TÁCH PHÂN ĐOẠN VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC PHÂN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách và phân tích đặc điểm cấu trúc của glycosaminoglycan từ hải sâm holothuria atra (Trang 54)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2. TÁCH PHÂN ĐOẠN VÀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÁC PHÂN

ĐOẠN CỦA GLYCOSAMINOGLYCAN

3.2.1. Tách phân đoạn glycosaminoglycan từ hải sâm Holothuria atra

Các nghiên cứu về glycosaminoglycan hải sâm đã công bố trước đây đều cho thấy mỗi loài hải sâm thường chứa nhiều phân đoạn glycosaminoglycan có cấu trúc khác nhau thuộc hai nhóm là fucan sulfate (FS) và fucosylated chondroitin sulfate (FCS) [4]. Kết quả tách phân đoạn tinh chế GAG Holothuria

atra bằng sắc kí trao đổi ion trên cột DEAE-Sepharose fast flow cho ra hai phân

đoạn F1 và F2 như (hình 3.2). Như vậy có thể dự đốn glycosaminoglycan từ lồi hải sâm này có hai nhóm cấu trúc khác nhau tương ứng với mỗi phân đoạn và mỗi phân đoạn sẽ tương ứng với một nhóm GAG có sự tương đồng về mặt cấu trúc. Kết quả sắc ký đồ trên hình 3.2 cho thấy mỗi phân đoạn GAG được tách ra ở các nồng độ rửa giải NaCl khác nhau, phân đoạn F1 được rửa giải với

nồng độ muối NaCl dao động từ khoảng 0,5N đến 0,8N, nồng độ rửa giải NaCl của F2 dao động từ 1N đến 1,5N, kết quả này có thể được giải thích là do sự khác nhau về đặc điểm cấu trúc của mỗi phân đoạn thu nhận được từ mỗi loài hải sâm. Hàm lượng mỗi phân đoạn thu nhận được so với khối lượng mẫu GAG đem phân đoạn là 29,5% (F1) và 53,5% (F2), nhận thấy hàm lượng F2 chiếm gấp đôi so với F1. Các kết quả tương tự được cơng bố trước đó [20] về bốn loại hải sâm khi cho tách phân đoạn bằng sắc ký trao đổi ion, cho thấy GAG của hải sâm I.

Badionotus có kết quả tương tự hàm lượng F2 > F1, ngược lại GAG của ba lồi

cịn lại là P.graeffei, H.vagabunda, S.Tremulus cho kết quả với phân đoạn F1>F2, và được chứng minh là đều chứa 1 phân đoạn fucan sulfate và 1 phân đoạn fucosylated chondroitin sulfate [4] , Một công bố khác nghiên cứu về hải sâm Stichopus variegatus [49], PS được phân đoạn từ hải sâm Stichopus

variegatus thu được ba phân đoạn tương ứng với hàm lượng là F1(18,33%),

F2(20,21%), F3(45,96%), F1<F2<F3, và cũng đã được chứng mình là là đều chứa 1 phân đoạn fucan sulfate và 1 phân đoạn fucosylated chondroitin sulfate. Các nghiên cứu sau này về GAG hải sâm cũng đều thu nhận được hai nhóm FuCS và FuS [48].Tuy nhiên, thành phần và cấu trúc của FCS và FS từ mỗi loài hải sâm là khác nhau, thậm chí trong cùng một chi hoặc cùng 1 giống lồi. Vì thế muốn làm rõ thêm về đặc điểm cấu trúc của mỗi phân đoạn chúng ta cần nghiên cứu thêm về thành phần hóa học của mỗi phân đoạn GAG.

Hình 3.2. Phân đoạn glycosaminoglycan bằng sắc ký trao đổi anion 3.2.2. Thành phần hóa học của các phân đoạn glycosaminoglycan từ hải sâm Holothuria atra

Phân tích xác định thành phần của các monosaccharide là việc quan trọng đầu tiên trong nghiên cứu cấu trúc của các polysaccharite nói chung và của glycosaminoglycan nói riêng. Glycosaminoglycan là một polymer dị thể có thành phần hóa học phức tạp, PS từ hải sâm được phân chia thành hai nhóm khác nhau là fucosylated chondroitin sulfate (FCS) và fucan sulfate (FS), chúng còn chứa các đường đơn khác như galactose, mannose, xylose, glucose,... và uronic axít. Vì vậy, để xác định thành phần hóa học của glycosaminoglycan chúng tơi tiến hành thủy phân glycosaminoglycan thành các monomer trong mơi trường axít. Việc thủy phân hoàn toàn để xác định thành phần các đường đơn của glycosaminoglycan trên thực tế rất khó xảy ra, do đó chúng tơi tiến hành xác định tỉ lệ mol giữa các gốc đường đã được thủy phân và dựa vào tổng carbohydrate để tính thành phần của mỗi đường đơn trong mẫu glycosaminoglycan. Sắc ký đồ GLC và thông số của các mẫu đường chuẩn được trình bày trên hình 3.3 và bảng 3.3, sắc ký đồ của phân đoạn F2 trên hình 3.4.

Hình 3.3. Sắc ký đồ GC của các mẫu đường đơn chuẩn

Bảng 3.3. Thông số các mẫu đường đơn chuẩn được đo bằng phương

Hình 3.4. Sắc ký đồ GC của thành phần đường đơn phân đoạn F2

Kết quả phân tích thành phần hóa học của phân đoạn F1 và F2 (bảng 3.4) cho thấy, phân đoạn F1 có chứa đồng thời cả 3 gốc đường là Fucose (Fuc), N- Acetyl Galactosamine (GalNAc) và Glucuronic axit (GlcA) với các tỉ lệ khác nhau là (Fuc) : (GlcA) : (GalNAc) = 1 : 0,86 : 1,03, phân đoạn F2 chỉ chứa duy nhất một gốc đường Fucose (Fuc), so với mẫu GAG ban đầu (bảng 3.2), (Fuc) : (GlcA) : (GalNAc): (Gal) = 1 : 0,95 : 1,13 : 0,16, nhận thấy sau khi tách phân đoạn mẫu GAG ban đầu cho ra hai phân đoạn F1 và F2 có sự khác biệt rõ rệt về thành phần các gốc đường trong mỗi phân đoạn. Kết quả xác định một số thành phần hóa học của phân đoạn F1 và F2 (bảng 3.4) so với mẫu GAG ban đầu (bảng 3.2) cũng cho thấy một số khác biệt phân đoạn F1 có hàm lượng sulfate cao hơn (24,5%) so với mẫu GAG (23,2%) nhưng thấp hơn phân đoạn F2 (28,6%), kết quả này có thể được giải thích là do trong quá trình tách phân đoạn bằng sắc ký trao đổi anion các phân đoạn được rửa giả theo gradient tăng dần nồng độ của dung dịch rửa giải (muối NaCl), do vậy phân đoạn nào có mật độ nhóm mang điện tích âm nhỏ hơn (NaSO3-) liên kết với pha tĩnh yếu hơn sẽ được rửa giải ra

sớm hơn và phân đoạn nào có mật độ nhóm mang điện tích âm (NaSO3-) lớn hơn được rửa giải ra muộn hơn. Uronic axit chỉ được phát hiện thấy trong phân đoạn F1 với hàm lượng là 5,2%, nhưng khơng phát hiện thấy

có mặt trong phân đoạn F2, ngồi nhóm uronic axit khơng phát hiện thấy trong phân đoạn F2 thì protein cũng khơng được phát hiện thấy trong cả hai phân đoạn F1 và F2. Hàm lượng tổng carbohydrate của phân đoạn F1 (46,2%) cao hơn so với mẫu GAG ban đầu (43,5%), nhưng thấp hơn so với phân đoạn F2 (49,1%), sự khác nhau về hàm lượng tổng carbohydrate giữa hai phân đoạn và mẫu GAG ban đầu là do trong mẫu GAG ban đâu và phân đoạn F1 có chứa nhiều thành phần khác hơn so với phân đoạn F2 (như uronic axit, protein,..) . Theo các nghiên cứu trước đây về glycosaminoglycan hải sâm [3, 8, 18] phân đoạn F1 với thành phần monosaccharide gồm fucose, N-Acetyl-galactosamin, glucuronic axit và sulfate được xếp vào nhóm fucosylated chondroitin sulfate (FCS) , trong khi đó phân đoạn F2 được xếp vào nhóm fucan sulfate (FS) vì chỉ chứa duy nhất một gốc đường Fucose (Fuc) và sulfate. Cơng trình nghiên cứu của Phạm Đức Thịnh và các cộng sự về hải sâm Stichopus variegatus [49], mẫu GAG của hải sâm S.

variegatus sau khi chiết tách phân đoạn nhận được ba phân đoạn F1, F2, F3 với

các kết quả trong (bảng 3.5), phân đoạn F1 có chứa năm gốc đường Fucose (Fuc), N-Acetyl Galactosamine (GalNAc), Glucuronic axit (GlcA), Galactose (Gla), Glucose (Glu), trong đó Galactose (Gla), Glucose (Glu) chỉ chiếm lượng rất thấp, hàm lượng sulfate (33,24%); phân đoạn F2 có chứa ba gốc đường Fucose (Fuc), N-Acetyl Galactosamine (GalNAc), Glucuronic axit (GlcA), hàm lượng sulfate (35,18%); phân đoạn F3 chỉ chứa duy nhất một gốc đường Fucose (Fuc), hàm lượng sulfate (38,60%), và đã được chứng minh F1 và F2 thuộc nhóm fucosylated chondroitin sulfate (FCS), F3 thuộc nhóm fucan sulfate (FS). Kết quả trong (bảng 3.4) cũng cho thấy sự tương đồng so với kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của các phân đoạn từ các loài hải sâm khác trên thế giới [4; 1; 7; 8; 18].

Từ tất cả các dẫn chứng trên, nhận thấy fucose là thành phần được phát hiện có mặt trong tất cả các phân đoạn của các loài hải sâm, tuy nhiên hàm

lượng của gốc đường này trong các phân đoạn của mỗi lồi là khác nhau và thậm chí là trong cùng một lồi cũng khơng giống nhau. Ngồi 3 gốc đường chính là Fucose (Fuc), N-Acetyl Galactosamine (GalNAc), Glucuronic axit (GlcA), các gốc đường Galactose (Gla) và Glucose (Glu) cũng được phát hiện với hàm lượng rất nhỏ trong một số phân đoạn. Bên cạnh các gốc đường đơn, sulfate cũng được phát hiện có mặt trong tất cả các lồi hải sâm, mỗi phân đoạn lại có hàm lượng khác nhau, và trong cùng một lồi thì hàm lượng sulfate của các phân đoạn có sự thay đổi tuyến tính tăng dần theo nồng độ rửa giải của muối NaCl. Sự biến đổi về hàm lượng sulfate của các phân đoạn trong cùng một mẫu khi tách phân đoạn có thể được giải thích là do hàm lượng sulfate trong phân tử của mỗi phân đoạn càng lớn thì khả năng liên kết với nhựa trao đổi anion DEAE-Sepharose Fast Flow càng mạnh, nên để giải phóng phân đoạn GAG này cần dung dịch có nồng độ muối cao hơn, vì thế phân đoạn được rửa giải ở nồng độ muối càng cao thì sẽ cho ra hàm lượng sulfate càng cao. Vì vậy, ta thấy các phân đoạn rửa giải ở nồng độ muối cao hơn có hàm lượng sulfate lớn hơn các phân đoạn được rửa giải ở nồng độ muối thấp hơn. Ngoài ra, hàm lượng uronic acid được chứng minh có mặt trong tất cả các phân đoạn dạng FCS [22].

Bảng 3.4. Thành phần hóa học của phân đoạn glycosaminoglycan

từ hải sâm Holothuria atra

GAG Tổng Tỷ lệ mol giữa các gốc Sulfate Uronic Protein

carbohydrat đường **% acid **%

% **%

Fuc GlcA GalNAc Gal

F1 46,2 1 0,86 1,03 - 24,5 5,2 -

F2 49,1 1 - - - 28,6 - -

Bảng 3.5.Thành phần hóa học của phân đoạn glycosaminoglycan

từ hải sâm Stichopus variegatus [49]

GAG Tỷ lệ mol giữa các gốc đường Sulfate Protein

**% **%

Fuc GlcA GalNAc Gal Glc

F1 0,54 0,39 1 0,09 0,02 33,24 3,22

F2 0,26 0,45 1 - - 35,18 2,05

F3 1 - - - - 38,60 0

**% tính theo khối lượng của mẫu GAG

Kết quả tách phân đoạn bằng sắc kí trao đổi anion trên cột DEAE- Sepharose fast flow, cũng như thành phần hóa học của phân đoạn F1 và F2 từ hải sâm Holothuria atra đã khẳng định thêm một lần nữa là glycosaminoglycan của hải sâm gồm hai nhóm cấu trúc là FS và FCS như các nghiên cứu đã được công bố trước đó [4; 1; 7; 8; 18]. Các phân đoạn FS và FCS của mỗi lồi hải sâm đều khơng giống nhau ít nhất là về mặt thành phần hóa học (như tỷ lệ các gốc đường đơn, hàm lượng sulfate, hàm lượng uronic acid) . Kết quả này chỉ ra sự phức tạp về cấu trúc của GAG hải sâm. Vì thế, để sử dụng một cách hiệu quả vào từng mục đích khác nhau của xã hội thì việc nghiên cứu chi tiết đặc điểm cấu trúc của chúng là hết sức cần thiết.

3.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA GLYCOSAMINOGLYCAN HẢI SÂM

HOLOTHURIA ATRA

3.3.1. Đặc điểm cấu trúc của phân đoạn F1 được chiết tách từ glycosaminoglycan của hải sâm Holothuria atra glycosaminoglycan của hải sâm Holothuria atra

3.3.1.1. Phổ hồng ngoại IR của phân đoạn F1

F1 cũng như sự phân bố của nhóm sulfate trong các gốc đường của phân đoạn này đã được thực hiện thơng qua việc ghi và phân tích phổ IR. Kết quả phân tích quang phổ hồng ngoại của phân đoạn F1 (hình 3.5), cho thấy trên phổ này xuất hiện các dải hấp thụ đặc trưng tại các vùng số sóng 3446,44 cm-1 là của nhóm O-H , và tại 2924,75 cm-1 là của nhóm C-H, tại 1047,82 là của nhóm C-

O [1, 65, 66, 67], ngồi ra cịn xuất hiện đỉnh hấp thụ ở vùng dao động bất đối xứng có dải hấp thụ tại 1256,56 cm-1 (S=O) là đặc trưng cho các sulfate este [1, 65, 66,67,68]. Dải hấp thụ ở 1648,73 cm-1 là vùng dao động bất đối xứng của nhóm C=O thuộc nhóm đường GalNAc và GlcA [68, 69]. Xuất hiện ở vùng dao động đối xứng (C-O-S) có dải hấp thụ lớn tại 855,11 cm-1 là vị trí C4 axial của vịng fucopyranose ( 4-O-sulfated Fuc hoặc 4-O-sulfated-

GalNAc) [1,68, 69] và 1 dải hấp thụ nhỏ hơn ở 588,97 cm-1 cho thấy nhóm sulfate trong cũng có một lượng nhỏ ở vị trí C2 và/hoặc C3 [1].

C-O-S

S=O C=O

Hình 3.5. Phổ IR của phân đoạn F1

3.3.1.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của phân đoạn F1

Tương tự như phổ NMR của fucosylated chondroitin sulfate của các loài hải sâm khác trên thế giới đã được công bố [62, 66, 67]. Phổ 1H-NMR của phân

đoạn F1 cũng rất phức tạp với nhiều vùng tín hiệu khác nhau, đồng thời các tín hiệu có sự chồng lấn, trùng lặp nhau với độ phân giải rất kém kết quả này là do trong thành phần cấu tạo có chứa đồng thời nhiều gốc đường khác nhau, ngồi ra mỗi gốc đường lại có mức độ sulfate hóa lẫn kiểu liên kết O-glycoside khác nhau. Do vậy, rất khó để có thể giải thích được một cách chi tiết tất cả các tín hiệu trên phổ này. Tuy nhiên, trên phổ 1H-NMR (hình 3.6) của phân đoạn F1 cho ta thấy những vùng tín hiệu đặc trưng của fucosylated chondroitin sulfate, đó là các tín hiệu mạnh của proton H-6 thuộc nhóm metyl (–CH3) vịng fucose,

ở độ dịch chuyển hóa học 1,16-1,44 ppm [5, 6, 68]. Phát hiện thấy sự có mặt của nhóm acetyl vịng GalNAc (CH3CO-) ở vùng tín hiệu 2,08- 2,3ppm [1, 66], kết quả này một lần nữa xác nhận sự có mặt của các gốc đường fucose và N-Acetyl-galactosamin trong phân đoạn này. Các tín hiệu trong vùng độ dịch chuyển hóa học 5,67ppm cho ta nhận biết được gốc uronic acid, vùng tín hiệu ở độ dịch chuyển hóa học 5,1-5,4 ppm đặc trung cho proton H1 của vòng

pyranose tương ứng với các gốc Fuc (2,4S) ở 5,42ppm; gốc Fuc (4S) ở 5,28ppm và gốc Fuc khơng có gốc sulfate ở 5,10ppm [1, 5, 66, 67], vùng tín hiệu 4,0 ta lại tiếp tục nhận được 2 nhóm vịng GlcA (H4) và GalNAc (H2)[1, 69] và vùng tín hiệu 4,26 là của nhóm vịng GalNAc (H6) [1, 67], vùng tín hiệu 3,63 – 3,77 ppm là vùng tín hiệu của vòng GlcA (H2, H3, H5 ) [1, 67], nhóm các tín hiệu trong vùng 5,1-5,42 ppm ở phổ 1H-NMR (hình 3.6) là các tín hiệu đặc trưng của proton anomeric (H1), trong vùng này xuất hiện 3 nhóm tín hiệu khác so cho thấy sự tồn tại của gốc đường fucose với các mức độ sulfate hóa khác nhau đó là các gốc O-2, 4-di-sulfate, O-3,4-di-sulfate ở 5,42ppm O-4-sulfate ở 5,23 ppm và gốc fucose khơng chứa nhóm sulfate ở 5,1 ppm.[5, 6, 66]

H1-anomeric G lc A -H 2, H 3, H 5 GalNAc-COCH3 H6-α-L-Fucp

Hình 3.6. Phổ 1H-NMR của phân đoạn F1

3.3.1.3. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR của phân đoạn F1

Kết quả phân tích phổ 13C-NMR (hình 3.7) của phân đoạn F1 cho ta những vùng tín hiệu đực trưng của fucosylated chondroitin sulfate, đó là các tín hiệu mạnh của nhóm metyl (–CH3) vịng fucose ở độ dịch chuyển hóa học 16,47- 16,93 ppm trên phổ 13C-NMR [5, 6]. Phát hiện thấy sự có mặt của nhóm methyl GalNAc (CH3CO) tại vùng tín hiệu 23,5-23,8 ppm, nhóm uronic axit vịng GlcA tại vùng tín hiệu 100,99 ppm, kết quả lại một lần nữa cho thấy rằng phân đoạn F1 chứa cả ba gốc nhóm đường GalNAc, GalNAc, Fuc. Các nhóm tín hiệu trên phổ 13C-NMR (hình 3.7) nằm trong vùng 95-101 ppm đặc trưng cho carbon anomeric (C1) của vòng fucose, tương tự như phổ 1H-NMR (hình 3.6), trong vùng này cũng xuất hiện một số tín hiệu ở các độ dịch chuyển hóa học 95,03 ppm; 96,32 ppm; 97,32 ppm; 98,115 ppm và 99,68 ppm cho thầy sự có mặt của nhiều loại gốc đường đơn fucose với các mơ hình sulfate khác nhau như: non- sulfate; 2-O-sulfate; 2,4-O-disulfate; 4-O-sulfate [5,14].

C1-GlcA 3 G al N A c- C O C H L -F uc p α - C 6-

Hình 3.7. Phổ 13C-NMR của phân đoạn F1

3.3.2. Đặc điểm cấu trúc của phân đoạn F2 được chiết tách từ glycosaminoglycan của hải sâm Holothuria atra glycosaminoglycan của hải sâm Holothuria atra

3.3.1.2. Phổ hồng ngoại IR của phân đoạn F2

Kết quả phân tích quang phổ hồng ngoại của phân đoạn F2 (hình 3.8), cho thấy dải hấp thụ tại 3434,72 cm-1 là của nhóm O-H, xuất hiện ở vùng dao động bất đối xứng có dải hấp thụ tại 1257,79 cm-1 (S=O) là đặc trưng cho các sulfate este. Dải hấp thụ ở 1648,08 cm-1 xác nhận sự có mặt của các axit uronic. Xuất hiện ở vùng dao động đối xứng (C-O-S) có dải hấp thụ lớn tại 846,72 cm-1 và 1 dải hấp thụ nhỏ hơn ở 581,13 cm-1 cho thấy nhóm sulfate trong phân đoạn F2 ở vị trí C4 của vịng fucopyranose và một lượng nhỏ ở vị trí C2 và/hoặc C3.

C-O-S

S=O

Hình 3.8. Phổ IR của phân đoạn F2

3.3.2.2. Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 1H-NMR của phân đoạn F2

Kết quả phân tích phổ 1H-NMR (hình 3.9) của phân đoạn F2 cho ta những vùng tín hiệu đặc trưng của fulcan sulfate, đó là các tín hiệu mạnh của nhóm metyl (–CH3) vịng fucose ở độ dịch chuyển hóa học 1,16-1,40 ppm trên phổ [5, 6]. Ngồi ra khơng phát hiện thấy sự có mặt của nhóm methyl

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chiết tách và phân tích đặc điểm cấu trúc của glycosaminoglycan từ hải sâm holothuria atra (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)