Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG về ĐĂNG ký QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 35)

2.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Huyện Nhơn Trạch nằm ở phía tây nam tỉnh Đồng Nai, trải dài từ 106°45’16"Đ đến 107°01’55"Đ và từ 10°31’33"B đến 10°46’59"B, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km theo tỉnh lộ 25B Diện tích:410,84 km² Huyện có 12 xã Dân số: 163.372 Mật độ: 395,43 người/km² Huyện Nhơn Trạch được tái thành lập

theo Nghị định số 51/CP ngày 21/6/1994 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1994 với diện tích tự nhiên 41.089 hécta, dân số 101.882 người. Sau 20 năm xây dựng, phát triển, Nhơn Trạch đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực, tạo lập nhiều cơ sở vật chất, hạ tầng kỷ thuật cho tiến trình đô thị mới vào năm 2021 theo định hướng của Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai;

Nhơn Trạch có vị trí địa lý thuận lợi là tâm điểm tam giác TP.Hồ chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu, được quy hoạch thành đô thị loại II. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa diễn ra khá chậm, Cây cầu huyết mạch nối Nhơn Trạch và quận 9-TP.Hồ Chí Minh tuy đã được khảo sát từ lâu nhưng đến nay vẫn chưa thể thực hiện do thiếu kinh phí và không được sự quan tâm bằng hành động của chính quyền địa phương hai đầu cầu. Theo một số nguồn tin không chính thức, tập đoàn Tín Nghĩa Đồng Nai sẽ khởi công xây dựng cầu nối quận 9 - Nhơn Trạch vào tháng 4/2011 dưới hình thức BOT. Tại Đồng Nai hiện có đến 37 cụm khu công nghiệp với độ phủ từ 70-95%. Trong đó, chỉ tính riêng tại Nhơn Trạch đã có 6 cụm khu công nghiệp lớn và đã được lấp đầy, thu hút một số lượng lớn lao động từ những địa phương khác đổ về. Điều này dẫn đến nhu cầu nhà ở cho người lao

kinh tế, nhu cầu được sinh sống và hưởng thụ những tiện ích đầy đủ tại những khu đô thị hiện đại, kiểu mẫu của người dân cũng không ngừng gia tăng. Do vậy, nhiều tập đoàn, quỹ đầu tư lớn như VinaCapital, Tín Nghĩa, HUD hay Berjaya (Malaysia), Phúc Khang, Thăng Long… đã không ngần ngại đầu tư phát triển nhiều dự án bất động sản tại Đồng Nai nói chung và trên địa bàn Nhơn Trạch nói riêng, góp phần đẩy nhanh quá trình phát triển đô thị hóa, tạo nên diện mạo mới cho vùng đất này.”

2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội a) Tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 20015-2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Nhơn Trạch là 15,8%/năm, cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế chung của cả tỉnh (toàn tỉnh tăng 13,4%/năm), trong đó:

“Nhìn chung thời gian qua, so với sự phát triển nhanh về công nghiệp và tốc độ đô thị hóa…, sự chuyển dịch của nông nghiệp nông thôn và sự phát triển của thương mại - dịch vụ chưa phù hợp, chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu thực tế, phục vụ phát triển công nghiệp. Dịch vụ phát triển chậm so với tiềm năng và khả năng có thể khai thác được. Thương mại chỉ mang tính kinh doanh hộ gia đình, quy mô nhỏ, lẻ và tự phát. Tỷ trọng dịch vụ có giá trị gia tăng cao phát triển chậm như: tài chính, tín dụng, tư vấn, bảo hiểm…, hoặc chất lượng còn thấp như dịch vụ viễn thông, vận tải… Du lịch và dịch vụ nhà trọ hình thành mang nặng tính tự phát và còn trong tình trạng yếu kém về cơ sở vật chất lẫn phương thức hoạt động… Là một đô thị mới, thời gian qua chủ yếu phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp chưa phát triển mạnh... do đó ít nhiều cũng đã ảnh hưởng đến tình hình phát triển công nghiệp.”

b) Cơ cấu ngành kinh tế

“Giai đoạn 2015 – 2019, cơ cấu kinh tế của huyện đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại - dịch vụ. Đi đôi với tăng trưởng GDP, cơ cấu nền kinh

tế tiếp tục chuyển dịch theo đúng định hướng đề ra. So với năm 2015, đến năm 2017 tỷ trọng ngành công nghiệp từ 39,2% tăng lên 54,8%; tỷ trọng ngành dịch vụ từ 23% tăng lên 29,2% và tỷ trọng ngành nông nghiệp tiếp tục giảm từ 37,8% xuống còn 16%.

Cơ cấu kinh tế như trên cho thấy đây là giai đoạn nền kinh tế của huyện Nhơn Trạch có sự chuyển biến về chất, nền kinh tế đã chuyển dịch rõ nét sang cơ cấu công nghiệp - dịch vụ. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế như trên sẽ tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển mạnh trong các năm tiếp theo, góp phần đóng góp vào sự thành công của mục tiêu của tỉnh đó là trở thành một tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2021, tạo điều kiện thuận lợi hình thành và phát triển đô thị mới Nhơn Trạch.”

c) Cơ cấu thành phần kinh tế

“Thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với mục tiêu và quan điểm phát triển mạnh các thành phần kinh tế, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, phát huy mạnh hơn nữa các lợi thế, thu hút mạnh các nguồn lực ngoài huyện và nước ngoài, tạo động lực để phát triển, hình thành nền kinh tế mở, cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng các quan hệ kinh tế với bên ngoài, hội nhập với vùng kinh tế trọng điểm. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, hội nhập kinh tế vùng và khu vực… phát huy cao độ nội lực, đồng thời tranh thủ khai thác, vận dụng mọi nguồn lực bên ngoài;

Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế trên địa bàn huyện phát triển mạnh mẽ, tạo nên sự chuyển biến tích cực trong cơ cấu thành phần kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước tăng trưởng có xu hướng giảm. Đặc biệt khu vực kinh tế dân doanh và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có sự tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế của huyện;

Nếu khi mới thành lập, trên địa bàn huyện Nhơn Trạch chưa có một khu công nghiệp nào thì hôm nay huyện đã xây dựng được 8 khu công nghiệp và 01 cụm công nghiệp địa phương, thu hút 416 dự án đầu tư với tổng vốn trên 7,257 tỷ USD, hiện đã có 293 dự án đã đi vào hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 85 ngàn lao động. Đối với Cụm công nghiệp có 32 doanh nghiệp đầu tư, giúp giải quyết việc làm cho 3.000 lao động;”

“Hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội được đầu tư với nguồn kinh phí trên 1.300 tỷ đồng, đến nay, huyện đã hoàn thành xây dựng, nâng cấp hơn 500 km các tuyến đường chính và đường trục của đô thị tương lai như: tỉnh lộ 769, 25B, Hương lộ 19, đường 319, 25C, đường số 01, đường số 02; hoàn chỉnh hạ tầng khu trung tâm huyện; triển khai xây dựng các tuyến giao thông kết nối với đường cao tốc TP.HCM

- Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, cầu đường kết nối cảng Cái Mép, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;... Ngoài ra, có trên 30 km cầu, đường giao thông nông thôn được nâng cấp, xây dựng mới với kinh phí trên 75 tỷ đồng trong đó nhân dân đóng góp gần 15 tỷ đồng. Về phát triển ngành thương mại - dịch vụ, huyện đã hoàn hành quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị đến năm 2021, theo đó trên địa bàn sẽ hình hành 2 trung tâm thương mại và 16 siêu thị phục vụ cho các khu dân cư. Trên địa bàn huyện hiện có 08 điểm kinh doanh khu vui chơi, du lịch sinh thái tự phát, hàng năm thu hút khoảng trên 20 vạn lượt khách tham quan. Trong lĩnh vực dịch vụ nhà ở, đã tổ chức khởi công dự án Khu nhà ở cho công nhân với số vốn đầu tư khoảng 758 tỷ đồng, tương ứng với 3.491 căn hộ;”

Thu ngân sách trên địa bàn hàng năm đều thực hiện vượt chỉ tiêu nghị quyết, năm 2019, tổng thu ngân sách trên toàn địa bàn đạt trên 551,605 tỷ đồng, đạt 150% so với dự toán. So với mặt bằng các huyện trên cả nước, Nhơn Trạch là huyện có tổng thu ngân sách trên địa bàn được xếp vào loại cao;

Nông nghiệp tiếp tục được ổn định; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng bình quân 3,6%/năm. Đến nay, giá trị sản xuất bình quân 01 ha đạt 70 triệu đồng. Huyện đã hoàn thành công tác lập, triển khai có hiệu quả các đề án quy hoạch tiểu vùng sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên địa bàn. Việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y, tập trung đầu tư các công trình thủy lợi... đã góp phần đưa năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi tăng cao hơn so với trước đây;

Trên địa bàn huyện có 10 xã được công nhận xã nông thôn mới, hiện các xã đang phấn đấu để hoàn thành 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu;

Trên lĩnh vực văn hóa- xã hội, đến nay, có 71,1% trường (32/45 trường) đạt chuẩn quốc gia, 100% giáo viên được chuẩn văn hóa sư phạm, trong đó gần 50% giáo viên vượt chuẩn. Hàng năm, số trẻ 6 tuổi vào lớp 1 và học sinh tốt nghiệp tiểu học vào lớp 6 đều đạt tỷ lệ 100%. Chất lượng học sinh phát triển ổn định, tỷ lệ lên lớp ở bậc tiểu học và THCS trên 99% và tốt nghiệp cuối cấp từ 98% trở lên, riêng tỷ lệ thi đỗ tốt nghiệp THPT năm học 2018 - 2019 đạt trên 90%. Nếu trước đây chỉ có 01 trường THPT thì nay huyện đã xây dựng, phát triển được 03 trường THPT, 01 trường trung cấp kỹ thuật công nghiệp với nhiều ngành đào tạo, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực, đội ngũ công nhân lành nghề phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương;

Mạng lưới y tế được đầu tư, nâng cấp, đã xây dựng mới Bệnh viện Đa khoa, Trung tâm Y tế, Trung tâm Dân số kế hoạch hóa gia đình huyện, 12/12 trạm y tế xã được công nhận chuẩn quốc gia về y tế,… đã đáp ứng nhu cầu bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân;

Nếp sống văn hóa được thể hiện rõ nét qua phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” và chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Có 52/52 ấp được công nhận Ấp văn hóa, 99% số hộ gia đình đạt tiêu chuẩn Gia đình văn hóa và 100% cơ quan đơn vị có đời sống văn hóa tốt;

Công tác đảm bảo an sinh xã hội, chăm sóc các đối tượng chính sách, người có công được chú trọng thực hiện tốt. Trong thời gian qua, huyện đã vận động hơn 8,5 tỷ đồng đóng góp vào nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, xây dựng 612 căn nhà tình nghĩa. Các chính sách đối với người nghèo như tín dụng ưu đãi, đào tạo nghề miễn phí, khuyến nông, khuyến công, hỗ trợ y tế, giáo dục... được triển khai thực hiện đạt kết quả tốt với trên 28 tỷ đồng từ các nguồn xã hội đóng góp vào quỹ “Vì người nghèo”, 1.719 căn nhà tình thương được xây tặng, 9.420 suất học bổng, 593 xe đạp được trao cho học sinh nghèo hiếu học; 9.835 hộ nghèo được hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế gia đình với tổng số tiền trên 126 tỷ đồng, bình quân mỗi năm trên 5.000 lao động được giải quyết việc làm. Từ đó đã góp phần giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 27,6% năm 1995 xuống còn 0,58% (theo chuẩn mới). Đời sống của nhân dân được cải thiện và nâng lên rõ rệt, thu nhập bình quân đầu người đạt gần 50 triệu đồng vào năm 2019;

An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ vững, ổn định. Công tác cải cách hành chính được lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt; cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” đi vào nề nếp, có tiến bộ, tạo nhiều thuận lợi cho người dân trong việc giải quyết các thủ tục hành chính;

Nhìn lại chặng những năm đã đi qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Nhơn Trạch luôn tự hòa và vinh dự với những thành tựu đã đạt được. Để vươn tới đô thị mới vòa năm 2021 theo định hướng của Trung ương, Tỉnh ủy Đồng Nai, huyện Nhơn Trạch tiếp tục phát huy những lợi thế của địa phương.

2.2. Thực trạng dịch vụ hành chính công về đăng ký quyền sử dụng đất đất tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đất tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai

2.2.1. Thực trạng tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng Đất

Ở huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, trong những năm qua, nhờ Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh đã có nhiều văn bản chỉ đạo, sát sao nên kết quả đăng ký quyền sử dụng đất đạt khá cao (Đạt 88,69% diện tích cần cấp); đồng thời, có

được kết quả này là nhờ công tác tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất của Huyện trong thời gian qua, cụ thể:

- UBND huyện chỉ đạo việc xây dựng Kế hoạch, chương trình giám sát chuyên để về công tác đăng ký hàng năm cho 05 phường, 05 xã trực thuộc và thành lập 09 Đoàn kiểm tra công tác đăng ký trên địa bàn.

- Chỉ đạo các xã bố trí đủ kinh phí từ ngân sách địa phương để thực hiện đăng ký gắn với chỉ tiêu đăng ký đã giao, đảm bảo dành tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để đầu tư cho công tác đo đạc, đăng ký đất đai, đăng ký;

- Chỉ đạo các xã thực hiện tuyên truyền, phổ biến để người sử dụng đất thực hiện đúng trách nhiệm đăng ký đất đai, phản ánh kịp thời, đầy đủ tình hình đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn. Nội dung tuyên truyền về đăng ký quyền sử dụng Đất cho người dân tại các xã trên địa huyện được triển khai cụ thể như sau:

+ Treo băng rôn, khẩu hiệu dọc các tuyến đường giao thông chính, khu vực đông dân cư;

+ Sử dụng xe lưu động tuyên truyền trên toàn tuyến đường giao thông trọng điểm và khu vực đông dư tại các xã;

+ Sử dụng hệ thống loa đài truyền thanh của địa phương để tuyền truyền với thời lượng bố trí 2 lần/ngày (khoảng 10 - 20 phút);

+ Tổ chức việc họp dân tại các Tổ dân phố, Thôn trên địa bàn huyện để tuyên truyền về đăng ký quyền sử dụng đất.

+ Chỉ đạo các Xã rà soát, xây dựng và báo cáo kế hoạch thực hiện đăng ký hàng năm, các năm tiếp theo;

- Thực hiện ký Hợp đồng với các đơn vị tư vấn thi công để hỗ trợ huyện đo đạc địa chính, đo chỉnh lý bản đồ địa chính và kê khai lập hồ sơ đăng ký cho hộ gia đình, cá nhân.

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác đăng ký QSDĐ tại các Phường, Xã của huyện để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, làm tốt công tác đăng ký QSD Đất cho hộ gia đình, cá nhân.

Bảng 2.1 Kinh phí tuyên truyền công tác cấp GCNQSDĐ địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai năm 2017 – 2019

Stt Nội dung Đvt Số lượng Thành tiền

(Đồng)

1 Kinh phí làm băng rôn, khẩu hiệu Băng rôn 5.000 1.500.000.000

2 Kinh phí sử dụng xe lưu động (5 chuyến 50 180.000.000 chuyến/xã) 3

Kinh phí hỗ trợ tuyên truyền trên loa đài

4.200 693.000.000

(2 lần/ngày/thôn, TDP trong 01 tháng) lần

4

Kinh phí tổ chức họp dân tuyên truyền tại

140 504.000.000

xã (2 buổi họp/thôn,TDP) buổi họp

5

Kinh phí tổ chức tập huấn cho cán bộ làm

30 738.000.000

công tác (3 cán bộ/xã) cán bộ

Tổng cộng 3.615.000.000

(Theo số liệu điều tra của UBND Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai)

2.2.2. Thực trạng tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ đăng ký quyền sử dụng Đất Đất

2.2.2.1. Thực trạng tiếp nhận hồ sơ đăng ký quyền sử dụng Đất

Bảng 2.2. Thực trạng tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ đăng ký quyền sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG về ĐĂNG ký QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)