Các thành công và hạn chế trong quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 62 - 71)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

2.4. Các thành công và hạn chế trong quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tạ

Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

2.4.1. Thành công

Trong những năm qua, công tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận đã đạt được những kết quả khả quan ban đầu. Mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng được tổ chức từ trung ương đến cấp huyện, chương trình bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về công tác Mặt trận được xây dựng, một số tài liệu được biên soạn, đội ngũ giảng viên là các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn giàu kinh nghiệm được mời tham gia giảng dạy, cơ sở vật chất được đầu tư, nhất là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ, nội dung và phương pháp giảng dạy cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Hầu hết cán bộ Mặt trận từ cấp trung ương đến cấp xã được trang bị kiến thức và kỹ năng cơ bản về công tác Mặt trận. Công tác bồi dưỡng cán bộ hằng năm đi vào nền nếp và được tổ chức thường xuyên hơn.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh đó cơng tác bồi dưỡng cán bộ Mặt trận cũng bộc lộ những nhược điểm, hạn chế cần tập trung khắc phục trong thời gian tới. Đó là:

Thứ nhất, chưa ban hành được khung chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ

Mặt trận thống nhất, đồng bộ trong hệ thống. Nội dung bồi dưỡng (về thực chất Trung tâm chưa thực hiện được việc đào tạo theo chuẩn quy định của ngành giáo dục) tuy đã từng bước có hiệu quả nhất định nhưng nhìn nhận một cách khách quan là chưa thực

sự trang bị cho cán bộ MT những kỹ năng và kiến thức cần thiết cho công tác MT và các hoạt động hàng ngày của cơ quan. Tập đề cương bài giảng đã được chỉnh sửa rất nhiều lần, đã xuất bản nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hướng dẫn công tác và hoạt động mặt trận cụ thể hàng ngày cho cán bộ MT các cấp mà mới bước đầu chỉ là trang bị phần lý thuyết và một phần nhỏ thuộc về phương pháp luận như nắm được cơ cấu tổ chức, hoạt động, lịch sử MT…). Điều quan trọng nhất và thiếu sót là việc bồi dưỡng kỹ năng công việc hàng ngày, nghiệp vụ công tác mặt trận hàng ngày phải làm gì, làm như thế nào (cầm tay chỉ việc) lại chưa thục hiện được. Để bổ khuyết cho vấn đề này, nhiều MTTQ tại địa phương đã tự biên soạn thêm nội dung bài giảng cho riêng mình dẫn đến việc khập khiễng về nội dung bồi dưỡng.

Thứ hai, Các lớp bồi dưỡng hàng năm chưa tổ chức được theo các đối tượng cụ

thể. Cán bộ Mặt trận thuộc mọi trình độ, mọi chuyên ngành đào tạo trước đây đều xếp chung một lớp bồi dưỡng với cùng một chương trình, phương pháp bồi dưỡng như nhau. Tình trạng các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch hoặc Ủy viên Thường trực và chuyên viên của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp (tỉnh, huyện, xã) dự chung lớp bồi dưỡng với nội dung nghiệp vụ, phương thức truyền đạt như nhau vẫn còn phổ biến ở các lớp bồi dưỡng công tác Mặt trận các cấp. Cách tổ chức này dẫn đến kết quả bồi dưỡng chưa cao. Công tác bồi dưỡng, tập huấn chưa bao hàm hết các đối tượng cần thiết cho công tác mặt trận. Thực tế cho thấy bản chất của MTTQ VN là một liên minh chính trị bao gồm nhiều thành viên tập thể và cá nhân tiêu biểu. Hiện nay phương thức hoạt động chủ yếu của MTTQ VN chính là hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất, nhất quán trong hành động. Trong quá trình tổ chức thực thi các chương trình hành động, Uỷ ban MTTQ VN các cấp phải sử dụng trí tuệ, uy tín ảnh hưởng của rất nhiều cá nhân tiêu biểu như trí sỹ, chức sắc tơn giáo, văn nghệ sỹ …. Đội ngũ này là một phần rất quan trọng của công tác cán bộ MT đặc biệt là trong các lĩnh vực mang tính khoa học và chuyên môn sâu như hoạt động giám sát và phản biện xã hội của MTTQ VN, công tác tôn giáo, công tác dân tộc… Về mặt phẩm chất và chuyên môn ngành của đội ngũ này thì hồn tồn tin cậy nhưng nhận thức về MTTQ VN và hiểu đúng công tác MTTQ VN là làm gì, như thế nào thì chưa hẳn đã có hiểu biết đầy đủ. Điều này là tất yếu do hệ thống đào tạo của nước ta cho tới nay chưa có trường, hay cơ sở nào đào tạo chun mơn mặt trận, chưa có chương trình chun

sâu về MT học, chưa có sách, vở nào ghi chép cách thức để làm cơng tác MT. Vì lẽ do hạn chế về việc nhìn nhận mục tiêu, nội dung chương tình, phương pháp giảng dạy của các giảng viên cũng cần phải cập nhật, thay đổi cho phù hợp với từng đối tượng. Việc mở rộng quy mô đào tạo, bồi dưỡng chưa gắn liền với việc nâng cao chất lượng dẫn đến kết quả thu được của học viên sau bồi dưỡng khi trở lại với công việc hàng ngày có thể áp dụng vào thực tiễn khơng cao. Vì hạn chế thứ nhất nói trên, nội dung chương trình cịn chậm đổi mới, khập khiễng, bổ sung cập nhật thông tin, kiến thức đôi khi bị trùng lặp giữa địa phương với Trung tâm, chưa đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực hoạt động thực tiễn, rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức phong cách lãnh đạo, quản lý. Bên cạnh đó do việc chỉ mở 02 lớp bồi dưỡng 1 năm tại hai miền nam bắc (mỗi khu vực 01 lớp) nên tất cả các học viên của MT đều được trang bị, đào tạo một chương trình như nhau cho tất cả các đối tượng từ người làm tuyên giáo đến người làm công tác dân tộc, công tác phong trào thậm chí cả người làm mảng văn phịng hay kế toán của MT. Hạn chế lớn trong đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ MT của Trung tâm cho cán bộ của mình là kiến thức chỉ mang tính dàn trải, không chuyên. Người làm công việc không liên quan nhưng vẫn phải học chun đề của mảng cơng việc khác gây lãng phí thời gian và việc học tập khơng có tính hiệu quả, mục đích đào tạo bị biến đổi. Huấn luyện, bồi dưỡng phải có chương trình, đúng người, đúng việc, đúng nhu cầu.

Thứ ba, đội ngũ giảng viên làm công tác bồi dưỡng nghiệp vụ Mặt trận chuyên

trách tại Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học, các trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện cịn thiếu, chủ yếu phải mời các chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn. Việc xây dựng đội ngũ giảng viên thỉnh giảng chưa được tổ chức bài bản, chun nghiệp dẫn đến tình trạng bị động. Khơng ít giảng viên có trình độ lý luận nhưng thiếu kinh nghiệm thực tiễn, người có kinh nghiệm thực tiễn lại thiếu trình độ lý luận. Nhiều giảng viên chưa được đào tạo phương pháp sư phạm nên hạn chế về năng lực truyền đạt kiến thức. Do thiếu chương trình, tài liệu thống nhất nên nội dung bài giảng, phương pháp giảng dạy phụ thuộc vào khả năng của mỗi giảng viên dẫn đến việc khó khăn trong đánh giá, quản lý chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo cũng còn yếu về cả số lượng và chất lượng.

Thứ tư, năng lực tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trung tâm Bồi dưỡng

cán bộ và Nghiên cứu khoa học còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Hằng năm, Trung tâm chỉ mới tổ chức được 02 lớp bồi dưỡng chủ yếu dành cho cán bộ mới về làm công tác Mặt trận chuyên trách các cấp; tổ chức một số hội nghị tập huấn trực tuyến triển khai những văn bản mới của Đảng, Nhà nước và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho cán bộ cấp trung ương, tỉnh, huyện; 01 lớp bồi dưỡng cho Ủy ban Mặt trận Lào xây dựng đất nước. Đội ngũ giảng viên cơ hữu của Trung tâm chưa có, chủ yếu là mời các đồng chí trong Ban Thường trực, các chuyên gia, nhà khoa học tham gia giảng dạy. Cơ sở vật chất chưa hoàn thiện. Mặc dù được đầu tư xây dựng trụ sở mới tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, nhưng các hạng mục ký túc xá, nhà ăn… chưa có nên vẫn phải thuê địa điểm để tổ chức lớp bồi dưỡng. Kinh phí để mở các lớp học Trung tâm khơng chủ động được mà hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp hàng năm, năm nhiều, năm ít. Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lý đào tạo, bồi dưỡng mỏng do đó việc quản lý lớp gặp nhiều khó khăn. Ngồi ra việc khơng ít cán bộ MT đi học là thụ động, chưa thực sự tự giác, chủ động, tích cực tham gia lớp học, chưa thực sự đi học vì mục đích tự thân mà là do đi học cho đủ chứng chỉ công tác… Trong khi Học viên được cử đi đào tạo bồi dưỡng kiến thức MT lại chính là người quyết định nội dung, chương trình, nên áp dụng phương pháp giảng dạy như thế nào, và thái độ học tập cũng là một yếu tố quyết định chất lượng và sự thành công của lớp học. Với ý thức học tập và một phần do có độ chênh về trình độ xuất phát điểm của học viên nhưng do học cùng một chương trình học nên việc vận dụng kiến thức đã học ra thực tế cơng việc hàng ngày khác nhau từ đó dẫn đến chất lượng đào tạo sau một khố bồi dưỡng tập trung khơng đồng đều, hiệu qủa lớp học chưa đạt được như kỳ vọng của BTT.

Thứ năm, Trung tâm hiện nay có mảng nghiên cứu khoa học về MT tuy nhiên

các đề tài nghiên cứu này chưa được quan tâm thoả đáng trong vấn đề áp dụng vào giảng dạy kiến thức thực tế cho công tác MT. Giữa công tác nghiên cứu và công tác đào tạo bồi dưỡng chưa có sự liên thơng qua lại, tương trợ lẫn nhau. Một phần dẫn đến tình trạng này là do các chủ nhiệm đề tài có người tham gia với vai trò báo cáo viên nhưng cũng có người khơng tham gia. Một số đề tài lại khơng nằm, khơng bố trí được trong khung chương trình giảng dạy (do thời lượng lớp học ngắn -15 ngày tính cả ngày

nghỉ thứ 7, chủ nhật); tỉ lệ đề tài được sử dụng cho giảng dạy chưa cao, chưa mang tính đột phá cho cơng tác đào tạo; Trung tâm chưa thể hiện được vai trò dẫn dắt, định hướng nghiên cứu cho các chủ nhiệm để lựa chọn các đề tài phục vụ công tác đào tạo, bồi dưỡng và có tính ứng dụng cao. Trung tâm cũng chưa tận dụng được lợi thế có quyền trong việc quyết định phân bổ kinh phí khoa học để đặt hàng các nhà nghiên cứu tạo ra các sản phẩm khoa học cho mình. Việc tổ chức các hội nghị, hội thảo nghiên cứu khoa học chưa được mở rộng liên kết với các đơn vị bên ngoài nhằm tiếp thu khối kiến thức rộng, đa ngành nghề, các kiến thức tiên tiến, hiện đại có thể học hỏi được, bổ sung trang bị cho cán bộ MT của mình.

Thứ sáu, một số hạn chế khác như Trung tâm không phải là trường học thì

Trung tâm sẽ khó khăn trong việc nâng cấp chương trình học, thời gian học, đa dạng hoá ngành học…và chỉ dừng lại ở việc bồi dưỡng các khoá ngắn hạn mà chưa thể đạt tới mức đào tạo tập trung hàng năm, và đào tạo chuyên sâu, rõ nét cho từng cấp đối tượng học viên. Việc chỉ dừng ở mức là một Trung tâm bồi dưỡng của ngành nên biên chế con người cho Trung tâm hiện nay đang bị khống chế về số lượng (cả trung tâm có 13 biên chế và 5 hợp đồng đảm nhiệm lao công, bảo vệ, tạp vụ, lái xe). Đội ngũ cán bộ làm việc tại Trung tâm không đủ người để kiêm nhiệm được nhiều công việc cùng một lúc với quy mô mở rộng, tăng cường, nâng cao chất lượng, số lượng các lớp học như mong muốn của Đảng đoàn, BTT. Cơ sở vật chất của Trung tâm theo Dự án được phê duyệt mặc dù rất hiện đại, có thể nói là một trong những cơ sở giáo dục có quy mơ hiện đại nhất trong khối cơ sở đào tạo của Đảng và Nhà nước, nhưng do hiện tại mới hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng được ½ diện tích (Hội trường lớn, Nhà Hiệu bộ, Phịng học…) nên vẫn chưa thể có địa điểm ổn định để tổ chức lớp học. Với khu ký túc xá, nhà ăn… (giai đoạn 2 của Dự án) mới được khởi công đầu năm 2021 và dự kiến sẽ được hoàn thiện vào năm 2023 nên Trung tâm hiện tại vẫn phải đi thuê địa điểm mở lớp trong thời gian tới.

2.4.2.2 Nguyên nhân chủ quan

(1) Chương trình đào tạo, bồi dưỡng chưa rõ ràng, tài liệu giảng dạy còn chưa đầy đủ và chưa nhất quán. Mục tiêu đào tạo chưa rõ ràng dẫn tới nội dung chương trình chưa cụ thể. Mặc dù tập tài liệu dùng để làm giáo trình đào tạo bồi dưỡng đã được nghiên cứu, tổ chức biên soạn nhưng do nhiều yếu tố đến nay vẫn chưa hoàn

thiện. Sự khơng đồng đều về trình độ kiến thức, nghiệp vụ của các học viên cũng là nguyên nhân lớn trong việc có độ chênh về kết quả tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm công tác được đào tạo bồi dưỡng. Chưa làm được điều này là do Trung tâm cịn chậm triển khai cơng tác điều tra trình độ học vấn, phân loại đối tượng học viên.

(2) Chất lượng tổ chức các lớp bồi dưỡng còn thấp. Hiện nay cán bộ của Trung tâm trực tiếp làm công tác quản lý mảng đào tạo và bồi dưỡng có 02 người và 01 Phó Giám đốc phụ trách trực tiếp. Hai cán bộ này là nguồn giáo viên đứng lớp ở trường chính trị địa phương được tiếp nhận về công tác, cũng phải chuyển đổi từ công tác giảng dạy sang cơng tác quản lý và tổ chức lớp. Do đó việc tổ chức, lên chương trình giảng dạy, cơng tác hậu cần lớp học, quản lý lớp rất khó khăn trong điều kiện Trung tâm vẫn chưa chủ động được địa điểm tổ chức lớp học (lớp học phải đủ rộng, có cơ sở vật chất để học viên các tỉnh xa về có thể ăn, nghỉ tại chỗ…). Do lực lượng mỏng nên các cán bộ này cũng khơng có thời gian để đi đào tạo nâng cao năng lực quản lý của bản thân, cập nhật những kiến thức mới nhất về cơng tác đào tạo, bồi dưỡng cho chính bản thân mình.

(3) Cơng tác nghiên cứu khoa học, tổng kết lý luận và thực tiễn tuy đã được chú ý nhưng do lực lượng nhân sự kiến thức, trình độ non yếu dẫn tới chưa đóng góp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, nội dung đào tạo, tài liệu giảng dạy. Số lượng cán bộ ít, chưa có được một thiết chế phù hợp nên Phòng Nghiên cứu khoa học hiện tại chủ yếu là làm vai trò điều phối hoạt động nghiên cứu khoa học trong cơ quan Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chứ chưa thực sự là cơ quan nghiên cứu khoa học độc lập. Các sản phẩm khoa học chưa đủ tầm cỡ phục vụ cho việc đổi mới toàn diện về tổ chức bộ máy, nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, chưa đủ tầm tham gia sâu vào công tác lý luận của Đảng và Nhà nước phục vụ cho việc hoạch định chủ trương, đường lối và chính sách về đại đồn kết tồn dân tộc và về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2.4.2.3 Nguyên nhân khách quan

(1) Từ năm 2014 trở về trước, hằng năm Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam có ban hành văn bản hướng dẫn triển khai công tác tuyên giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trong đó, tập huấn cán bộ Mặt trận các cấp là một trong hai nội dung trọng tâm của công tác tuyên giáo. Tuy nhiên, mới dừng lại ở

việc hướng dẫn công tác, tập huấn, bồi dưỡng chung chung, chưa chuyên nghiệp. Thời gian, nội dung, đối tượng tập huấn cụ thể của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 62 - 71)