Thực trạng quy định pháp luật về chống trục lợi bảo hiểm nhân thọ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHỐNG TRỤC lợi bảo HIỂM THEO PHÁP LUẬT bảo HIỂM NHÂN THỌ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 46)

2.1.1 Trong giao kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ

Một giao kết HĐBHNT được coi là có hiệu lực phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu BLDS 2015 quy định đối với một giao dịch dân sự và đáp ứng những nguyên tắc chung theo quy định của LKDBH.

Về giao dịch hợp đồng dân sự theo Điều 117 BLDS 2015 quy định:

- Chủ thể tham gia giao dịch HĐBHNT phải có năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự như đã phân tích ở Chương 1, Mục 1.2 Chủ thể thực hiện hành vi TLBH nhân thọ.

- Mục đích và nội dung của giao dịch khơng vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội. Nếu các bên chủ thể tham gia HĐBH đã thỏa thuận về những việc mà pháp luật không cho phép hoặc trái với lối ứng xử chung đang được cộng đồng thừa nhận và tơn trọng, thì nội dung cũng như mục đích của giao dịch đó bị coi là khơng đáp ứng được yêu cầu của pháp luật.

-Người tham gia giao dịch bảo hiểm hiểu rõ toàn bộ nội dung giao dịch và hoàn toàn tự nguyện. Điều kiện này là sự cụ thể hóa nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự về việc tơn trọng và đảm bảo tính tự do, tự nguyện, cam kết thỏa thuận của các chủ thể khi tham gia các quan hệ dân sự cũng như ngăn chặn các hành vi lừa dối, cưỡng ép đối với việc giao kết các hợp đồng tự nguyện. Cụ thể:

+ Giao kết do sự lừa dối của một bên trong hợp đồng hoặc sự lừa dối của người thứ ba: Theo Điều 127 BLDS 2015 thì “Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý

của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.”. Như vậy, về mặt lý luận, lừa dối là hành vi bằng hành đông hoặc không

hành động một cách cố ý của một người nhắm làm cho người khác hiểu sai lệch về một vấn đề nhất định.

Trong giao kết HĐBH, hành vi lừa dối có thể là hành vi có chủ đích của bên tham gia bảo hiểm trong việc cung cấp cho bên bảo hiểm những thông tin sai sự thật về đối tượng được bảo hiểm những thông tin cần thiết về đối tượng được bảo hiểm (không bao gồm các thông tin mà bên bảo hiểm đã biết hoặc buộc phải biết). Hoặc có thể hành vi cố tình “tư vấn” sai sự thật của người thứ ba (như là kênh phân phối bảo hiểm: ĐLBH, Doanh nghiệp môi giới hoặc Ngân hàng). Tuy nhiên, HĐBH được điều chỉnh bằng một luật chuyên ngành, nên hành vi lừa dối được điều chỉnh bằng LKDBH. Trường hợp LKDBH khơng điều chỉnh thì áp dụng các quy định của BLDS, nếu hành vi lừa dối là của Người mua bảo hiểm (hành vi cố ý cung cấp thơng tin sai sự thật), thì sẽ áp dụng Khoản 2 Điều 19 LKDBH: “DNBH có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện HĐBH và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện HĐBH”. Đối với

các hành vi lừa dối khác thì sẽ áp dụng Điều 22 LKDBH và giải quyết theo hậu quả của một hợp đồng vơ hiệu nói chung: “hợp đồng khơng có hiệu lực ngay từ thời điểm

giao kết, các bên phải hồn trả cho nhau những gì đã nhận”.

+ Giao kết do sự đe dọa, cưỡng ép của một bên trong hợp đồng hoặc của người thứ ba: Theo Điều 127 BLDS 2015 thì “Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi

cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.”. Trường hợp này rất ít xảy ra trong HĐBHNT nhưng nếu đã xảy ra thường rất nghiêm trọng, ví dụ: ĐLBH có thể khuyếch đại tình trạng sức khỏe của BMBH nhằm đe dọa về tổn thất sắp xảy ra nếu không ký HĐBH, hoặc trong thời gian chờ để suy xét việc ký hợp đồng, hàng ngày ĐLBH gọi điện thoại liên tục mục đích để khách hàng nhanh chóng hồn tất thủ tục để đảm bảo doanh số của đại lý. Đã có vài trường hợp tín dụng đen bắt tay

cùng DNBHNT, đe dọa, lơi kéo những người cả tin vào đường dây tín dụng đen, chào mời mua bảo hiểm với mức lãi suất "không tưởng".

+ Giao kết do một bên nhầm lẫn: Nhầm lẫn trong giao kết hợp đồng là việc hiểu sai lệch về nội dung của hợp đồng do sự vơ ý của mình hoặc do lỗi vơ ý của người khác,

nên đã giao kết hợp đồng theo nội dung sai lệch đó; yếu tố thường dễ bị nhầm lẫn là điều kiện bảo hiểm, điều khoản loại trừ. Theo quy định của pháp luật, thì điều khoản loại trừ phải được quy định rõ trong HĐBH, DNBH phải giải thích rõ cho BMBH khi giao kết hợp đồng (Điều 16 LKDBH), nếu vì sự hạn chế do khn khổ của giấy trong hợp đồng không thể định nghĩa hoặc quy định rõ trong đó về điều khoản loại trừ thì DNBH phải giải thích cho BMBH hiểu rõ trước khi giao kết hợp đồng. Vì vậy, nếu BMBH hiểu sai lệch về các điều khoản loại trừ do DNBH khơng giải thích, thì DNBH bị coi là có lỗi làm cho HĐBH được giao kết dưới sự nhầm lẫn của NTGBH.

- Các bên tuân thủ hình thức giao dịch bằng văn bản của HĐBHNT là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định. Thơng thường, một bộ HĐBH sẽ có những giấy tờ sau: HSYCBH; Giấy Chứng nhận BHNT và các sửa đổi, bổ sung Giấy Chứng nhận BHNT, nếu có; Quy tắc, Điều khoản sản phẩm bảo hiểm này cùng các Phụ lục đính kèm; và các thỏa thuận được ký kết hợp lệ khác của hai bên (như được ghi nhận cụ thể tại các văn bản) trong quá trình giao kết và thực hiện HĐBH.

HĐBHNT và các văn bản liên quan đính kèm được pháp luật quy định chặt chẽ về nội dung, hình thức, trình tự thủ tục và được Bộ Tài chính kiểm sốt chặt chẽ để phê chuẩn trước khi thực hiện nhằm bảo vệ quyền lợi NTGBH, đồng thời luật cũng quy định rõ việc công khai, minh bạch sản phẩm bảo hiểm trên cổng thơng tin điện tử của Bộ Tài chính, Bộ Cơng thương, IAV, DNBH. Đến nay chưa phát hiện trường hợp HĐBHNT vi phạm về hình thức.

2.1.2 Trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ

-Từ nội bộ DNBH và DNMGBH

Theo quy định Nghị định số 73/2016/NĐ-CP từ 2016, DNBH và Doanh nghiệp mô giới bảo hiểm phải thành lập bộ phận kiểm soát nội bộ, kiểm toán nội bộ và chuyên gia tính tốn để bảo đảm an tồn tài chính của DNBH và chống TLBH. Hoạt động trên phải độc lập với các hoạt động điều hành, hoạt động kinh doanh;

tiêu hoạt động của DNBH, DNMGBH, phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền để có biện pháp xử lý thích hợp. Ngồi ra, phải chủ động thiết lập, duy trì và vận hành hệ thống cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, phần mềm công nghệ thông tin đáp ứng quy định pháp luật về hoạt động và quản trị DNBH.

Hàng tháng, quý và năm, DNBH, DNMGBH phải có trách nhiệm lập và gửi báo cáo theo quy định tại Điều 80 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và các hướng dẫn tại Điều 32, Điều 33 Thông tư 50. Đồng thời, thực hiện công bố công khai thông tin theo quy định tại Điều 82 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.

-Từ các kênh phân phối bảo hiểm của DNBH:

+Đại lý bảo hiểm: Hoạt động của đại lý phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 85 và Điều 86 LKDBH, khoản 10 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LKDBH, Điều 86 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP và phải tuân thủ các nguyên tắc hoạt động ĐLBH theo quy định tại Điều 83 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.

Trong đó, lưu ý quan trọng nhất là những hành vi (nguy cơ dẫn đến trục lợi) mà ĐLBH không được thực hiện tại Khoản 4 Điều 86 Nghị định số 73/2016/NĐ- CP quy định:

“4. ĐLBH không được thực hiện các hành vi sau đây:

a) Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của DNBH, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của BMBH;

b) Ngăn cản BMBH cung cấp các thông tin liên quan đến HĐBH hoặc xúi giục BMBH, NĐBH không kê khai các chi tiết liên quan đến HĐBH;

c) Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lơi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của DNBH, chi nhánh nước ngoài, ĐLBH, DNMGBH khác;

ĐLBH hoạt động theo sự ủy quyền của DNBH, vì vậy hành vi của đại lý gây thiệt hại đến quyền lợi, lợi ích hợp pháp của khách hàng tham gia bảo hiểm vẫn thuộc về trách nhiệm của DNBH. Tại Điều 88 LKDBH quy định:

“Trong trường hợp ĐLBH vi phạm hợp đồng ĐLBH, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng được bảo hiểm thì DNBH vẫn phải chịu trách nhiệm về HĐBH do ĐLBH thu xếp giao kết; ĐLBH có trách nhiệm bồi hoàn cho DNBH các khoản tiền mà DNBH đã bồi thường cho NĐBH.”

+ Kênh Ngân hàng (bancassurance):

Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, các tổ chức tín dụng được phép hoạt động đại lý kinh doanh bảo hiểm theo quy định của Ngân hàng Nhà nước. Trước tháng 7/2014, LKDBH và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa có quy định riêng dành cho kênh phân phối này, lúc này việc triển khai bancassurance tuân thủ theo quy định khai thác bảo hiểm và ĐLBH tại Điều 86, Điều 87 LKDBH. Cán bộ của ngân hàng bán bảo hiểm được coi như ĐLBH thông thường, họ không phải là ĐLBH chuyên nghiệp, nhiệm vụ chính của họ là cung cấp các dịch vụ ngân hàng và ngân hàng có hệ thống dữ liệu và khối lượng khách hàng khác hẳn với ĐLBH cá nhân hay tổ chức đại lý thơng thường. Sau đó, nhà nước ban hành Thơng tư liên tịch số 86/2014/TTLT-BTC-NHNNVN hướng dẫn hoạt động ĐLBH của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngồi cho DNBHNT.

Hiện nay, mơ hình trên đang đi theo hướng DNBH nhân thọ phát triển sản phẩm, cán bộ ngân hàng giới thiệu sản phẩm và thực hiện các hoạt động khác theo hợp đồng uỷ quyền hoặc hợp đồng hợp tác của DNBH hoặc các tư vấn viên của DNBH ngồi tại ngân hàng thực hiện tư vấn, bán sản phẩm bảo hiểm cho khách hàng. Ngoài hoa hồng đại lý, tuỳ theo sự thoả thuận trong hợp đồng giữa doanh nghiệp với từng ngân hàng, ngân hàng có thể nhận được các khoản thưởng định kỳ, các khoản hỗ trợ đào tạo, marketing bán hàng và chia sẻ lợi nhuận với DNBH nếu hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt.

Thực tế LKDBH chưa có quy định cụ thể điều chỉnh kênh ngân hàng liên kết giống như quy định đối với ĐLBH, nên khi phát hiện hành vi vi phạm hợp đồng uỷ quyền hoặc hợp đồng hợp tác cũng quy định của LKDBH và Luật các tổ chức tín dụng thì DNBH nhân thọ căn cứ vào những quy định từ hợp đồng giữa các bên và áp dụng điều luật tương tự với ĐLBH hoặc DNMGBH.

2.1.3 Trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ của cơ quan nhà nước

Chức năng giám sát thường được giao cho các cơ quan chuyên trách để đảm bảo hiệu quả chuyên môn và yếu tố độc lập trong thực hiện. LKDBH đã có Chương IX và Chương X quy định về trách nhiệm và thẩm quyền trong việc quản lý, giám sát đối với hoạt động kinh doanh BHNT của cơ quan nhà nước. Qua đó, có thể thấy vai trị to lớn của Bộ Tài chính, CQLGSBH trực thuộc Bộ Tài chính và các cơ quan ngang bộ, Ủy ban Nhân dân các cấp, IAV cùng phối hợp thực hiện. Với hai mục tiêu chính: một là, đảm bảo sự tuân thủ các quy định pháp luật của DNBH; hai là, có khả năng đưa ra những cảnh báo để đảm bảo sự an toàn cho DNBH và bảo vệ quyền lợi

NTGBH.

Hiện nay, Việt Nam đang áp dụng 03 phương thức quản lý, giám sát sản phẩm bảo hiểm gồm: Ban hành quy tắc, điều khoản, biểu phí để áp dụng thống nhất; phê chuẩn sản phẩm; đăng ký sản phẩm trước khi triển khai. Do đặc thù liên quan đến sức khỏe, tính mạng của NTGBH, pháp luật cũng quy định Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản và biểu phí đối với các sản phẩm thuộc nghiệp vụ BHNT và bảo hiểm sức khỏe. Trường hợp quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm khơng đảm bảo an tồn tài chính, Bộ Tài chính sẽ yêu cầu DNBH điều chỉnh cho phù hợp. Việc Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí sẽ đảm bảo rõ ràng khi thực hiện HĐBH, tránh các quy định khó hiểu, phức tạp, dễ gây nhiều cách hiểu khác nhau từ phía DNBH và NTGBH.

Bên cạnh đó, IAV cũng thực hiện chức năng quản lý hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo kết nối với DNBH để thực hiện tốt chức năng giám sát, ngăn ngừa vi

phạm. Cụ thể việc xử lý những đại lý có hành vi trục lợi hoặc vi phạm pháp luật đến mức độ phải truy tố hoặc vi phạm hợp đồng đại lý đến mức độ buộc phải thơi việc thì được đưa vào danh sách đại lý đen. Các đại lý thuộc danh sách đen theo quy định của LKDBH sẽ bị cấm hoạt động đại lý trong vòng ba năm kể từ thời điểm đưa vào danh sách này. Từ cơ sở đó, IAV đã xây dựng hệ thống phần mềm và máy chủ quản lý đại lý, hệ thống này yêu cầu các DNBH hàng tháng phải cập nhật danh sách, số chứng minh thư, mã số đại lý mà mình mới tuyển dụng cũng như đại lý đưa vào danh sách đen.

Qua hệ thống, IAV, CQLGSBH, DNBH nắm được danh sách đại lý có mặt tại thời điểm truy cập, với danh sách đại lý đen, khi cần tuyển dụng một đại lý mới, DNBH chỉ cần đánh số chứng minh thư, tên người dự kiến tuyển dụng thì biết được có làm cho DNBH khác hay không hoặc đã bị đưa vào danh sách đen hay không để loại bỏ. Điều này đã hạn chế được phần nào tình trạng giành giật đại lý giữa các doanh nghiệp cũng như hạn chế vi phạm của đại lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHỐNG TRỤC lợi bảo HIỂM THEO PHÁP LUẬT bảo HIỂM NHÂN THỌ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)