- 30 hộ dân và 03 tổ chức UBND thị xã chưa phê duyệt phương án với số tiền 31,15 tỷ đồng (Do Bộ Công án chưa bố trí được nguồn kinh phí để ch
KẾT LUẬN CHUNG
Hiến pháp năm 2013 đã xác định ở Việt Nam đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Theo đó, Nhà nước thực hiện quyền của chủ sở hữu thông qua việc quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất; quyết định chính sách điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất không phải do người sử dụng đất, hoặc người được trao quyền sử dụng đất tạo ra. Vì thế, thu hồi đất là phạm trù khơng thể thiếu trong tồn bộ các quyền của chủ sở hữu đất đai do Nhà nước làm đại diện.
Trong quá trình phát triển đất nước theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa, tất yếu phải thu hồi đất để phục vụ cho lợi ích quốc gia, lợi ích cơng cộng, bản thân việc này cũng tác động rất lớn đến người bị thu hồi đất. Khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp của người sử dụng đất thì phải bồi thường cho những thiệt hại do việc thu hồi đất gây ra trong đó có việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và nhiều chính sách hỗ trợ khác nhằm bù đắp những thiệt hại xảy ra do việc thu hồi đất mà người sử dụng đất phải chịu. Để giải quyết hậu quả của việc thu hồi đất thì Nhà nước cần phải điều tiết, giải quyết hài hịa lợi ích giữa Nhà nước , nhà đầu tư và người bị thu hồi đất, đây là động lực của sự phát triển, nếu giải quyết tốt lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể này thì sẽ tạo động lực cho sự phát triển của xã hội, ngược lại, chế định thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội sẽ là nguyên nhân của những đối kháng và mâu thuẫn xã hội.
Phải thừa nhận rằng, việc thu hồi đất mang lại nhiều ý nghĩa tích cực như: Mang lại lợi ích về kinh tế cho chính nhà đầu tư; Làm tăng thêm giá trị của đất, khơng chỉ những nơi có đất bị thu hồi, mà cịn những khu vực “vệ tinh” của dự án; Là cơ sở để địa phương tiếp tục thu hút các nhà đầu tư khác; Tạo công việc cho người dân không chỉ ở địa phương mà còn ở các địa phương khác về làm.
Trên cơ sở các vấn đề mà tác giả đã nghiên cứu và trình bày tại luận văn, đặc biệt là vấn đề về thực trạng các quy định pháp luật và thực trạng áp dụng những quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Ninh cho thấy: Nhìn chung, pháp luật đã đảm bảo được các quyền lợi chính của người bị thu hồi đất nhưng thực tiễn áp dụng pháp luật còn gặp nhiều vướng mắc cần được giải quyết như các vấn đề về xác định trường hợp nào mới thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; Xác định điều kiện được bồi thường, hỗ trợ; Việc xác định điều kiện được hỗ trợ tái định cư; việc xác định đơn giá để bồi thường, hỗ trợ. Hay những vấn đề liên quan khác như việc chấn chỉnh lại thái độ và chuyên môn nghiệp vụ của các cán bộ làm công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. thông qua thực tiễn áp dụng và để các chính sách bồi thường, hỗ trợ được người dân đồng thuận, tạo điều kiện thuận lợi cho Nhà nước và chủ đầu tư thực hiện dự án, tác giả cũng đưa ra các giải pháp để việc áp dụng pháp luật bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp được hiệu quả như: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bồi
thường khi Nhà nước thu hồi đất nói riêng cho cán bộ và nhân dân; - Đẩy mạnh việc cơng khai hóa, minh bạch hóa q trình thực thi pháp
luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp;
- Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, phổ biến những văn bản quy phạm pháp luật mới, những chính sách mới.
- Kiện tồn đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
- Cơ quan có thẩm quyền chủ động xây dựng kế hoạch tiếp tục đối thoại, với người bị thu hồi đất có buổi làm việc với các cơ quan chức năng, tham khảo ý kiến tư vấn của các chuyên gia, các tổ chức luật sư, luật
gia, mặt trận tổ quốc, đại diện Ban xây dựng Đảng, hội đồng nhân dân nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề vướng mắc về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
- Tăng cường kiểm tra, thanh tra các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, UBND cấp xã và các cơ quan các có thẩm quyền thu hồi đất nhằm nhằm phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những sai phạm và xử lý nghiêm minh các vi phạm về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường và hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp.
Việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đang là vấn đề phức tạp và đang được xã hội quan tâm, chú ý. Việc đảm bảo lợi ích giữa các bên liên quan là vấn đề không dễ dàng giải quyết. Do vậy, trong q trình nghiên cứu luận văn, có thể cịn nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mà tác giả chưa nhận diện được đầy đủ, tồn diện, hoặc các vấn đề về kỹ thuật trình bày luận văn. Tác giả mong muốn nhận được nhận xét, góp ý của Hội đồng chấm luận văn, của các thầy cô, đồng nghiệp và bạn đọc về nội dung và hình thức của luận văn và sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm của bản thân và sẽ nhanh chóng hồn thiện luận văn đạt hiệu quả tốt nhất.