Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH CÔNG TY mẹ CÔNG TY CON tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN THUỐC lá THĂNG LONG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 76)

2.3.1. Những kết quả đã đạt đƣợc

2.3.1.1. Về hệ thống quản trị

Sau khi tiếp nhận 03 cơng ty con đến tháng 5/2016, Phịng Pháp chế cơng ty chính thức đi vào hoạt động. Phòng Pháp chế đã phối hợp cùng với các Phòng/Ban/Đơn vị khẩn trương ban hành một số quy chế, quy định nội bộ như:

- Quy chế dân chủ ban hành ngày 15/06/2016

- Quy chế quản lý về công tác cán bộ ban hành ngày 01/10/2016

- Quy chế hoạt động của Hội đồng thành viên ban hành ngày 01/10/2016 - Quy chế công bố thông tin ban hành ngày 08/10/2016

- Nội quy lao động ban hành ngày 08/06/2016

Những quy chế, quy trình, quy định nội bộ sau khi ban hành đã được áp dụng tạo hành lang pháp lý thống nhất cho việc áp dụng trong Công ty.

2.3.1.2. Về công tác sản xuất kinh doanh

Bên cạnh những khó khăn, cơng tác sản xuất kinh doanh của nhóm cơng ty cũng có một số điều kiện thuận lợi:

Nhóm cơng ty đã phát huy được sức mạnh tổng hợp, triệt tiêu cạnh tranh nội bộ, uy tín thương hiệu của các đơn vị thành viên trong tồn nhómđược nâng cao và kết quả được phản ánh qua các chỉ tiêu vềsản xuất kinh doanh chung của nhóm;

Các cơng ty thành viên thực hiện định hướng hướng cạnh tranh ra bên ngoài được áp dụng trong triển khai phát triển sản phẩm mới, thị trường mới nhằm đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thị trường. Công ty mẹ thực hiện hỗ trợ các công ty con trong công tác cải tiến chất lượng sản phẩm cũ và phát triển sản phẩm mới. Bước đầu các đơn vị trong Nhóm đã có một số tín hiệu và thành cơng ban đầu.

Việc kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mơ được Chính phủ thực hiện đồng bộ, hiệu quả, đồng thời có phương hướng cải thiện mơi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đã tiếp tục tháo gỡ những khó khăn trong sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nhóm cơng ty cũng luôn nhận được sự quan tâm,giúp đỡ của các Bộ ban ngành, sự quan tâm chỉ đạo toàn diện và hết sức hiệu quả của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam. Tinh thần đoàn kết, phối hợp giữa các đơn vị thành viên trong Tổng cơng ty nói chung và nhóm cơng ty nói riêng ngày càng được củng cố và phát triển theo đúng định hướng. Đặc biệt, sự ra đời của hệ thống phân phối chung Vinataba giúp giảm cạnh tranh nội bộ, các đơn vị có mơi trường kinh doanh ổn định hơn.

Cơng ty thuốc lá Thăng Long sau khi tiếp nhận các Công ty thuốc lá Thanh Hóa, Bắc Sơn, Đà Nẵng đã trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh thuốc lá điếu. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm cơng ty phát huy sức mạnh tổng hợp, mở rộng thị phần, nâng cao uy tín thương hiệu, tập trung vốn và các nguồn lực khác nâng cao năng lực cạnh tranh cho tồn Nhóm Cơng ty.

Chính sự đồn kết đồng lịng, nhận thức trong cán bộ công nhân viên tiếp tục được nâng lên trong việc xây dựng tác phong công nghiệp, áp dụng công tác quản trị tiên tiến, hiện đại đã giúp nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, chất lượng cơng việc ở mọi vị trí cơng tác. Chất lượng đội ngũ nhân viên thị trường dần được nâng cao và đi vào hoạt động có hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc tổ chức thành

công Lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Công ty thuốc lá Thăng Long cũng góp phần nâng cao thêm thương hiệu, uy tín các sản phẩm của nhóm cơng ty.

Được sự quan tâm, chỉ đạo tồn diện của Tổng cơng ty và sự đồn kết, phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị, Nhóm Cơng ty đã nỗ lực khắc phục những khó khăn và phát huy tối đa những thuận lợi để hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2016.

2.3.1.3 Về công tác thị trường

Năm 2016, thị trường nội địa công ty vẫn giữ tốc độ tiêu thụ ổn định và đặc biệt tăng trưởng ở các sản phẩm truyền thống: Thăng Long bao cứng, Thăng Long bao mềm. Có được kết quả trên là nhờ vào sự chủ động của công ty trong việc chuyển đổi cơ cấu sản phẩm và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2015 trên cơ sở giám sát thực hiện tốt quy trình cơng nghệ, từ đó kịp thời đề ra các biện pháp khắc phục, phòng ngừa, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm nội địa chuyển đổi cơ cấu có giá trị cao như Hồng Hà Compact, Blue Seal Slim, Phù Đổng bao cứng, ... đã có sức tiêu thụ khá, mang lại hiệu quả kinh tế.

Trong khi đó, thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và tăng sản lượng tiêu thụ. Các sản phẩm xuất khẩu có sản lượng tiêu thụ cao phải kể đến như Gold Seal Red, D&J, Tex FF, Tex Light, Tex Menthol, Oris Slim đã trực tiếp góp phần giúp cơng ty hồn thành chỉ tiêu xuất khẩu, tăng 30% so với năm 2015.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Các hạn chế i) Về hệ thống quản trị

Trong quá trình hoạt động, việc xây dựng, triển khai thực hiện và áp dụng các quy chế, quy định còn một số hạn chế. Nhiều quy chế, quy định đã xây dựng từ lâu đến nay khơng cịn phù hợp với mơ hình cơng ty mới, cần phải tiến hành sửa đổi: Quy chế chi tiêu nội bộ ban hành năm 2003, Thỏa ước lao động tập thể sửa đổi lần cuối năm 2005. Bên cạnh đó, tiến độ ban hành các quy chế, quy định mới còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu của Công ty: Quy chế tài chính, quy chế quản lý nợ,...

ii) Về công tác sản xuất

Mơ hình quản lý theo nhóm cơng ty cịn mới đối với các đơn vị, nên triển khai và phối hợp cịn gặp nhiều khó khăn. Các hệ thống văn bản quản lý trong nhóm cịn chưa được xây dựng đầy đủ; trình độ quản lý giữa các đơn vị trong nhóm vẫn cịn hạn chế; chưa tận dụng được lợi thế nhóm cơng ty trong việc triển khai mua nguyên vật liệu với lô lớn. Các công ty con trong nhóm cơng ty hiện cịn q phụ thuộc vào sản phẩm của Tổng công ty dẫn đến sức cạnh tranh của các sản phẩm nội tiêu chưa cao (trừ cơng ty mẹ);

Nhóm cơng ty cần tiếp tục ban hành và hoàn thiện hệ thống các quy chế, quy định phù hợp với mơ hình quản lý hiện tại. Đồng thời, rà soát, thống nhất các tiêu chuẩn chung cho nguyên vật liệu được sử dụng trong nhóm cơng ty; điều chỉnh định mức kinh tế kỹ thuật áp dụng cho nhóm cơng ty. Đối với cơng tác nâng cao hình ảnh thương hiệu, phát triển bền vững thị trường tiêu thụ, cần phải có những định hướng cụ thể như:

+ Duy trì và từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm thông qua việc đảm bảo các tiểu chuẩn chất lượng tại từng công đoạn sản xuất và quá trình phân phối.

+ Thực hiện đầu tư hợp lý, đồng bộ cho việc phát triển nhóm sản phẩm mang thương hiệu Thăng Long;

Bên cạnh đó, cơng ty mẹ tiếp tục hỗ trợ các công ty con không chỉ trong công tác khoa học kỹ thuật mà còn nâng cao công tác đào tạo nguồn nhân lực cho các đơn vị trong nhóm cơng ty nhằm đáp ứng kịp thời cơng tác tái cơ cấu và cổ phần hóa. Các công ty con tiếp tục gia công sản phẩm của công ty mẹ theo kế hoạch được phân công.

iii) Về hoạt động kinh doanh

Nhìn chung năm 2016, tình hình kinh tế xã hội cịn gặp nhiều khó khăn, năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế cịn thấp, tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng ngày càng tinh vi gây trở ngại cho công tác sản xuất kinh doanh của nhóm cơng ty. Trong năm 2016, nhóm cơng ty đã chủ động điều chỉnh tăng giá bán một số sản phẩm thuốc lá

điếu do tác động của việc tăng thuế, tuy nhiên việc tăng giá bán cũng ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng. Đồng thời gián tiếp kích thích người tiêu dùng chuyển sang sử dụng thuốc lá nhập lậu.

a) Khó khăn đối với Cơng ty thuốc lá Thăng Long:

Chủ trương cấm các phương tiện vận tải ra – vào đường Nguyễn Trãi nhằm giảm nguy cơ ùn tắc giao thông nội đô đã gây khó khăn cho Cơng ty trong cơng tác cung ứng vật tư, nguyên phụ liệu của các nhà cung cấp và vận chuyển sản phẩm tới các nhà phân phối.

Kế hoạch giải phóng mặt bằng và bàn giao giai đoạn I cho đối tác tại khu đất số 235 Nguyễn Trãi được thực hiện một phần trong năm 2016. Nhà xưởng, khu làm việc gián tiếp được tái bố trí và bị thu hẹp ảnh hưởng đến việc bố trí sản xuất. Một số kho bãi tạm thời phải di dời ra khỏi khu đất hiện tại đến các địa điểm rời rạc, làm tăng chi phí vận chuyển, đi lại giữa các kho.

Một số hạng mục đầu tư đưa vào khai thác phải thực hiện khấu hao, đồng thời việc đẩy mạnh công tác đầu tư, di dời, đổi mới thiết bị làm phát sinh thêm chi phí lãi vay ngân hàng gâyảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

b) Khó khăn với Cơng ty thuốc lá Thanh Hóa

Cùng chung vấn đề với công ty mẹ, thị trường tiêu thụ nội địa gặp nhiều khó khăn trong khi năng lực cạnh tranh về giá bán, mẫu mã còn hạn chế, việc xử lý hàng tồn kho chậm làm giảm giá bán một số sản phẩm của công ty. Sản lượng xuất khẩu thuốc JTI không đạt kế hoạch, kế hoạch sản xuất cũng như vật tư thay đổi nhiều, làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

c) Khó khăn với Cơng ty thuốc lá Bắc Sơn

Một số thị trường tiêu thụ nội địa bị thu hẹp do có sự cạnh tranh từ các sản phẩm khác, lợi nhuận từ sản phẩm của công ty mang lại thấp và chưa thu hút được khách hàng. Hoạt động xuất khẩu cũng bị giới hạn do sản lượng thuốc lá xuất khẩu còn thấp, sản phẩm và thị trường xuất khẩu chưa đa dạng.

d) Khó khăn với Cơng ty thuốc lá Đà Nẵng: Hồn tồn chưa có sản phẩm xuất khẩu, trong khi sản phẩm nội tiêu có thị phần rất nhỏ, do vậy kết quả sản xuất kinh doanh chưa thực sự khởi sắc.

iv) Về công tác xuất khẩu

Việc mở rộng phạm vi khách hàng gặp một số khó khăn. Các khách hàng trong lĩnh vực tiêu thụ thuốc lá mang tính chất đặc thù, thường đã có nguồn sản xuất ổn định, khó để cơng ty dành được thị phần. Các khách hàng mới đa phần nhỏ lẻ, lượng đặt hàng chưa nhiều, tốn nhiều thời gian và công sức trong công tác phối chế, thiết kế sản phẩm mới. Thêm vào đó, sản phẩm của cơng ty đang ở phân khúc trung bình, với những khách hàng yêu cầu sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, khả năng thu mua nguyên liệu đầu vào và năng lực thiết bị sản xuất của công ty hạn chế chưa đáp ứng được.

Việc tăng sản lượng xuất khẩu dù đã thực hiện khá tốt những năm vừa qua, nhưng thực tế vẫn chưa tạo được đột biến rõ rệt, hợp đồng gia công với đối tác Trung Quốc kết thúc từ giữa năm 2016. Kim ngạch xuất khẩu trong tổng doanh thu chưa cao. Việc quản lý tài chính hàng xuất khẩu vẫn cịn chưa chặt chẽ do đối tác lớn nhất của Công ty là Oriental General Trading vẫn thực hiện phương thức thanh toán trả chậm, mang lại rủi ro cao trong công tác quản lý nợ phải thu.

Bên cạnh đó, việc quản lý theo chiều dọc với công ty con trong công tác xuất nhập khẩu cũng là một trong những khó khăn của cơng ty mẹ. Trong quy chế hoạt động của các công ty con đã quy định rõ về trách nhiệm của các công ty con trong công tác báo cáo về kế hoạch sản xuất, công tác phát triển thị trường, phát triển sản phẩm mới, công tác quản lý thương hiệu... Tuy nhiên, do mơ hình cơng ty mẹ - công ty con mới đi vào hoạt động, nhiều cơng việc cịn mới nên việc kiểm tra, kiểm sốt về tình hình xuất nhập khẩu cịn gặp nhiều khó khăn

v) Về lao động – tiền lương

Công tác lao động – tiền lương về cơ bản khơng gặp nhiều khó khăn do được sự chỉ đạo thống nhất từ Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam trong tồn nhóm cơng ty mẹ - công ty con, kế thừa các biểu mẫu báo cáo từ Tổng công ty Thuốc lá Việt

Nam.Và hơn hết là tinh thần đoàn kết, tương trợ, cùng tháo gỡ khó khăn trong Nhóm Cơng ty mẹ - Cơng ty con.

Chỉ duy nhất Công ty Thuốc lá Đà Nẵng do lần đầu thực hiện các báo cáo (trước đây không thuộc phạm vi đối tượng áp dụng các quy định tại Nghị định 51, 52, Thông tư 26, 27) nên cần thời gian để tiếp cận, tổng hợp số liệu các năm trước.

2.3.2.2. Các nguyên nhân

i) Nguyên nhân khách quan

Theo thống kê của Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, chỉ riêng năm 2015, số lượng thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam khoảng hơn 1 tỷ bao, chiếm 25% thị phần nội địa. Thuốc lá lậu xuất hiện tràn lan ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước và ngày càng gia tăng về số lượng cũng như chủng loại: trước đây chủ yếu là Jet và Hero, gần đây đã xuất hiện thêm League, Luxury, Cambo, Ram, Rainson,... có giá thành rẻ và kém chất lượng. Bên cạnh đó, do trốn các loại thuế: tiêu thụ đặc biệt 65%, VAT 10%, thuế nhập khẩu 135% nên giá thành thuốc lá nhập lậu rẻ hơn thuốc lá trong nước; đặc biệt thuốc lá nhập lậu không in cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh, khơng bị kiểm soát về hàm lượng tar, nicotine đã gây ra nhận thức sai lầm của khơng ít người tiêu dùng về tác hại của thuốc lá lậu, gây nguy hại đến sức khỏe cộng đồng.

Trong khi tình trạng thuốc lá lậu đang trở thành vấn nạn chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu thì các chính sách pháp lý đối với thuốc lá hợp pháp trong nước đang ngày càng thắt chặt khiến ngành thuốc lá hợp pháp không thể cạnh tranh nổi với thuốc lá lậu. Về tác động của chính sách Nhà nước, Chính phủ đã điều chỉnh tăng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt sản phẩm thuốc lá lên mức 70% từ ngày 01/01/2016 theo quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt năm 2014. Phí đóng góp cho Quỹ phịng, chống tác hại của thuốc lá tăng lên 1,5% từ ngày 01/05/2016 tính trên giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của bao thuốc, làm giảm lợi nhuận của nhóm cơng ty, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của nhóm cơng ty nói chung và các cơng ty thành viên nói riêng.

Bên cạnh đó, Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2016 đã thay đổi quy định về tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, qua đó, làm tăng chi phí và ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận của công ty.

Năng lực sản xuất của các đơn vị trong nhóm cơng ty chưa đồng bộ để có thể tối ưu hóa việc khai thác và tận dụng năng lực sản xuất của cả nhóm cơng ty. Tại các cơng ty con, dây chuyền sản xuất cũ, ít được trung tu, bảo dưỡng, cơng tác dự trù vật tư, phụ tùng cơ khí và chất lượng bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ chưa tốt làm tăng tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí và hiệu quả sản xuất kinh doanh .

Chính sách, pháp luật của nhà nước thay đổi thường xuyên dẫn tới chưa kịp thời trong việc điều chỉnh các quy định nội bộ cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến công tác pháp chế.

ii) Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế về hệ thống quy chế, quy định chủ yếu là do sự thay đổi mơ hình sang tổ hợp công ty mẹ - công ty con nên rất nhiều quy chế,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) mô HÌNH CÔNG TY mẹ CÔNG TY CON tại CÔNG TY TNHH một THÀNH VIÊN THUỐC lá THĂNG LONG THỰC TRẠNG và GIẢI PHÁP (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)