Đặc điểm và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 49 - 54)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

2.2. Đặc điểm và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm

2.2.1. Quy mô đào tạo, bồi dưỡng

Ở Trung ương, trong 05 năm gần đây công tác tập huấn, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận các cấp đã được BTT UBTW MTTQ Việt Nam đặc biệt quan tâm. Năm 2013, tổ chức 03 Hội nghị tồn quốc tập huấn cơng tác tổ chức Đại hội Mặt trận Tổ quốc các cấp cho 967 cán bộ chủ chốt của Mặt trận cấp Trung ương, cấp tỉnh và cấp huyện. Năm 2014, tổ chức 02 Hội nghị tập huấn quán triệt, triển khai các Nghị quyết Đại hội VIII Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho 427 đại biểu của Mặt trận Trung ương và Ủy ban MTTQ các tỉnh, thành phố. Năm 2016, 2017. 2018 đã tổ chức Hội nghị tập huấn trực tuyến cho 8.449 đại biểu Mặt trận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương. Từ năm 2015 đến 2018 đã tổ chức 06 khóa bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Mặt trận cho 1.363 đại biểu Mặt trận cấp huyện, cấp tỉnh, cấp Trung ương…

Đối với các địa phương, công tác bồi dưỡng, tập huấn cán bộ cũng được đặt ra thường xuyên bằng cách phối hợp với các trường Chính trị tỉnh, thành phố và các Trung tâm giáo dục chính trị quận, huyện, thị xã mở lớp đào tạo, bồi dưỡng. Ngoài ra Ủy ban MTTQ Việt Nam cũng chủ động tự bồi dưỡng, tập huấn cho hàng chục cán bộ của mình tại chỗ cũng phần nào đáp ứng được yêu cầu của công tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận trong tình hình hiện nay.

2.2.2. Các loại hình đào tạo, bồi dưỡng

Hiện nay, hệ thống cơ sở làm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận được chia làm 3 cấp:

- Cấp trung ương: Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học thuộc cơ quan UBTW MTTQ Việt Nam là đơn vị duy nhất có chức năng bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Mặt trận. Hàng năm, Trung tâm đang tổ chức bồi dưỡng cho cán bộ mới về làm công tác Mặt trận chuyên trách của cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện. Hiện nay chưa có quy định chính thức về việc phân cấp bồi dưỡng cán bộ cho các đối tượng này.

- Cấp tỉnh: Chức năng bồi dưỡng cán bộ Mặt trận do Trường chính trị cấp tỉnh thực hiện. Theo Quy định số 09-QĐ/TW, ngày 13/11/2018 của Ban Bí thư về chức

năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì Trường chính trị cấp tỉnh có nhiệm vụ: “Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chun mơn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đồn thể chính trị-xã hội cấp cơ sở. Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho các đại biểu của Hội đồng nhân dân cấp xã, cấp huyện”.

- Cấp huyện: Chức năng bồi dưỡng cán bộ Mặt trận do Trung tâm chính trị cấp tỉnh thực hiện. Theo Quy định số 208-QĐ/TW, ngày 8/11/2019 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của Trung tâm chính trị cấp huyện thì Trung tâm chính trị cấp huyện có nhiệm vụ: “Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới về chuyên môn, nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể chính trị-xã hội và một số lĩnh vực khác cho cán bộ đảng (là cấp ủy viên cơ sở), cán bộ chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đồn thể ở cơ sở”.

2.2.3. Đặc điểm đối tượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm

Theo thống kê, số lượng cán bộ Mặt trận Tổ quốc Việt nam các cấp tính đến T12/2019 cụ thể như sau:

Số lượng Ủy viên Ủy ban MTTQ VN các cấp là 431.333 người (trong đó cấp Trung ương là 382 người, cấp tỉnh 5.611 người, cấp huyện: 40.086 người, cấp xã 385.254 người)

Thành viên các hội đồng tư vấn, Ban tư vấn: Cấp Trung ương 7 Hội đồng với tổng số 126 người, cấp tỉnh 27 Hội đồng với 1.440 người, cấp huyện 695 người. Ban tư vấn với tổng số 5.467 người.

Ban công tác Mặt trận hiện có 103.303 Ban, trung bình mỗi Ban có 5 thành viên, tổng số khoảng 518.030 cán bộ Mặt trận.

Số lượng cán bộ chuyên trách Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp là 17.652 người (trong đó cấp Trung ương là 185 người, cấp tỉnh là 1.105 người, cấp huyện là 4.045 người và cấp xã là 12.945 người).

Ngồi ra cịn có số lượng thành phần cá nhân tiêu biểu tham gia Ủy ban MTTQ VN các cấp, Hội đồng tư vấn, lực lượng cộng tác viên ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả tư vấn.

Bảng 2.1 : Trình độ chun mơn, lý luận chính trị của cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và 63/63 tỉnh thành, phố

TT Đối tượng Tổng số Trình độ chun mơn Trình độ lý luận chính trị Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên Đại học cấp Trung cấp Cao cấp/cử nhân A Đối tượng 1

Vụ trưởng và tương đương 13 0 0 5 8 0 0 13

Phó Vụ trưởng và tương

đương 27 0 0 11 16 0 0 27

Chủ tịch UBMTTQ cấp tỉnh 63 0 2 23 38 0 4 59

Phó Chủ tịch UBMTTQ cấp

tỉnh 182 0 6 116 60 0 14 168

Quy hoạch các chức danh trên (Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng, Chủ tịch, Phó Chủ tịch và tương đương) 366 0 22 235 109 7 53 306 B Đối tượng 2 Trưởng, phó phịng và tương đương 10 1 0 7 2 1 1 8

Trưởng ban, Chánh văn phòng và tương đương của

cơ quan chuyên trách

UBMTTQ cấp tỉnh

251 0 4 180 67 3 32 216

Phó Trưởng ban, Phó Chánh văn phòng và tương đương của cơ quan chuyên trách UBMTTQ cấp tỉnh 261 2 5 207 47 6 100 155 Chủ tịch UBMTTQ cấp huyện 707 0 7 550 150 0 49 658 Phó Chủ tịch UBMTTQ cấp huyện 1197 8 18 1055 116 25 473 735

Quy hoạch các chức danh tương đương trên (Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBMTTQ cấp huyện)

1301 5 3 1149 144 56 709 536

C Đối tượng 3

Chuyên viên cấp trung ương 59 0 0 31 28 5 30 24

Chuyên viên cấp tỉnh 491 7 8 396 80 81 329 81

Chuyên viên và UVTT cấp

huyện 1655 37 120 1441 57 600 904 151

Chủ tịch Mặt trận cấp xã 10220 1913 1270 6911 126 930 8381 909

(Nguồn: Bảng tổng hợp thống kê số liệu do Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học cập nhật đến 31/12/2019).

Đánh giá khái quát về đội ngũ cán bộ Mặt trận các cấp hiện nay, có thể thấy rằng: cán bộ chuyên trách của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp chủ yếu đều được điều chuyển từ các nguồn khác nhau trong hệ thống chính trị, được rèn luyện trong thực tiễn, số đông cán bộ trẻ tiếp cận nhanh với công việc của Mặt trận. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong công tác bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận cùng cấp như: mở các khóa tập huấn cơng tác nghiệp vụ cơng tác Mặt trận hằng năm; Tổ chức hội thi cán bộ Mặt trận giỏi… Một số cấp ủy Đảng đã quan tâm lựa chọn cán bộ có đủ năng lực, phẩm chất và uy tín để bố trí vào cương vị chủ chốt của Mặt trận.

Tuy nhiên, so với các yêu cầu, nhiệm vụ mới của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đội ngũ cán bộ và cơng tác cán bộ Mặt trận cịn bộc lộ những hạn chế chủ yếu sau: trình độ chun mơn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên trách các cấp đặc biệt là ở cấp huyện, cấp xã so với mặt bằng chung còn thấp; Cơ cấu các độ tuổi chưa cân đối; Hầu hết cán bộ các cấp chưa qua đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức cơ bản về công tác Mặt trận.

Đối tượng 01: là cán bộ lãnh đạo cấp vụ, quy hoạch lãnh đạo cấp vụ và tương

đương, bao gồm: lãnh đạo cấp vụ ở cơ quan chuyên trách Trung ương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ cấp thành phố, cấp tỉnh và quy hoạch các chức danh này.

Đối tượng 02: Cán bộ lãnh đạo cấp phòng, quy hoạch lãnh đạo cấp phòng và

tương đương, bao gồm: lãnh đạo cấp phòng ở cơ quan chuyên trách Trung ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chánh Văn phịng, Phó Chánh Văn phịng của Cơ quan chuyên trách Ủy ban MTTQ VN cấp thành phố, cấp tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN cấp huyện và quy hoạch các chức danh này.

Đối tượng 03: chuyên viên cơ quan chuyên trách Trung ương, cấp thành phố,

cấp tỉnh, cấp huyện và Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt nam cấp xã.

2.2.4. Các yêu cầu đối với hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm

Để MTTQ Việt Nam hồn thành trách nhiệm của mình trước nhân dân thì cán bộ Mặt trận, đặc biệt là cán bộ chuyên trách của UBMT TQ VN các cấp phải có đủ kỹ năng nghiệp vụ về tuyên truyền, vận động, tập hợp, đồn kết, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nhân dân. Kỹ năng nghiệp vụ đó có được thơng qua cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của UB MTTQ VN các cấp.

Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, trải qua 90 năm hình thành và phát triển của Mặt trận dân tộc Thống nhất Việt Nam nhưng đến nay MTTQ Việt Nam chưa có trường, lớp đào tạo cán bộ một cách chuyên nghiệp như các lĩnh vực, ngành nghề khác. Do đó, cơng tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận có vai trị rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực công tác, kỹ năng và nghiệp vụ của cán bộ MTTQ Việt Nam.

Với vai trò quan trọng như trên, BTT UBTW MTTQ VN đã đặt ra các yêu cầu và nhiệm vụ đối với Trung tâm trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp. Từ khi chính thức thành một đơn vị sự nghiệp độc lập trên lĩnh vực bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học về công tác mặt trận, Trung tâm đã thực hiện được rất nhiều công việc đáng được ghi nhận. Tuy nhiên nếu Trung tâm chỉ dừng lại ở nhiệm vụ bồi dưỡng cán bộ như hiện nay thì MTTQ VN vẫn khơng giải quyết được vấn đề cơ bản nhất từ trong lịch sử hình thành cho đến nay đó là nhiệm vụ đào tạo cán bộ Mặt trận một cách chính quy, chuyên nghiệp.

Trước yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới của đất nước, ngồi việc thực hiện nghiêm các quy định và đúng các quy định, quy chế đào tạo và bồi dưỡng cán bộ của Đảng và Nhà nước, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm cần đảm bảo đạt được những yêu cầu sau:

(1) Căn cứ vào Luật MTTQ VN tại điều 37 có quy định “ CBCCVC trong cơ quan UBTW MTTQ VN và người làm công tác MT không chuyên trách phải được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, nghiệp vụ cơng tác MT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao… Cơ quan nhà nước có liên quan tạo điều kiện để MTTQ VN thực hiện kế hoạch, chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng và phát huy đội ngũ chuyên gia, tư vấn, cộng tác viên”. Do đó, Trung tâm phải đảm bảo tổ chức được các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ MT các cấp hàng năm. Các lớp học này phải đảm bảo tính nghiêm túc, có chất lượng, kỷ luật kỷ cương nghiêm.

(2) Nội dung, chương trình đào tạo bồi dưỡng phải tuân thủ và đáp ứng tốt mục tiêu nâng cao hiệu quả thực thi công vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm việc tại các cơ quan, tổ chức trong hệ thống MTTQ VN. Ngồi ra cịn là thước đo đánh giá nhân lực đội ngũ CBCCVC Mặt trận, phục vụ cho việc quy hoạch, phát triển đội ngũ CBCCVC, tạo nguồn kế cận tinh nhuệ và đầy đủ cho Mặt trận trong tương lai.

(3) Đội ngũ CBCCVC làm công tác đào tạo bồi dưỡng của Trung tâm ngoài nghiệp vụ, kiến thức và năng lực thực tiễn cịn phải có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, đạo đức, tư cách tốt, hăng hái và là những người đi đầu trong việc thực hiện các đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

(4) Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác đào tạo bồi dưỡng phải được chuẩn hoá và đầu tư hiện đại, đáp ứng tốt nhất nhu cầu giảng dạy, học tập của giảng viên và học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)