Mật độ dân cư và điều kiện nhà ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu GIÁ tài sản là NHÀ, QUYỀN sử DỤNG đất THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH án dân sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)

Dân số của TP.Hồ Chí Minh đến thời điểm ngày 23/1/2019 là 8.859.688 người, tăng 64.823 người so với thời điểm 30/6/2018 (số liệu dân số của TP. Hồ Chí Minh đến thời điểm 30/6/2018 là 8.794.865 người). Số liệu này chưa tính lực lượng bộ đội và cơng an ở tại hộ. Như vậy trong thời kỳ 10 năm, từ năm 2009-2019, tốc độ tăng dân số bình qn của TP. Hồ Chí Minh là 2,15%/năm. Bình quân mỗi năm thành phố tăng thêm khoảng 200.000 người, gần bằng dân số của một quận có quy mơ nhỏ ở thành phố, trong đó có hơn 130.000 dân nhập cư (Lê Văn Thành, 2012). Đơ thị hóa do di cư và tăng dân số tại các khu vực nội thị TP Hồ Chí Minh đã gây áp lực lên cơ sở hạ tầng và dịch vụ xã hội hiện tại (Liu Wen Tao, 2015). Đơ thị hóa nhanh chóng khơng được quản lý và khơng có kế hoạch sẽ dẫn tới tăng áp lực dân số lên các dịch vụ đơ thị như nhà ở, giáo dục, chăm sóc y tế, nước sạch, vệ sinh và giao thơng. Các ước tính đáng báo động cho rằng 41% các hộ gia đình ở thành thị của Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng thiếu một trong các chỉ số sau: nhà kiên cố; đủ không gian sống; tiếp cận với nguồn nước sạch; tiếp cận với vệ sinh tốt; quyền cư trú an toàn (Veronique Marx và Katherine Fleischer, 2010).

Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 7,1% dân nhập cư TP Hồ Chí Minh có quyền chủ sở hữu nhà ở, phần cịn lại là đi th mướn (92,6%) (Hình 1). Do vậy, tương tự như các thành phố lớn khác như Bắc Kinh, hệ thống nhà trọ phục

vụ cho người nhập cư là một bộ phận không thể thiếu trong bức tranh hiện trạng nhà ở của TP Hồ Chí Minh mà qua đó các bất cập về quyền sở hữu, vai trị và trách nhiệm của người ở đối với căn nhà họ đang ở và đối với cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như các cơ sở hạ tầng xã hội tại khu vực cũng cần được nghiên cứu và xây dựng biện pháp quản lý (Li Yu, 2013) [39].

Trong giai đoạn từ năm 2016 đến nay, diện tích bình qn nhà ở tồn TP Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể (từ mức 17,32m2 /người năm 2015, nâng lên là 18,82m2 /người năm 2017). Qua đó cũng thúc đẩy phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của thành phố; tốc độ đơ thị hóa diễn ra rất nhanh; nhiều dự án phát triển đô thị, dự án khu nhà ở, bất động sản được đầu tư xây dựng trên địa bàn Thành phố, trong đó 2 tập trung phát triển chính ở các hướng Đông, Nam và Đông Nam, phù hợp với định hướng phát triển chung của thành phố, tạo ra sự liên kết mạnh mẽ giữa các khu vực với nhau; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội từng bước được xây dựng đồng bộ, đảm bảo về chất lượng; sản phẩm nhà ở đa dạng về chủng loại, không chỉ giải quyết khá tốt nhu cầu chỗ ở, nâng cao điều kiện sống cho người dân, mà cịn góp phần làm thay

đổi diện mạo đô thị, bộ mặt thành phố ngày càng thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại.

Điều này dẫn tới một thực tế việc bán đấu giá tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất đối với dân cư TP.Hồ Chí Minh chỉ tập trung vào lực lượng dân cư tại chỗ đã có chỗ ở ổn định, các trường hợp người nhập cư đòi hỏi việc kiểm tra và giám sát tài sản nhà ở và quyền sử dụng đất hợp pháp trên địa bàn TP Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu GIÁ tài sản là NHÀ, QUYỀN sử DỤNG đất THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH án dân sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 29 - 31)