còn phải đối mặt với rất nhiểu thách thức về nguồn vốn, đối thủ cạnh tranh, tìm kiếm nhà đầu tư, nhà phân phối, tiếp thu kỹ thuật công nghệ hiện đại vào canh tác cùng với đòi hỏi về chiến lược, cách thức để thu hút người tiêu dùng, tạo điều kiện để họ có thể tiếp cận các nông trại, mua sản phẩm, giao nhận hàng tiện lợi, thanh toán bằng công nghệ để bù đắp cho giá thành cao, hiểu biết đầy đủ về thực phẩm hữu cơ còn hạn chế.

Cho đến nay, sự hoạt động của các startup hữu cơ tại Việt Nam đã được cả Chính phủ, Bộ, Ban ngành và các cơ quan, tổ chức liên quan bước đầu tạo điều kiện hình thành và phát triển thông qua những hội nghị chuyên đề, kết luận, luật và nghị định nhằm nâng cao nhận thức về khởi nghiệp và nông nghiệp hữu cơ; khuyến

khích ứng dụng và học hỏi các công nghệ vào cả canh tác và kinh doanh; cụ thể hóa các tiêu chuẩn, nguyên tắc kiểm định cho sản phẩm hữu cơ; tăng khả năng tương tác, tiếp cận giữa startup – người tiêu dùng, startup – nhà đầu tư. Các startup trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ không chỉ là các du học sinh, những người được đào tạo chuyên môn mà còn là chính những người nông dân, những thanh niên hay bà nội trợ đam mê dòng sản phẩm sạch phục vụ cho bản thân, gia đình và xã hội… nhưng các nhà khởi nghiệp để duy trì doanh nghiệp qua thời kỳ đầu khó khắn thì cần phải tích cực trau dồi về kiến thức, quy trình, chính sách cũng như sự phát triển như vũ bão của thương mại điện tử. Đồng thời, vì đây là một lĩnh vực kinh doanh khá nhạy cảm, không như các startup về công nghệ không bị ảnh hưởng bởi tự nhiên hay tác động trực tiếp đến sức khỏe con người; bên cạnh đó, nền kinh tế số lại luôn vận hành, hiện đại hóa trong khi các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn chưa bắt nhịp được với thế giới nên đòi hỏi sự thống nhất trong việc ra và thực hiện nghiêm túc các chính sách từ cấp chính phủ xuống các cấp trung gian và những giải pháp từ chính bản thân doanh nghiệp, các nhà khởi nghiệp; sự hỏi hỏi kinh nghiệm, bài học khởi nghiệp hay làm nông nghiệp từ những quốc gia có sự tương đồng với Việt Nam.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A - TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Nguyễn Văn Bộ, Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và những vấn đề cần quan tâm, Kỷ yếu Diễn đàn quốc gia phát triển nông nghiệp hữu cơ lần thứ nhất, 2017.

2. Đinh Việt Hòa, Tinh thần Khởi nghiệp kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, 2014.

3. Trần Văn Trang – Phòng Thương mại và Công nghệ Việt Nam (VCCI), Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh, 2017.

4. VCCI, Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2016, Nhà xuất bản Thông tin và truyền thông, Hà Nội, 2017.

5. Lê Văn Vỵ, Khởi nghiệp từ giọt nước, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội, 2019.

B - TÀI LIỆU THAM KHẢO MẠNG

1. Xuân Anh – Theo Thông tấn xã Việt Nam, Quỹ đầu tư của Mỹ rót vốn vào Công ty Thực phẩm hữu cơ Việt Nam, tại địa chỉ https://baotintuc.vn/kinh- te/quy-dau-tu-cua-my-rot-von-vao-cong-ty-thuc-pham-huu-co-viet-nam-

20190109144401020.htm, truy cập ngày 10/4/2019.

2. Xuân Anh/TTXVN, Nông nghiệp hữu cơ: Cần giải quyết bài toán thương hiệu và phân phối, tại địa chỉhttps://bnews.vn/nong-nghiep-huu-co-can-giai-quyet- bai-toan-thuong-hieu-va-phan-phoi/93905.html, truy cập ngày 14/4/2019. 3. Báo Cần Thơ,Nông nghiệp hữu cơ – Cửa thoát hiểm cho nông sản,tại địa chỉ

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nong-nghiep-huu-co-cua-thoat- hiem-cho-nong-san-

137243.html?fbclid=IwAR1MrbKsby7BHiybGZuA_cpZMdh_z8ix37DSbGbs MsFzVlEEYIQ8s-Kd5_U, truy cập ngày 14/4/2019.

4. Báo Kinh tế và Tiêu dùng, Sản phẩm hữu cơ, phân khúc tiềm năng cho xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU, tại địa chỉ https://vietnambiz.vn/san-pham-

huu-co-phan-khuc-tiem-nang-cho-xuat-khau-nong-san-viet-nam-sang-eu- 73376.htm, truy cập ngày 14/4/2019.

5. BioSat – Công ty tư vấn công nghệ sinh học nông nghiệp bền vững, tại địa chỉ http://www.biosat.com.vn/tin-tuc-su-kien/tin-tuc-su-kien-tin-tuc-su-kien/tieu- chuan-nong-nghiep-huu-co-cua-ifoam/, truy cập ngày 05/4/2019.

6. Nguyễn Văn Bộ,Sản xuất nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và những vấn đề cần quan tâm, tại địa chỉ

https://khoahocvacongnghevietnam.com.vn/khcn-trung-uong/16358-san-xuat- nong-nghiep-huu-co-o-viet-nam-co-hoi-thach-thuc-va-nhung-van-de-can- quan-tam.html, truy cập ngày 12/4/2019.

7. Bộ Công thương Việt Nam, tại địa chỉ

http://www.moit.gov.vn/CmsViewEcoITportlet/html/print_cms.jsp?articleId= 8108, truy cập ngày 19/4/2019.

8. Cộng đồng Organic Việt Nam, Chứng nhận hữu cơ USDA, tại địa chỉ https://congdongorganic.com/chung-nhan-huu-co-usda-la-gi/, truy cập ngày 02/4/2019.

9. Kỳ Duyên – Theo Báo Vnexpress, Việt Nam thuộc nhóm Quốc gia đột phá về kinh tế số, tại địa chỉ https://vnexpress.net/kinh-doanh/viet-nam-thuoc-nhom- quoc-gia-dot-pha-ve-kinh-te-so-3307510.html, truy cập ngày 08/4/2019.

10. Thu Hà – Theo Báo điện tử Chính phủ, Bảy công nghệ đang thay đổi nền sản xuất thế giới, tại địa chỉ http://baochinhphu.vn/Dien-dan-Kinh-te-The-gioi- WEFASEAN-2018/7-cong-nghe-dang-thay-doi-nen-san-xuat-the-

gioi/346054.vgp, truy cập ngày 08/4/2019.

11. NguyễnThị Thu Hà – Đại học Kinh tế Quốc dân, theo Tạp chí Tài chính, Bàn về hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam, tại địa chỉ http://tapchitaichinh.vn/tai- chinh-kinh-doanh/ban-ve-hoat-dong-khoi-nghiep-o-viet-nam-142026.html, truy cập ngày 14/4/2019.

12. Lệ Hằng/VOV – TP HCM, Kết nối cung cầu – kênh phân phối thực phẩm an toàn, tại địa chỉ https://vov.vn/kinh-te/ket-noi-cung-cau-kenh-phan-phoi-thuc- pham-an-toan-462372.vov, truy cập ngày 14/4/2019.

13. Ngọc Hùng – Theo báo Saigontimes, Việt Nam có 50 công ty được chứng nhận hữu cơ, tại địa chỉ https://www.thesaigontimes.vn/157210/Viet-Nam-co- 50-cong-ty-duoc-chung-nhan-huu-co.html, truy cập ngày 05/4/2019.

14. Uyên Hương/TTXVN,Rau quả hữu cơ chiếm lợi thế khi xuất khẩu vào Eu, tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động của các startup thực phẩm hữu cơ tại việt nam trong bối cảnh “nền kinh tế số” – thực trạng và một số giải pháp (Trang 93 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)