GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 69)

- 30 hộ dân và 03 tổ chức UBND thị xã chưa phê duyệt phương án với số tiền 31,15 tỷ đồng (Do Bộ Công án chưa bố trí được nguồn kinh phí để ch

GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ

THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP TẠI TỈNH QUẢNG NINH

3.1.Những yêu cầu, đòi hỏi khách quan của của việc tiếp tục hoàn thiện pháp Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh.

Thứ nhất, hiện nay, tỉnh Quảng Ninh đang trở thành điểm đến của các nhà đầu tư, việc thu hồi đất để thực hiện dự án phát triển kinh tế vì lợi ích quốc gia là cần thiết. Trong đó, đối tượng được nhắm đến chủ yếu là đất nông nghiệp, việc thu hồi đất nông nghiệp không chỉ đơn giản làm chấm dứt quan hệ pháp Luật đất đai giữa người sử dụng đất nơng nghiệp với Nhà nước mà cịn ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của các bên liên quan, kéo theo những hệ lụy về mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Hầu hết các vụ khiếu kiện tại tỉnh Quảng Ninh trong lĩnh vực đất đai hiện nay chủ yếu là do không giải quyết thỏa đáng các hậu quả của việc thu hồi đất nông nghiệp, nhưng vấn đề như thế nào là thỏa đáng thì tác giả cho rằng, những quy định của pháp luật hiện tại về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp chưa đảm bảo được, đơn cử như trường hợp hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mà trên đất có nhà ở nhưng đất khơng đủ điều kiện để cấp đất ở. Quy định pháp luật có nhưng khơng được hướng dẫn cụ thể, quy định cá biệt của UBND tỉnh Quảng Ninh cũng có quy định trường hợp này nhưng lại không được áp dụng thực tiễn, nên chăng cần phải có những cơ chế, chế tài cho để quy định này và những quy định khác về bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Thứ hai, yêu cầu đảm bảo về ổn định chính trị: Nếu việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không thỏa đáng sẽ xảy ra bất

đồng có thể dẫn tới biểu tình, chống đối chính quyền, tạo thành những điểm nóng. Là cơ hội cho những phần từ phản quốc, chống đối Nhà nước kích động nhân dân, lợi dụng vào mâu thuẫn này mà gây mất ổn định chính trị. Do vậy, vấn đề đất đai, đất nơng nghiệp ln có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và nhạy cảm. Khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp, quyền và lợi ích trực tiếp, trước mắt của người sử dụng đất bị xâm hại, họ không chỉ mất quyền sử dụng đất, mà còn mất nguồn sống, mất việc làm, phải thay đổi môi trường sống và làm việc.

Thứ ba, yêu cầu về sự ổn định về kinh tế - xã hội: Chúng ta cũng biết, nước ta đi lên từ một nước nông nghiệp, phần lớn người dân sản xuất nơng nghiệp, việc thu hồi đất nơng nghiệp vơ hình chung sẽ ảnh hưởng đến lao động, việc làm, cơ cấu cây trồng vật nuôi, phương hướng sản xuất, cơ cấu lao động… cũng như văn hóa, nếu sống cộng đồng của địa phương. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực là những tác động tiêu cực như mất tư liệu sản xuất, mất việc làm, khơng có thu nhập, kéo theo những hệ lụy là tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, trộm cắp.

Ngày nay, theo nhìn nhận khách quan, tác giả thấy rằng song song với việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp cần phải thực hiện tốt công tác bồi thường đối với người có đất bị thu hồi. Từ đó, người bị thu hồi đất cùng những người có liên quan ( thành viên trong gia đình) nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung cho sản xuất, góp phần cải thiện và nâng cao mức sống. Nhờ vậy mà kinh tế, bộ mặt văn hóa nơng thơn sẽ có những chuyển biến tích cực.

Thứ tư, xuất phát từ việc hồn thiện các chế định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Luật đất đai năm 2013 đã được chú trọng sửa đổi, từng bước hoàn thiện theo hướng tạo điều kiện ngày càng tốt hơn cho người có đất bị thu hồi ổn định đời sống và sản xuất như quy định

nguyên tắc bồi thường về đất đai khi Nhà nước thu hồi đất; Quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phịng, an ninh; phát triển kinh tế xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng loại đối tượng mà Nhà nước thu hồi đất; Thể chế hóa cơ chế, chính sách bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất cịn lại thông qua các quy định chi tiết đối với từng loại đất, gồm: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất ở… Như vậy, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nơng nghiệp nói riêng, pháp luật về quản lý đất đai nói chung ln cần được xem xét, hoàn thiện để đạt được hiệu quả áp dụng cao nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp theo pháp luật đất đai từ thực tiễn tỉnh quảng ninh (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)