Các yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo pháp luật ở việt nam hiện nay từ thực tiễn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 33)

2 Điều 6 Luật Đâí đai năm

1.4. Các yêu cầu điều chỉnh pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Để pháp luật được người dân đón nhận, được thực thi hiệu quả thì khơng chỉ pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất mà tất cả các lĩnh vực pháp luật khác đều phải đảm bảo các yêu cầu sau:

Thứ nhất, tính thống nhất: tính thống nhất của các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thể hiện mối liên hệ gắn bó giữa lĩnh vực luật có liên quan như luật dân sự, luật doanh nghiệp, luật bảo vệ môi trường, luật bảo vệ và phát triển rừng…giữa các luật này khơng có sự mâu thuẫn, chồng chéo về đối tượng điều chỉnh, áp dụng với nhau;

Tính thống nhất thể hiện sự phù hợp, logic về phân bố các nội dung như Nhà nước quy định về nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trước, sau đó đến điều kiện và các trường hợp được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Ngồi ra tính thống nhất cịn thể hiện ở thứ tự áp dụng văn bản, như đối với các khoản hỗ trợ luật quy định các khoản hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, nhưng thống nhất chi tiết các khoản hỗ trợ này sẽ được quy định tại nghị định của Chính phủ và hướng dẫn cụ thể bằng thông tư, địa phương căn cứ vào các nghị định có liên quan để ban hành các quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp với từng địa phương.

Thứ hai, tính hợp hiến: Theo tác giả, đây là tiêu chí quyết định đến sự tồn tại của quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bởi hiến pháp là đạo luật cao nhất, mọi đạo luật đều phải tuân thủ theo hiến pháp, nếu trái với quy định, nguyên tắc trong hiến pháp thì sẽ bị đình chỉ hoặc bãi bỏ như: Việc trái với Hiến pháp khơng chỉ dựa vào nội dung điều luật mà cịn căn cứ vào tinh thần, tư tưởng, nguyên tắc của Hiến pháp.

Thứ ba, về tính hợp pháp: Để quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được áp dụng và đảm báo giá trị pháp lý thì trước hết quy định đó phải phù hợp với Hiến pháp, tiếp theo phải được ban hành đúng thẩm quyền, đúng trình tự, thủ tục luật định. Bên cạnh đó, hình thức của văn bản phải phù hợp với quy định về kỹ thuật văn bản, như khi áp dụng Điều 19 của Nghị định 47/2014/NĐ-CP thì nghị định này phải được cơ quan có thẩm quyền là chính phủ ban hành, hay văn bản quy định về các trường hợp cụ thể hóa nghị định để bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại các địa phương phải là quyết định của UBND tỉnh đó ban hành.

Thứ tư, tính tồn diện: Là việc các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đảm bảo được mọi quyền lợi, nghĩa vụ của các bên liên quan, đồng thời bao quát được đầy đủ các trường hợp được hay không được bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, dự trù được những thiệt hại của người bị thu hồi đất. Tính tồn diện cịn thể hiện quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của địa phương đã phù hợp với các quy định cùng lĩnh vực tại hiến pháp, cho đến Luật Đất đai, nghị định, thông tư .

Kết luận chương 1

Để đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay, việc tạo môi trường kinh doanh, đầu tư thuận lợi cho các chủ đầu tư, doanh nghiệp là biện pháp cần thiết. Dựa trên nền tảng đất đai thuộc chế độ sở hữu toàn dân do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thông qua thực tiễn sử dụng và khi Nhà nước thu hồi đất đã trực tiếp xâm phạm đến quyền quyền sử dụng đất của người bị thu hồi đất, biểu hiện cụ thể là người sử dụng đất bị mất đi quyền khai thác quyền lợi kinh tế trên đất như quyền cho thuê, mất đi quyền canh tác trên đất từ đó mất đi thu nhập kinh tế để ni sống bản thân và gia đình, người bị thu hồi đất trực tiếp mất đi sản lượng lương thực thường xuyên do sử dụng đất nông nghiệp mang lại. Nhận thức được những thiệt hại trực tiếp, thiệt hại gián tiếp đe dọa đến đời sống của người bị thu hồi đất, Nhà nước với vai trò là đại diện chủ sở hữu về đất đai đã thực hiện trách nhiệm bảo hộ tài sản nhằm đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho người bị thu hồi đất. Bên cạnh đó, để tránh lãng phí đất đai cũng như hạn chế sự độc quyền trong quản lý đất đai, Nhà nước quy định các trường hợp thu hồi đất. Nếu dự án thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất thì tồn bộ quy trình từ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được thực hiện theo quy định của pháp luật. Điều này đã có tác động tích cực đến việc quản lý, sử dụng đất đai, tuy nhiên trong quá trình áp dụng các quy định của LĐĐ đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế trong công tác thu hồi, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất theo pháp luật ở việt nam hiện nay từ thực tiễn thị xã quảng yên, tỉnh quảng ninh (Trang 30 - 33)