Những dấu hiệu cơ bản của hành vi trục lợi bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHỐNG TRỤC lợi bảo HIỂM THEO PHÁP LUẬT bảo HIỂM NHÂN THỌ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 30)

1.3.1 Hành vi vi phạm pháp luật của trục lợi bảo hiểm

Trước đây, Điều 15 Nghị định 118/2003/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm chỉ quy định mức độ xử phạt đối với hành vi này mà không quy định các thành tố cấu thành hành vi TLBH. Hiện nay, tại Điều 213 BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung 2017 về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm đã có một số quy định về hình thức gian lận cơ bản trong kinh doanh bảo hiểm và mức độ thiệt hại để làm căn cứ áp dụng khung hình phạt. Tuy nhiên, tội danh gian lận trong kinh doanh bảo hiểm vẫn chưa thể hiện đầy đủ các dấu hiệu của hành vi TLBH, nhất là TLBH trong lĩnh vực BHNT.

Xét dưới góc độ cấu thành tội phạm trong BLHS Việt Nam, luận văn đề cập những dấu hiệu cơ bản của hành vi trục lợi trong BHNT: đây là hành vi vi phạm pháp

luật, có động cơ, có mục đích và có yếu tố lỗi cũng như hậu quả và mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả.

Trong BLHS khơng có quy định tội danh TLBH mà quy định tội danh gian lận bảo hiểm, theo đó, hành vi này được quy định, hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 213 BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung 2017 về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm.

Trở lại quy định tại Thơng tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm [1.27] thì quy dịnh hành vi TLBH: “TLBH là hành vi cố ý lừa dối của tổ

chức, cá nhân nhằm thu lợi bất chính khi tham gia bảo hiểm, bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm và giải quyết khiếu nại bảo hiểm”. Như vậy, nói đến TLBH theo

Thơng tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính là phải nói đến hành vi của tổ chức, cá nhân được thực hiện một cách cố ý nhằm thu lợi bất chính. Nhận dạng hành vi TLBH phải chú trọng đến việc tổ chức, cá nhân tham gia vào quan hệ bảo hiểm, bao gồm bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm, giải quyết khiếu nại bảo hiểm nhằm thu lợi bất chính cho mình.

Tổ chức, cá nhân được đề cập trong khái niệm TLBH trên đây có thể là BMBH, NĐBH hoặc DNBH, thậm chí có thể là hành vi gian lận trong bảo hiểm của ĐLBH và DNMGBH. Cho dù là tổ chức, cá nhân nào đi chăng nữa, nhưng nếu muốn thực hiện được hành vi TLBH, thì các chủ thể này cũng phải tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

Như vậy, hành vi vi phạm theo Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định 118/2003/NĐ-CP ngày 13/10/2003 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo hiểm ở trên thì TLBH là hành vi kiếm lời bất hợp pháp của các chủ thể tham gia vào quan hệ kinh doanh bảo hiểm.

Tóm lại, hiểu về hành vi vi phạm pháp luật TLBH theo Thông tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính và Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung 2017 thì có hai vấn đề lưu ý:

Thứ nhất “hành vi lừa dối là hành vi cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm để người khác tin đó là sự thật”. Xét về mặt khách quan, hành vi lừa dối là hành vi đưa ra những thông tin giả. Về mặt chủ quan, người phạm tội biết đó là thơng tin giả nhưng mong muốn người khác tin đó là sự thật. Hành vi lừa dối như vậy có thể thực hiện qua lời nói, qua việc xuất trình những giấy tờ sai sự thật hoặc qua những việc làm cụ thể (cân, đong, đo, đếm thiếu). Ở những hình thức như vậy, người phạm tội có thể có những thủ đoạn thực hiện cụ thể khác nhau. Những thủ đoạn thực hiện cụ thể này khơng có ý nghĩa về mặt định tội. Ở đây cần chú ý, tội danh gian lận trong kinh doanh bảo hiểm chỉ coi là hoàn thành khi nhận được tiền bảo hiểm do gian dối mà có.

Thứ hai, là hành vi vi phạm pháp luật của cá nhân và tổ chức, tham gia vào quan hệ bảo hiểm. Vậy, quan hệ trong kinh doanh BHNT là quan hệ giữa các chủ thể trong giao kết HĐBHNT, vì vậy, bất kỳ một hành vi gian dối nhằm chiếm đoạt tiền bảo hiểm trong quan hệ trên đều được xem là vi phạm pháp luật.

1.3.2 Động cơ, mục đích và yếu tố lỗi của hành vi trục lợi bảo hiểm.

Thứ nhất, điều gì thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? Đó là khi người phạm tội (NTGBH) có rủi ro hoặc đang rơi vào hồn cảnh khó khăn về tính mạng và sức khỏe. Đó là khi người phạm tội (nhân viên DNBH, kênh phân phối của DNBH) muốn có được nhiều hoa hồng, muốn có được nhiều tiền hơn ngồi thù lao cơng việc được ủy quyền. Đó là khi người phạm tội (DNBH) yếu khả năng tài chính, kinh doanh khơng hiệu quả nên TLBH khách hàng.

Người phạm tội nhằm đạt điều gì qua việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội? Người phạm tội có hành vi gian lận (cá nhân,ổ chtức) nhằm mục đích trục lợilà muốn hưởng quyền lợi tài chính mà lẽ ra khơng được hưởngặchưởngho quyền lợi tài chính cao hơn mức lẽ ra được hưởng.

Với động cơ và mục đích thulợi bất chính,gườin có hành vi TLBH nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi.

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội biết mình có hành vi lừa dối và mong muốn hành vi lừa dối đó có kết quả để có thể chiếm đoạt được tài sản.

Theo Nguyễn Tiến Hùng (2015), Trục lợi bảo hiểm và chống trục lợi bảo hiểm trên thị trường bảo hiểm thương mại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập của Trường Đại học Tài Chính, tập 23, (số 33) [20, tr.54] thì “Trên thế giới, hành vi trục

lợi BHNT có cấu thành hình thức, có nghĩa là hậu quả của hành vi này không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc đối với tội phạm này. Chỉ cần có hành vi vi phạm trên, người phạm tội đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.” Tuy nhiên tại

Việt Nam, quy định Thơng tư 31/2004/TT-BTC của Bộ Tài chính và Điều 213. Tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm BLHS 2015, được sửa đổi bổ sung 2017 thì hành vi TLBH phải có cấu thành hình thức, nghĩa là người có hành vi lừa dối đã nhận được tiền chi trả quyền lợi bảo hiểm.

Ví dụ điển hình: Đầu tháng 1/2016, một phụ nữ ở huyện Phúc Thọ, Hà Nội đã đã mua 02 HĐBHNT (HĐBHNT với mức phí 10 triệu đồng và HĐBH Tử vong và Thương tật toàn bộ vĩnh viễn là 20 triệu đồng một năm). Chị đã đóng tiền đợt 1 cho cả hai hợp đồng trên là 13 triệu đồng. Trong mỗi hợp đồng có điều khoản "Nếu khách hàng bị thương tật vĩnh viễn mất một tay hoặc một chân do tai nạn giao thông sẽ được bảo hiểm chi trả hơn một tỷ đồng".

Do làm ăn thua lỗ, nợ tiền của nhiều người, khơng có khả năng chi trả nên nảy sinh ý định trục lợi tiền bảo hiểm. Chị nghĩ rằng, theo các điều khoản trong hợp đồng, chị có thể nhận tổng số tiền bảo hiểm chi trả khoảng 3,5 tỷ đồng. Chị bỏ 50 triệu đồng thuê người chặt chân và tay mình nhằm thực hiện hành vi trục lợi. Theo đó, khoảng 23 giờ 15 phút ngày 4/5/2016, cả hai ra khu vực đường ray, tìm đến nơi vắng người qua lại thuộc địa bàn phường Phúc Diễn (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội), đợi đoàn tàu đến thực hiện hành vi chặt tay chân sau đó cho đồn tàu chạy qua để tạo hiện trường giả vụ tai nạn giao thông đường sắt. Ban đầu, Công an quận Bắc Từ

DNBH, nhưng vì hành vi gian dối trên chưa chiếm đoạt được tiền bảo hiểm nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội chiếm đoạt tài sản.

Như vậy, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý trực tiếp, là lỗi của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tội danh này có cấu thành vật chất, hậu quả của tội phạm là dấu hiệu bắt buộc cho nên người cố ý trực tiếp phạm tội không những nhận thức rõ hành vi của mình là có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó (ngay khi thực hiện hành vi cũng thấy trước được hậu quả của nó) và mong muốn hậu quả xảy ra.

1.3.3 Hậu quả, mối liên hệ giữa hành vi và hậu quả của hành vi trục lợi bảo hiểm

Hậu quả do hành vi TLBH gây ra đó là xâm phạm quyền lợi chính đáng của DNBH, xa hơn nữa, tình trạng trục lợi nếu phổ biến sẽ làm xấu đi môi trường củ ngành bảo hiểm thương mại, làm ngăn cản sự phát triển lành mạnh của thị trường bảo hiểm,ảnh hưởng đến nền tài chính quốc gia. Điều này dễ thấy rõ hơn nếu đứng

ở quan điểm thứ hai–quan điểm của Việt Nam khi mà hành vi trục lợi xuất pháttừ BMBH. Khoản lợi bất chính đó chính là khoản bồi thường hay tiền bảo–sốhiểm trả tiền mà lẽ ra họ không được hưởng.

Ngược lại, một hành vi gian lận của ĐLBH hay nhân viên DNBH, giám định viên, người quản trị DNBH cóểthlàm tăng thu nhập từ hoa hồng, lương thưởng do giao dịch gian lận mang lại hoặc chiếm đoạt tiền của DNBH. Cho dù chủ thể của hành vi TLBH không phải là khách hàng mà là người của phía DNBH như người quản trị, nhân viên hayngười được ủy quyền đại diện, người thừa sai khác thì DNBH cũng là người phải gánh chịu chi phí tăng lên hoặc tổn hại uy tín, hình ảnh, thươn hiệu, đồng thời cũng làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội.

Như vậy, đối với hành vi TLBH, hậu quả được quy định là tình tiết định khung trong cấu thành tội phạm tăng nặng hoặc được xem là tình tiết tăng nặng khi quyết định hình phạt nên việc người phạm tội có lỗi cố ý trực tiếp đối với hậu quả đó cũng địi hỏi phải xác định người phạm tội thấy trước hậu quả này.

Nghĩa là người phạm tội nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi và thấy trước hậu quả của hành vi đó là hai nội dung của yếu tố lí trí người phạm tội có liên quan chặt chẽ với nhau. Thấy trước hậu quả của hành vi là kết quả và là sự cụ thể hóa sự nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi. Trái lại, nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi là cơ sở cho việc thấy trước hậu quả của hành vi đó.

Trong vụ án điển hình trên, về ý chí người phạm tội mong muốn hậu quả phát sinh. Điều đó có nghĩa hậu quả của hành vi phạm tội mà người phạm tội đã thấy trước hồn tồn phù hợp với mục đích – phù hợp với sự mong muốn của người đó. Ởđây, sở dĩ khơng đặt vấn đề mong muốn hay khơng mong muốn hành vi, bởi vì khi đã nhận thức được tính chất của hành vi mà vẫn thực hiện thì chứng tỏ chủ thể mong muốn thực hiện hành vi đó.

Ở loại tội phạm này, hậu quả nguy hiểm cho xã hội là dấu hiệu bắt buộc cho nên việc kiểm tra ý chí của người phạm tội đối với hậu quả đã thấy trước là điều cần thiết để có thể khẳng định được hành vi TLBH có cố ý trực tiếp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHỐNG TRỤC lợi bảo HIỂM THEO PHÁP LUẬT bảo HIỂM NHÂN THỌ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)