Đánh giá quá trình đăng kýquyền sử dụng đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG về ĐĂNG ký QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 49)

Đến nay, Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đã có 55.435 hồ sơ của hộ gia đình, cá nhân đăng ký đăng ký quyền sử dụng đất, chiếm 92,02 % tổng số giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân cần cấp của địa phương.

Dịch vụ hành chính công về Đăng ký quyền sử dụng đất của Huyện như công tác đăng ký QSD trên cả nước, công tác đăng ký QSDtrên địa bàn huyện sau năm 2013 có phần thuận lợi hơn nhưng những khó khăn và vướng mắc mà trước đó để lại thì còn nhiều, vì vậy đòi hỏi cần phải có những giải pháp cụ thể, đồng bộ để đẩy nhanh tiến độ công tác đăng ký QSDcủa huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nói riêng, góp phần đẩy nhanh công tác đăng ký QSDcủa toàn tỉnh Đồng Nai nói chung.

2.3.2.1. Điểm mạnh

Công tác tuyên truyền đến tất cả các tầng lớp nhân trong trên địa bàn huyện, Công tác tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác đăng ký sử dụng đất được thực hiện tốt, đã mang đến những kết quả tích cực trong công tác đăng ký QSDquyền sử dụng đất của địa phương.

Đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký QSD có đức, tận tâm, có chuyên môn tốt và tác phong chuyên nghiệp nên năng suất và hiệu quả công việc cấp GCN rất cao.

Dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất trên địa bàn xã được triển khai thực hiện có khoa học, chặt chẽ từ khâu đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính và xét đăng ký quyền sử dụng đất.

Ứng dụng công nghệ cao trong việc quản lý hồ sơ, dữ liệu bản đồ địa chính số và thông tin thuộc tính cơ bản của các thửa đất, đã được xây dựng và tích hợp thành cơ sở dữ liệu địa chính, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai.

Thủ tục hành chính trong công tác đăng ký QSD được rà soát, chỉnh sửa và cải tiến theo hướng đơn giản hóa hơn, cho phù hợp với dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đấtthực tế của địa phương, tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng đất thực hiện các quyền luật định và tiết kiệm được thời gian, công sức của người dân.”

2.3.2.2. Điểm yếu

Dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất trên địa bàn xã Huyện cũng gặp những khó khăn bất cập:

- Việc cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính chưa được thực hiện đầy đủ, thường xuyên theo quy định tại các xã;

- Công tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn toàn Huyện còn nhiều hạn chế.

- Nhận thức của một bộ phận nhân dân về quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất chưa đầy đủ, chưa tự giác kê khai, đăng ký đất đai theo quy định.

- Công tác quản lý nhà nước và các chính sách liên quan đến đất đai còn bất cập dẫn đến khó khăn trong việc xác định nguồn gốc, quá trình sử dụng đất.

- Phần diện tích sai lệch nhiều nên hội đồng phải có thời gian rà soát, xác định, giải trình lý do cho xác thực.

- Khó khăn trong việc kiểm tra, xác minh nguồn gốc sử dụng đất, không có hồ sơ gốc để xác định chính xác thời điểm sử dụng đất của từng hộ, mà do hộ gia đình tự khai là chính.

- Một số hộ dân đã tự tách đất cho con ở riêng hoặc chuyển nhượng QSD đất nhưng chưa được cấp thẩm quyền cho phép. Giải quyết vấn đề này theo quy định, việc chuyển quyền sử dụng đất phải được xác lập bằng hợp đồng, được cấp thẩm quyền cho phép và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước, các trường hợp này khi kê khai có phải lập hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất kèm theo.

- Trong một khu đất thổ cư của một hộ gia đình cá nhân sử dụng ổn định lâu nay, do điều kiện địa hình và mục đích sử dụng đất, khi đo đạc đo thành 1-3 thửa nhỏ, theo qui định thì đất thổ cư chỉ cấp mỗi thửa đất một GCN.

- Khi phân vạch địa giới hành chính, có một số diện tích đất nông nghiệp đã cấp cho hộ gia đình cá nhân nay chuyển sang địa giới quản lý hành chính khác, khu vực đất này chưa được đo đạc, đưa lên bản đồ địa chính sau chuyển đổi.

2.3.2.3. Nguyên nhân tồn tại

Nguyên nhân tồn tại trong quá trình thực hiện Những khó khăn, vướng mắc nêu trên bắt nguồn từ nguyên nhân chủ yếu sau đây:

- Chính quyền huyện: Kinh phí phục vụ cho công tác đo đạc, lập hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động về đất đai phân bổ chậm và chưa đáp ứng theo yêu cầu công tác cho công tác cấp GCNQSDĐ; Phần lớn do việc xác lập nguồn gốc và thời điểm sử dụng đất của UBND cấp xã, huyện chưa phù hợp với hồ sơ địa chính qua các thời kỳ, gây khó khăn trong công tác thẩm định hồ sơ cấp GCNQSDĐ; do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của một số đơn vị khác như cơ quan thuế, cơ quan Tài nguyên và Môi trường nên ảnh hưởng đến công tác cấp GCNQSDĐ.

- Người sử dụng đất: Người sử dụng đất có trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai không đồng đều, một số nơichủ sử dụng chưa nhiệt tình hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ đăng ký đất đai đăng ký quyền sử dụng đất. Hơn nữa, một bộ phận rất lớn người dân chưa hiểu biết đầy đủ các quy định của pháp luật về nghĩa vụ đăng ký đất đai và đăng ký quyền sử dụng đất.

- Các quy định của pháp luật về cấp GCNQSDĐ: hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc đăng ký quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân khá phức tạp, thường xuyên sửa đổi, bổ sung và thay thế qua từng thời kỳ. Sự thiếu ổn định, nhất quán của chính sách, pháp luật đất đai dẫn đến việc thực hiện pháp luật đất đai nói chung và các quy định về cấp GCNQSDĐ nói riêng còn lúng túng, ảnh hưởng lớn đến tiến độ cấp GCNQSDĐ.

2.3.3. Kết quả điều tra đối với người dân được đăng ký QSD đất trên địa bàn huyện

Để minh chứng cho những kết luận nêu trên, tác giả đã thực hiện việc điều tra qua bảng hỏi đối với 150 người dân đã được đăng ký quyền sử dụng đất trong giai đoạn 2017 – 2019 Tại Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả đạt được như sau:

- Về mức độ hài lòng công tác tuyên truyền cấp GCNQSDĐ : 75/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết “rất hài lòng” đối với công tác tuyên truyền cấp GCNQSDĐ sâu rộng trong dân cư của địa phương; 69/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết “hài lòng” đối với công tác tuyên truyền cấp GCNQSDĐ sâu rộng trong dân cư của địa phương; còn lại 6/150 người dân cho biết “chưa hài lòng” đối với công tác tuyên truyền cấp GCNQSDĐ sâu rộng trong dân cư của địa phương.

- Về mức độ hài lòng trong hướng dẫn hoàn thành hồ sơ cấp GCNQSDĐ : 78/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết “rất hài lòng” đối với công tác hướng dẫn hoàn thành hồ sơ cấp GCNQSDĐ của địa phương; 60/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết “hài lòng” đối

với công tác hướng dẫn hoàn thành hồ sơ cấp GCNQSDĐ của địa phương; còn lại 12/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết “chưa hài lòng” đối với công tác hướng dẫn hoàn thành hồ sơ cấp GCNQSDĐ của địa phương.

- Về khó khăn trong đăng ký làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ : 6/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết gặp “Chưa hiểu biết về hồ sơ, thủ tục” trong đăng ký làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ;66/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết gặp “Khó khăn về tài chính” trong đăng ký làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ; 78/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã phường cho biết gặp “Khó khăn khác” trong đăng ký làm hồ sơ cấp GCNQSDĐ, trong đó phần lớn là do thiếu hồ sơ gốc, còn lại số ít là do tranh chấp, hồ sơ thủ tục nhiều,…

- Về tiến độ cấp GCNQSDĐ: 36/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết là tiến độ cấp GCNQSDĐ của địa phương là “Nhanh”; 87/150người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết là tiến độ cấp GCNQSDĐ của địa phương là “hợp lý”; 21/150 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã cho biết là tiến độ cấp GCNQSDĐ của địa phương là “Chậm” và 6/50 người dân được cấp GCNQSDĐ tại xã phường cho biết là tiến độ cấp GCNQSDĐ của địa phương là “rất chậm”.

- Các yêu cầu về công tác cấp GCNQSDĐ: Trong 150 người dân được điều tra chỉ có 22 người dân yêu cầu trong công tác cấp GCNQSDĐ, trong đó có 14 người dân yêu cầu được hỗ trợ vấn đề tài chính (nợ tiền thuế có thời hạn, trả dần hàng năm,…), 6 người dân đề xuất hỗ trợ trong việc làm lại hồ sơ gốc và 2 người dân đề xuất giảm bớt hồ sơ thủ tục trong công tác cấp giấy CNQSDĐ.

Tóm tắt chương 2

Trong chương 2, tác giả đã đánh giá thực trạng dịch vụ hành chính công về đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Kết quả cho thấy, Công tác tuyên truyền đến tất cả các tầng lớp nhân trong trên địa bàn huyện, Công tác tập huấn nâng cao chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác đăng ký sử dụng đất được thực hiện tốt, đã mang đến những kết quả tích

cực trong công tác đăng ký QSD quyền sử dụng đất của địa phương; Đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký QSD có đức, tận tâm, có chuyên môn tốt và tác phong chuyên nghiệp nên năng suất và hiệu quả công việc cấp GCN rất cao; Dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất trên địa bàn xã được triển khai thực hiện có khoa học, chặt chẽ từ khâu đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai lập hồ sơ địa chính và xét đăng ký quyền sử dụng đất. Bên cạnh đó, tuy tỷ lệ đăng ký quyền sử dụng đất trên địa bàn xã huyện đạt kết quả cao nhưng công tác đăng ký QSD vẫn còn nhiều điểm yếu và các nguyên nhân của nó. Đây là cơ sở đề xuất giải pháp ở chương 3.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN DỊCH VỤ HÀNH CHÍNH CÔNG VỀ ĐĂNG KÝ QSD ĐẤT TẠI HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNHĐỒNG NAI

3.1. Mục tiêu đăng ký quyền sử dụng đất tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến năm 2025

- Thực hiện đạt các mục tiêu kế hoạch hàng năm đề ra trong công tác cấp Giấy CNQSDĐ, đưa Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trở thành địa phương đi đầu trong công tác Giấy CNQSDĐ của Tỉnh Đồng Nai.

- Phấn đấu nâng tỷ lệ đăng ký quyền sử dụng Đất tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Naiđạt100% diện tích đất cần cấp, 100% người dân được đăng ký quyền sử dụng đất.

- Hoàn thiện chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính, đảm bảo cắt giảm 20% thời gian giải quyết thủ tục về đất đai, ban hành quy định đăng ký, đăng ký cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân để thực hiện thống nhất trong huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai nói riêng và toàn tỉnh Đồng Nai nói chung.

- Tập trung bố tối thiểu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất và nhân lực để thực hiện và hoàn thành cơ bản việc đo đạc, đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai toàn Huyện.

- Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệpvụ cho các cán bộ công tác cấp Giấy CNQSDĐ của Huyện.

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vào công tác cấp Giấy CNQSDĐ của Huyện.

3.2. Phương hướng hoàn thiện dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận đăng ký quyền sử dụng đất, đánh giá thực trạng dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất từ thực tiễn thi hành tại Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, tác giả cho rằng việc hoàn thiện dịch vụ hành

chính công về Đăng ký QSD Đất tại Huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai cần dựa trên một số phương hướng cơ bản sau đây:

- Tiếp tục hoàn thiện dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất nhằm đạt được các mục tiêu hiệu quả và đúng tiến độ đề ra: giảm thiểu các thủ tục hành chính, giảm thời gian đăng ký QSDvà công sức của nhân dân;

- Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vào công tác cấp Giấy CNQSDĐ để xây dựng được hệ thống đăng ký đất đai hiện đại, hiệu quả, đòi hỏi Huyện cần quan tâmđầutư xây dựng hệ thống phần mềm, hệ thống hạ tầng thông tin và hệ thống dữ liệu quản lý về đất đai, đăng ký đấtđai;

- Tập trung nâng cao nghiệpvụ cho các cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn làm công tác quản lý đất đai nói chung và cấp Giấy CNQSDĐ nói riêng.

- Tiếp tục tuyên truyền, vận động và hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đến mọi tầng lớp Nhân dân trong Thị xã.

- Tiến hành giao kế hoạch, chỉ tiêu cụ thể trong dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất đến từng xã, phường trên địa bàn toàn Thị xã.

- Hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy CNQSDĐ phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, đơn giản và tạo thuận lợi cho người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hành chính về cấp GCNQSDĐ.

- Tăng cường và cải thiện hiệu quả công tác thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về cấp GCNQSDĐ. Thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện những điểm bất hợp lý, những yếu kém trong công tác thực thi pháp luật đất đai; phát hiện những “lỗ hổng”, “khoảng trống” của pháp luật; trên cơ sở đó, kiến nghị Nhà nước, bộ ngành sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành các quy định mới khắc phục những nhược điểm trong dịch vụ hành chính công về Đăng ký QSD Đất.

3.3. Một số giải pháp hoàn thiện dịch vụ hành chính công về đăng ký QSD đất QSD đất

3.3.1. Giải pháp về tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất dụng đất

- UBND huyện, xã, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động để người dân hiểu và nhận thức được việc cần thiết đăng ký QSDcho thửa đất đang sử dụng. Bằng nhiều hình thức: treo băng rôn, khẩu hiệu, tuyên truyền bằng xe lưu động, tuyên truyền bằng hệ thống đài phát thanh, tổ chức họp dân,...

- Tổ chức các lớp tập huấn hướng dẫn việc lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng Đất tại các xã, phường trên địa bàn huyện.

- HĐND, UBND huyện chỉ đạo cả hệ thống chính trị của huyện (từ cấp Thôn, Tổ dân phố, đến xã, và đến huyện), phải xác định công tác cấp Giấy CNQSDĐ là nhiệm vụ trọng tâm của địa phương, trước hết để thành công cần phải tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất sâu rộng trong nhân dân.

- Đối với người sử dụng đất chủ động tiếp cận, nâng cao nhận thức pháp luật đất đai, hiểu và nắm được nội dung các quy định cấp Giấy CNQSDĐ để chấp hành đúng pháp luật đất đai, ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về cấp Giấy CNQSDĐ.

- Đối với đội ngũ cán bộ nhà nước thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai nói chung và công tác cấp Giấy CNQSDĐ nói riêng phải nâng cao nhận thức pháp luật về đất đai, nắm bắt kịp thời, sâu sắc nội dung các quy định về cấp Giấy CNQSDĐ để đản bảo việc thực hiện đúng pháp luật trong việc tiếp nhận, hướng dẫn, thẩm tra, thẩm định hồ sơ và cấp Giấy CNQSDĐ.

3.3.2. Giải pháp về tiếp nhận và hoàn thiện hồ sơ đăng ký quyền sử dụng Đất Đất

- Tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ làm công tác đăng ký QSDĐ tại các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) ĐÁNH GIÁ sự hài LÒNG của NGƯỜI dân đối với DỊCH vụ HÀNH CHÍNH CÔNG về ĐĂNG ký QUYỀN sử DỤNG đất tại HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)