Kháng nghị giám đốc thẩm ảnh hưởng quyền lợi người mua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu GIÁ tài sản là NHÀ, QUYỀN sử DỤNG đất THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH án dân sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 47 - 51)

giá tài sản trong thi hành án dân sự qua thực tiễn TP .Hồ Chí Minh

2.4.3.Kháng nghị giám đốc thẩm ảnh hưởng quyền lợi người mua

2.4. Thực trạng hiệu lực kết quả đấu giá và bảo vệ quyền của bên mua trong

2.4.3.Kháng nghị giám đốc thẩm ảnh hưởng quyền lợi người mua

Một số vụ việc tại TP Hồ Chí Minh cho thấy mặc dù nhà đất ở đã mua đấu giá nhưng phát sinh quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

khiến quyền lợi người mua bị ảnh hưởng. Cụ thể, theo quy định của Bộ luật TTDS, thời hạn kháng nghị giám đốc thẩm là 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định của Tịa án có hiệu lực pháp luật. Trong khi đó, sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, cơ quan THADS sẽ tiến hành các thủ tục kê biên nhà đất để thi hành án và tổ chức bán đấu giá. Bất cập ở chỗ, sau khi hồn tất các thủ tục bán đấu giá, thậm chí người mua đã được sang tên chính chủ nhà đất nhưng tài sản chưa được bàn giao trên thực tế thì phát sinh quyết định kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Khi đó, tài sản mua đấu giá sẽ bị phong tỏa, khơng được bàn giao để giải quyết theo trình tự giám đốc thẩm. Ví dụ:

Quyết định thi hành án số:053/QĐ1-CTHADS ngày 22/01/2013 của Chi cục thi hành án dân sự quận N thi hành Bản án số 42/KDTM-PT ngày 17/12/2012 của Tòa án phúc thẩm TAND Tối cao tại thành phố Hồ Chí Minh.

“Buộc Cơng ty X thanh tốn cho Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín số tiền cịn nợ của Hợp đồng tín dụng ngày 22/04/2011 và Phụ lục kèm theo là 97.866.989.298 đồng”

Quá trình tổ chức thi hành án, tài sản thế chấp là căn nhà đã được đưa ra bán đấu giá. Kết quả bán đấu giá người mua trúng giá tài sản là 24.035.416.000 đồng.

Tuy nhiên, ngày 16/7/2018 Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.Hồ Chí Minh ban hành Quyết định giám đốc thẩm số 06/2018/KDTM-GĐT ngày 16/7/2018 về việc tranh chấp Hợp đồng tín dụng Hủy bản án kinh doanh, thương mại phúc thẩm số 42/2012/KDTM-PT ngày 17/12/2012 của Tòa Phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Thành phố Hồ Chí Minh và Bản án kinh doanh, thương mại sơ thẩm số 819/2012/KDTM-ST ngày 26/6/2012 của Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh về vụ án kinh doanh thương mại “Tranh chấp Hợp đồng tín dụng” giữa nguyên đơn là Ngân hàng TMCP T với bị đơn là Công ty X.

Do Bản án bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nên Chi cục THADS quận N ra quyết định đình chỉ thi hành án theo quy định tại Điều 50 Luật THADS sửa đổi, bổ sung năm 2014. Do đó, việc giao tài sản cho người trúng đấu giá chưa được thực hiện, phải chờ kết quả giải quyết của Tịa án.

Có thể thấy rằng tình trạng khơng thể giao tài sản sau khi bán đấu giá thành khá phổ biến, tình trạng này tồn tại bởi một số nguyên nhân sau:

Do đương sự chống đối, cản trở việc giao tài sản. Hầu hết các vụ việc thi hành án có tài sản là bất động sản bị kê biên, đấu giá thành đều gặp nhiều khó khăn trong việc giao tài sản cho người trúng đấu giá. Để ngăn cản việc giao tài sản cho người mua được tài sản mà người phải thi hành án có thể khóa cửa bỏ đi, khơng có mặt tại thời điểm giao tài sản hoặc là huy động lực lượng, vũ khí để chống lại lực lượng cưỡng chế giao tài sản.

Tài sản đang bị tranh chấp, khởi kiện tại Tòa án. Mặc dù đã thông báo hợp lệ nhiều lần về quyền khởi kiện chia tài sản hoặc khởi kiện giải quyết tranh chấp về tài sản nhưng đến thời điểm bán đấu giá thành thì đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ có liên quan mới thực hiện việc khởi kiện tranh chấp quyền sở hữu, sử dụng tài sản hoặc khởi kiện chia tài sản được Tòa án thụ lý giải quyết nên việc thi hành án phải hoãn theo quy định của pháp luật. Và việc tranh chấp này có thể xảy ra lặp đi lặp lại nhiều lần, khiến Chấp hành viên phải hoãn thi hành án hết lần này đến lần khác.

Trên đây là một số khó khăn, bất cập trong quá trình bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người mua đấu giá nhà đất trên địa bàn TP Hồ Chí Minh gặp phải. Những hạn chế này tới nay sau khi Luật Đấu giá tài sản ra đời mặc dù đã khắc phục được một phần nhưng những vấn đề thuộc về thái độ của bên bị thi hành nhà đất bán đấu giá hiện chưa khắc phục được.

TP Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế chính trị xã hội của cả nước có tốc độ phát triển nhanh, lượng nhà ở và tài sản bất động sản của người dân TP khá dồi dào và đây cũng là đối tượng được sử dụng để bảo đảm nghĩa vụ trong bán đấu giá để thi hành án, bảo vệ lợi ích chính đáng, hợp pháp của người được thi hành án, của nhà nước.

Trước đây, Nghị định số 17/2010/NĐ-CP của Chính phủ về đấu giá tài sản cung cấp những cơ sở pháp lý cơ bản để ngăn chặn tình trạng thơng đồng, dìm giá, quân xanh quân đỏ nhằm giảm giá tài sản đấu giá. Tuy nhiên, thực tiễn đấu giá tài sản thi hành án tại TP Hồ Chí Minh lại cho thấy những bất cập như tình trạng chủ sở hữu nhà ở, người có quyền sử dụng đất khơng tự nguyện bàn giao hoặc miễn cưỡng bàn giao nhưng khơng giao giấy tờ; Tình trạng khó khăn trong cưỡng chế kê biên thi hành án; Tình trạng kháng nghị giám đốc thẩm ảnh hưởng quyền lợi người mua.

Trước thực tế đó, những quy định mới của Luật đấu giá tài sản năm 2016 đã bổ sung một số quy định nhằm khắc phục tình trạng này. Tuy nhiên, thực tiễn áp dụng quy định còn hạn chế, bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung hoặc có văn bản hướng dẫn thi hành phù hợp với thực tiễn nhằm đạt hiệu quả tối ưu nhất.

Chương 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẤU GIÁ TÀI SẢN LÀ NHÀ, QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TRONG THI HÀNH ÁN DÂN

SỰ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu GIÁ tài sản là NHÀ, QUYỀN sử DỤNG đất THEO PHÁP LUẬT THI HÀNH án dân sự từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 47 - 51)