Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG về ĐĂNG ký QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 32 - 33)

Triển khai mô hình phân cấp Phân cấp quản lý công tác tổ chức cán bộ công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước ở tỉnh Vĩnh Phúc bước đầu đã có những kết quả và tác động đáng ghi nhận, cụ thể: Thực hiện mô hình này đã góp phần phát huy tính năng động, sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị về quản lý công tác tổ chức, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, trên cơ sở phân định rõ chức năng, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quản lý công tác tổ chức, cán bộ. Đồng thời, mô hình này cũng góp phần tạo điều kiện để các đơn vị sự nghiệp tự chủ trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý, sử dụng biên chế và kinh phí. Có điều kiện xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp, phát huy các nguồn lực, phụ vụ tốt hơn nhu cầu của nhân dân góp phần nâng cao đời sống cán bộ, công chức. Ngoài ra, áp dụng mô hình này cũng góp phần giảm bớt các thủ tục hành chính và thời gian giải quyết công việc, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các cơ quan nhà nước cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.”

Tính khả thi để nhân rộng mô hình: Mô hình này cần tiếp tục được thí điểm, mở rộng thí điểm, và hoàn thiện trước khi tiến hành nhân rộng. Đồng thời, để thực hiện tốt mô hình này, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác tổ chức, biên chế và quản lý cán bộ công chức, viên chức phải đồng bộ và tiếp tục được hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG về ĐĂNG ký QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)