Đánh giá công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 54 - 62)

Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

2.3. Đánh giá công tác nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Trung tâm

dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

2.3.1. Nghiên cứu đối tượng và nhu cầu đào tạo

Cán bộ được hiểu theo Luật Cán bộ công chức là những người được tuyển dụng làm việc trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, tổ chức chính trị-xã hội thơng qua bầu cử hoặc hiệp thương cử (theo cách hiểu này, có 05 đối tượng: Cán bộ, cơng chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang).

Cán bộ được hiểu theo các văn bản của Đảng thì là những người làm việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đồn thể, nói cán bộ để so sánh với những người không làm cán bộ là nhân dân.

Cán bộ Mặt trận được hiểu theo cách hiểu thứ hai. Cán bộ Mặt trận được chia thành 02 đối tượng:

- Một là cán bộ chuyên trách: là những người được tuyển dụng làm cán bộ, công chức, viên chức (theo Luật cán bộ công chức, Luật viên chức), người lao động (theo Luật lao động). Những người này làm việc thường xuyên có đóng bảo hiểm và nghỉ hưu theo quy định.

+ Ở Ủy ban Trung ương có Ban Thường trực, các ban/đơn vị Cơ quan với tổng số 167 người trong biên chế và một số hợp đồng lao động.

+ Ở Ủy ban Mặt trận cấp tỉnh, huyện, thành phố: Ban Thường trực, cán bộ Cơ quan. Mỗi tỉnh có khoảng 25 người và huyện có khoảng 05 người.

+ Ở Ủy ban Mặt trận cấp xã: có 01 người là Chủ tịch Ủy ban MTTQ.

- Hai là cán bộ không chuyên trách: là những người tham gia công tác Mặt trận cịn lại là ngồi cán bộ chuyên trách, không phải là cán bộ, công chức, viên chức,

không phải là người lao động. Những người này khơng làm việc hành chính hàng ngày, khơng đóng bảo hiểm và nghỉ hưu theo quy định.

+ Ở Ủy ban Trung ương có trên 300 người; Hội đồng tư vấn khoảng 125 người và có thể có các cộng tác viên tùy thời điểm.

+ Ở Ủy ban Mặt trận cấp tỉnh, huyện, thành phố: mỗi tỉnh khoảng 90 người và huyện khoảng 60 người.

+ Ở Ủy ban Mặt trận cấp xã, phường: là ủy viên Ủy ban MTTQ; mỗi xã có khoảng 40 người.

+ Ở cấp thôn: Trưởng ban công tác Mặt trận là người hoạt động không chuyên trách nhưng được hưởng phụ cấp hệ số từ 0,3-1,3 (cả nước có khoảng 110.000 người). Ngồi ra có các thành viên của Ban công tác Mặt trận. Mỗi ban có từ 7-15 người, những người này làm việc kiêm nhiệm không hưởng phụ cấp.

Như vậy, việc đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Mặt trận cần chia thành 02 đối tượng: Cán bộ chuyên trách và Cán bộ không chuyên trách. Trong cán bộ không chuyên trách cần tách đối tượng Trưởng Ban thành một nhóm đối tượng riêng để đào tạo, bồi dưỡng. Tùy theo đối tượng để lựa chọn: kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng, thời lượng bài giảng, phương thức giảng dạy, tài liệu học tập và cả giảng viên giảng dạy… để tổ chức lớp học cho phù hợp.

2.3.2. Thiết kế chương trình và nội dung đào tạo

Theo các quy định của Đảng, Nhà nước đối với các chương trình đào tạo cán bộ chun trách và khơng chuyên trách, Trung tâm cũng nghiêm túc phân chia đúng đối tượng để xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Các cán bộ chuyên trách của Mặt trận được đào tạo, bồi dưỡng theo hai hướng: Một là được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, quản lý và lý luận chính trị tại các cơ sở đào tạo của Đảng, Nhà nước; Hai là được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ tại cơ sở đào tạo của Ngành.

Với mục tiêu trang bị kiến thức cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm công tác Mặt trận cho cán bộ mới về làm công tác chuyên trách Mặt trận, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tổ chức biên soạn cuốn sách Tập bài giảng về công tác Mặt trận làm tài liệu giảng dạy. Nội dung tập tài liệu tập gồm 10 chuyên đề, tập trung trình bày về chiến lược đại đồn kết dân tộc; lịch sử truyền thống của Mặt

trận; nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Mặt trận và nội dung các công tác Mặt trận như: giám sát và phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước; công tác dân tộc; công tác tôn giáo; công tác đối ngoại nhân dân và kiều bào, công tác về vận động quần chúng qua các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.

Từ yêu cầu của thực tiễn cơng tác Mặt trận, chương trình bồi dưỡng cán bộ của cơ quan UBTW MTTQ VN từng bước được chỉnh sửa, bổ sung, cập nhật. Đến nay, chương trình bồi dưỡng gồm 12 chuyên đề tập trung vào trang bị những kiến thức cơ bản về Mặt trận và công tác Mặt trận, với thời lượng 100 tiết, trong đó 70 tiết học trên lớp, 30 tiết nghiên cứu thực tế tại cơ sở và trao đổi, thảo luận. Phương pháp giảng dạy đã phát huy tính chủ động của học viên, kết hợp chặt chẽ giữa cung cấp kiến thức và thảo luận, giữa lý thuyết và vận dụng xử lý những tình huống thực tiễn. Đối với những lớp dành cho đối tượng học viên cụ thể, sẽ điều chỉnh chương trình và nội dung bài giảng cho phù hợp.

Đối với các Trường chính trị cấp tỉnh và Trung tâm chính trị cấp huyện tổ chức bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ Mặt trận thì chủ động xây dựng tài liệu. Năm 2018, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam biên soạn tập Tài liệu chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ Mặt trận Tổ quốc ở cơ sở. Nội dung tập tài liệu gồm 5 chuyên đề, trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; hệ thống chính trị ở Việt Nam; tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước.

Hiện nay Trung tâm đã và đang Tổ chức khảo sát, nghiên cứu đặc điểm, yêu cầu công tác của đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên trách từ trung ương đến cơ sở. Tổ chức biên soạn chương trình, tài liệu bồi dưỡng cán bộ Mặt trận chuyên trách theo 03 đối tượng:

- Đối tượng 01: Cán bộ chuyên trách lãnh đạo cấp vụ, quy hoạch lãnh đạo cấp vụ và tương đương, bao gồm: lãnh đạo cấp vụ ở cơ quan chuyên trách trung ương, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh và quy hoạch các chức danh này.

- Đối tượng 02: Cán bộ chuyên trách lãnh đạo cấp phòng, quy hoạch lãnh đạo cấp phòng và tương đương, bao gồm: lãnh đạo cấp phòng ở cơ quan chuyên trách trung

ương; Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chánh Văn phịng, Phó Chánh Văn phịng của cơ quan chuyên trách Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện và quy hoạch các chức danh này.

- Đối tượng 03: Cán bộ chuyên trách là chuyên viên cơ quan chuyên trách trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện.

Nội dung bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức về:

- Lịch sử hình thành, phát triển của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay;

- Vận động, tập hợp các tầng lớp nhân dân, phát huy và tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc;

- Vị trí, vai trị, tổ chức bộ máy và các hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Công tác tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về các đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

- Phát huy tinh thần sáng tạo và tự quản của các tầng lớp nhân dân, triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua u nước trong tồn dân.

- Phát huy tính dân chủ, đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân;

- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia xây dựng Đảng và xây dựng Nhà nước; - Công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Công tác tôn giáo của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Công tác dân tộc của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;

- Cơng tác đồn kết người Việt Nam ở nước ngoài của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Công tác đối ngoại của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Mỗi nội dung là một chuyên đề. Mỗi chuyên đề gồm ba phần:

+ Phần 1: Những kiến thức cơ bản về Mặt trận (quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nguyên tắc tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động...);

+ Phần 2: Nghiệp vụ công tác Mặt trận, bao gồm các nội dung nhiệm vụ trên các lĩnh vực công tác Mặt trận được quy định trong các văn bản của Đảng, Nhà nước

và Mặt trận (tuyên truyền; vận động; giám sát; phản biện xã hội, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, cơng tác đối ngoại, kiều bào, dân tộc, tôn giáo...);

+ Phần 3: Kỹ năng công tác Mặt trận, bao gồm các phương pháp, kinh nghiệm để triển khai nhiệm vụ một cách hiệu quả (các kỹ năng tuyên truyền; kỹ năng tập hợp....).

Ngoài 03 bộ chương trình, tài liệu bồi dưỡng trên, tập trung xây dựng bộ chương trình, tài liệu tập huấn cho ban công tác Mặt trận ở khu dân cư; tài liệu tập huấn chuyên sâu cho cán bộ Mặt trận làm công tác giám sát và phản biện xã hội, xây dựng Đảng, chính quyền; cơng tác phong trào; công tác dân tộc; công tác tôn giáo; công tác đối ngoại-kiều bào. Các chương trình, tài liệu tập huấn chuyên sâu tập trung trang bị cho học viên những quy định của Đảng, Nhà nước và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam liên quan đến lĩnh vực cơng tác; quy trình, kỹ năng cơng tác và xử lý tình huống.

2.3.3. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trụ sở Trung tâm bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học MTTQ Việt Nam được xây dựng từ năm 2014 tại xã Song Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội, với tổng mức đầu tư giai đoạn 1 (2014-2020) đã được phê duyệt là 181.600.000.000 đồng. Đây là một trong những cơng trình thuộc hạng mục cơng trình chào mừng kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống MTTQ Việt Nam.

Về quy hoạch tổng thể, dự án đầu tư hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: san nền; cấp điện tổng thể; cấp thoát nước tổng thể; nhà để máy bơm; nhà để máy phát điện; hàng rào bao quanh dự án và sân vườn cảnh quan; đầu tư xây dựng nhà thường trực-cổng chính; đầu tư xây dựng Nhà hội trường trên 500 chỗ ngồi cho các hoạt động lớn thường niên của MTTQ Việt Nam; đầu tư xây dựng chỗ làm việc, nghiên cứu khoa học cho cán bộ của Trung tâm đào tạo cán bộ và nghiên cứu khoa học của Mặt trận; đầu tư xây dựng nhà hành chính hiệu bộ và khối nhà học, quy mô 1.000 học viên/ca học.

2.3.4. Hoàn thiện phương pháp giảng dạy, nâng cao trình độ và kinh nghiệm của giảng viên

a) Phương pháp giảng dạy:

- Hình thức 1: Học viên 100% được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cơng tác Mặt trận theo hình thức tập trung. Học viên được học qua các chuyên đề trên lớp và đi thực tế tại một địa phương do lớp học sắp xếp. Hiện nay Trung tâm đã và đang từng

bước tổ chức khảo sát, nghiên cứu đặc điểm, yêu cầu công tác của đội ngũ cán bộ Mặt trận chuyên trách từ trung ương đến cơ sở.

- Sau khi học phần lý thuyết trên lớp, học viên đi thực tiễn và viết chuyên đề thu hoạch.

- Mỗi đối tượng đều có ba phần trên. Tùy từng đối tượng để phân chia thời gian, nội dung của ba phần cho phù hợp theo hướng:

+ Đối tượng 1: theo tỷ lệ 4-4-2 (40% thời gian học những kiến thức cơ bản về Mặt trận; 40% thời gian học nghiệp vụ công tác Mặt trận; 20% thời gian học kỹ năng công tác Mặt trận).

+ Đối tượng 2: theo tỷ lệ 4-3-3 (40% thời gian học những kiến thức cơ bản về Mặt trận; 30% thời gian học nghiệp vụ công tác Mặt trận; 30% thời gian học kỹ năng công tác Mặt trận).

+ Đối tượng 3: theo tỷ lệ 2-4-4 (20% thời gian học những kiến thức cơ bản về Mặt trận; 40% thời gian học nghiệp vụ công tác Mặt trận; 40% thời gian học kỹ năng công tác Mặt trận).

- Thời gian bồi dưỡng:

+ Đối tượng 01: Bồi dưỡng 40 ngày x 8 tiết/ ngày = 320 tiết (kể cả thời gian thảo luận, viết thu hoạch, đi thực tế).

+ Đối tượng 02: Bồi dưỡng 30 ngày x 8 tiết/ ngày = 240 tiết (kể cả thời gian thảo luận, viết thu hoạch, đi thực tế).

+ Đối tượng 03: Bồi dưỡng 20 ngày x 8 tiết/ ngày = 160 tiết (kể cả thời gian thảo luận, viết thu hoạch, đi thực tế).

- Hình thức 2: Tổ chức các Hội nghị trực tuyến cho Ủy ban MTTQ Việt Nam 63 tỉnh thành như: Hội nghị quán triệt, triển khai các Nghị quyết Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho đại biểu các cấp; Hội nghị tập huấn công tác chuyên đề Tôn giáo, pháp luật… b) Trình độ và kinh nghiệm của giảng viên

Hiện nay Đội ngũ giảng viên bồi dưỡng cán bộ ở Trung tâm Bồi dưỡng cán bộ và Nghiên cứu khoa học chủ yếu là các đồng chí trong Ban Thường trực, Đoàn Chủ tịch, lãnh đạo các ban, đơn vị, các chuyên gia trong các Hội đồng tư vấn, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh... Nghĩa là, đội ngũ giảng đều là cán bộ kiêm nhiệm hoặc giảng viên thỉnh giảng.

Đội ngũ giảng viên tại các trường chính trị cấp tỉnh, trung tâm chính trị cấp huyện chủ yếu là giảng viên giảng dạy các bộ mơn lý luận chính trị, quản lý nhà nước hoặc mời các chuyên gia thỉnh giảng.

Các giảng viên giảng dạy tại các lớp do Trung tâm mở đa phần là người chưa có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Tất cả các giảng viên đều là các cán bộ đã và đang công tác tại Ủy ban Trung Ương MTTQ Việt Nam. Hiện tại, Trung tâm chỉ có 02 giảng viên cơ hữu chiếm 16% tổng số giảng viên, một con số rất thấp để có thể chủ động trong công tác giảng dạy.

100% giảng viên hiện nay có trình độ tiến sỹ trở lên và có trình độ cao cấp chính trị. Cán bộ làm cơng tác quản lý đào tạo có trình độ thạc sỹ và cũng có trình độ cao cấp chính trị. Tồn bộ giảng viên cả cơ hữu và thỉnh giảng hiện nay là nam và có độ tuổi trên 45, số lượng và cơ cấu khơng có sự thay đổi theo các năm. Giảng viên thỉnh giảng già (độ tuổi trên 70 tuổi ), đã ngưng công tác hiện nay chiếm đến 30% là một trong những yếu tố gây sự thiếu hụt giảng viên trong tương lai. Để khắc phục vấn đề này Trung tâm cần phải có quyết sách kịp thời, tìm kiếm và đào tạo nguồn thay thế.

Bảng 2.2: Số lượng giảng viên giai đoạn 2015 -2019

Đơn vị tính: người

Năm 2015 2016 2017 2018 2019

Giảng viên cơ hữu 3 3 3 2 2

Giảng viên thỉnh giảng 9 9 9 12 12

(Nguồn: Phịng Bồi dưỡng cán bộ)

2.3.5. Xây dựng quy trình đào tạo

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chưa có một chương trình, kế hoạch tổng thể, thống nhất về bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ của Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp trong cả nhiệm kỳ và hàng năm. Việc tổ chức bồi dưỡng cán bộ Mặt trận các cấp hiện nay thực hiện theo mùa vụ, tùy thuộc vào điều kiện về thời gian, kinh phí, cơng việc của Ủy ban MTTQ Việt Nam từng cấp, từng địa phương.

Từ năm 2014 trở về trước, hằng năm Ban Thường trực Ủy ban TW MTTQ Việt Nam có ban hành văn bản hướng dẫn triển khai cơng tác Tuyên giáo của MTTQ Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo tại trung tâm bồi dưỡng cán bộ và nghiên cứu khoa học mặt trận tổ quốc việt nam (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)