tính giá trị bồi thường, cịn hỗ trợ khơng phải ai được bồi thường thì cũng được hỗ trợ. Hỗ trợ có thể áp dụng với từng đối tượng - người bị thu hồi đất có người cũng bị thu hồi đất nơng nghiệp nhưng chỉ được bồi thường mà khơng được hỗ trợ, có người được bồi thường và được hỗ trợ các khoản hỗ trợ chính, có người cịn ngồi việc được bồi thường, hỗ trợ chính cịn được hưởng các khoản hỗ trợ khác. Tuy nhiên, chính sách hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp trên thực tế cần phải xem xét đến đối tượng được hỗ trợ bởi có người bị thu hồi đất nông nghiệp nhưng trên thực tế khơng sử dụng đất nơng nghiệp nhưng lại được chính quyền địa phương xác nhận đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thu nhập phụ thuộc vào nông nghiệp để hưởng các khoản hỗ trợ từ việc thu hồi đất nơng nghiệp. Bởi mục đích hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp là đảm bảo ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất nên đối với những người bị thu hồi đất mà cuộc sống của họ phụ thuộc hoàn toàn vào canh tác đất nơng nghiệp. Ngồi việc bồi thường, hỗ trợ bằng tiền cần phải xem xét đến tầm quan trọng của chính sách hỗ trợ đào tào chuyển đổi và tìm kiếm việc làm trên thực tế, khơng nên quy đổi mọi trường hợp hỗ trợ thành tiền, mà cần phải đào tạo, hỗ trợ tích cực để người bị thu hồi đất thích nghi, chuyển đổi sang cơng việc mới có như vậy, mới ổn định được cuộc sống sau này của người bị thu hồi đất.
1.2. Lý luận pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đấtnông nghiệp nơng nghiệp
1.2.1 Đặc điểm và vai trị của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
- Đặc điểm của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp:
Thứ nhất, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ra đời khi xuất hiện chế độ sở hữu, đặc biệt thể hiện cụ thể hơn khi xuất hiện hình thức sở hữu tồn dân về đất đai trong đó Nhà nước là đại diện chủ sở hữu có quyền phân bổ, điều chỉnh đất đai cho các mục tiêu kinh tế, xã hội, tránh sự lạm quyền, tùy tiện trong thu hồi và bồi thường, hỗ trợ đất bị thu hồi.
Thứ hai, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp ngày càng được hồn thiện đầy đủ, theo hướng đảm bảo tốt nhất quyền lợi của các bên, đặc biệt là người bị thu hồi đất. Theo đó, các quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không phù hợp với thực tế sẽ dần bị loại bỏ do khơng nhận được sự đồng tình của người dân và gây ra những bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội.
Thứ ba, pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp xuất phát từ thực tiễn những tổn thất mà người bị thu hồi đất phải gánh chịu sau thu hồi, từ những yêu cầu cần phải ổn định đời sống, ổn định kinh tế của người bị thu hồi đất.
- Vai trò của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp:
Thứ nhất, pháp luật mang những đặc trưng đó là: tính quy phạm, tính bắt buộc chung, tính cưỡng chế và tính thích ứng. Thơng qua pháp luật thể hiện sự quản lý của nhà nước về đất đai, thể hiện sự quan tâm của nhà nước thơng qua các chính sách bồi thường, hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất.
Thứ hai, pháp luật quy định các trình tự, thủ tục thu hồi và phương thức giải quyết hậu quả do việc thu hồi đất nông nghiệp gây ra nhằm chế thấp nhất việc khiếu kiện, gây khó khăn khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp giúp ổn định chính trị - xã hội.
Thứ ba, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cịn có vai trị thể hiện xu hướng phát triển kinh tế của đất nước, thể hiện các chính sách đối nội, đối ngoại về việc thu hút vốn đầu tư, và thơng qua đó là thơng cụ thể hiện quyền lực Nhà nước là đại diện chủ sở hữu đất đai.
1.2. 2. Cấu trúc của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Thứ nhât, về nguyên tắc và điều kiện bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp Nhà nước đã quy định chi tiết hơn các nguyên tắc bồi thường về đất và nguyên tắc bồi thường thiệt hại về tài sản, ngừng sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất thành 02 điều riêng biệt. Dựa trên những nguyên tắc và điều kiện bồi thường, hỗ trợ này nhằm đảo bảo việc bồi thường đúng đối tượng, bồi thưởng, hỗ trợ thỏa đáng những thiệt hại đối với người bị thu hồi đất đồng thời tạo cơ sở cho việc thực hiện và áp dụng các quy định chi tiết về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, điều này được quy định cụ thể tại Điều 74, Điều 88 Luật đất đai 2013, hướng dẫn thực hiện tại
Nghị định 47/2014/NĐ-CP
Thứ hai, nội dung bồi thường, hỗ trợ đối với người bị thu hồi đất nông nghiệp, bao gồm các quy định cụ thể về bồi thường về phương thức bồi thường đó là bồi thường bằng tiền và bằng đất điều này được quy định tại Điều 79 Luật đất đai năm 2013 ; Về giá đất tính bồi thường quy định tại điều Điều 114 Luật đất đai 2013, Điều 4 Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về giá đất. Luật đất đai 2013 quy định rõ nguyên tắc định giá đất phải theo mục đích sử dụng đất hợp pháp tại thời điểm định giá, theo thời hạn sử dụng đất; bổ sung quy định về cơ quan xây dựng, cơ quan thẩm định giá đất, vị trí của tư vấn giá đất trong việc xác định giá đất, thẩm định giá đất và việc thuê tư vấn để xác định giá đất cụ thể. Luật
quy định khung giá đất do Chính phủ ban hành, định kỳ 05 năm một lần đối với từng loại đất, theo từng vùng; bỏ quy định việc công bố bảng giá đất vào ngày 01/01 hàng năm, thay vào đó, bảng giá đất được xây dựng định kỳ 5 năm một lần và công bố công khai vào ngày 01/01 của năm đầu kỳ.
Thứ ba, về trình tự và thủ tục bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp gồm các quy định về: Lập, bổ sung, thẩm định, thực hiện phương án bồi thường, cũng như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất nông nghiệp.
Thứ tư, việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp luôn là vấn đề dư luận quan tâm, ở đâu có dự án thì ở đó có khiếu nại, đó có thể là khiếu nại về thu thu hồi đất, khiếu nại về bồi thường, hỗ trợ, việc giải quyết những vấn đề này được quy định tại Khoản 2, Điều 204 và Khoản 2, Điều 205 Nhà nước áp dụng các quy định về giải quyết khiếu nại Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo năm 2011; Luật Tố tụng hành chính năm 2010.
1.2.3. Các yếu tố tác động đến pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp
Thứ nhất, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai tác động đến nội dung các quy định của pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thể hiện: Vì nhà nước là đại diện chủ sở hữu nên khi thu hồi đất nông nghiệp nhà nước đứng ra bồi thường một khoản tiền tương ứng với giá trị đất bị thu hồi cho người bị thu hồi đất; không phải mọi trường hợp bị nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đều được bồi thường mà chỉ những diện tích đất đáp ứng điều kiện được bồi thường theo quy định của pháp luật mới được bồi thường và hỗ trợ.
Thứ hai, xây dựng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp phải quan tâm đến quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đổi mới đất
nước. Nhà nước thể chế hoá các quan điểm, đường lối của Đảng bằng các quy định của pháp luật để quản lý xã hội.
Thứ ba, dựa trên các nền tảng cơ bản của quyền được sống, được mưu cầu hạnh phúc… bởi khi thu hồi đất nông nghiệp, đương nhiên người sử dụng đất bị tước đi quyền sử dụng đất kéo theo là các hệ lụy về việc dừng sản xuất lao động, không tạo ra được thu nhập cũng như lương thực thực phẩm trên diện tích đất bị thu hồi, điều này đe dọa trực tiếp đến đời sống của người dân, do vậy nhà nước cần phải ban hành các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất nông nghiệp để ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất.
Thứ tư, về phương diện chính trị, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được ban hành, được quan tâm thực hiện sẽ tạo được lịng tin cho nhân dân, từ đó nhà nước có điều kiện thuận lợi để thực hiện các chính sách pháp luật khác.
Tiểu kết chương 1
Thơng qua những phân tích về những vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp và pháp Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp, tác giả thấy rằng việc quy định các cơ sở pháp lý về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp là thực sự cần thiết. Tuy nhiên, các quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thể tùy tiện quy định và áp dụng mà phải được quy định bằng việc xác định phạm vi, đối tượng cụ thể nhằm mục đích đảm bảo quyền lợi giữa các bên liên quan. Thông qua những vấn đề lý luận về pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp, cũng cho thấy tính cấp thiết cần nhanh chóng hồn thiện các quy định này, căn cứ vào quả thực hiện các quy định pháp luật sẽ chọn lọc ra những quy định phù hợp, quy định cần bổ sung cần sửa đổi và cần hủy bỏ, từ đó đó góp phần phát triển kinh tế và ổn định chính trị - xã hội.
CHƯƠNG 2.