bảo hiểm nhân thọ từ thực tiễn thành phố Hồ Chí Minh 2.2.1 Trong giao kết
hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
Thứ nhất, về chủ thể giao kết HĐBHNT vẫn chưa lưu ý đến nghĩa vụ minh bạch thông tin của chủ thể trong giao dịch, theo Điều 12 HĐBH LKDBH và Điều 3 của Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016 LKDBH thì vai trị của minh bạch thơng tin là hết sức quan trọng nhằm đảm bảo cho HĐBHNT được thực hiện và hạn chế TLBH vì đối tượng hướng tới của DNBH khi công bố thơng tin bao gồm hai nhóm chủ thể chính là khách hàng của DNBH và nhóm cịn lại là cơ quan giám sát và cơng chúng.
Trước tiên, DNBH có trách nhiệm đảm bảo cho BMBH hồn tồn hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của mình trong hợp đồng, từ đó BMBH có thể lường trước những
cùng, DNBH khơng thể che giấu hoạt động của chính mình trước cơ quan giám sát và cơng chúng.
Trong việc minh bạch thông tin với khách hàng, “Bộ nguyên tắc cốt lõi của bảo hiểm” năm 2003 (ICP 2003), nguyên tắc số 25 đã ghi nhận [21]: “Trong thẩm
quyền của mình, cơ quan giám sát đưa ra các yêu cầu tối thiểu đối với DNBH, kênh phân phối bảo hiểm trong giao dịch với khách hàng, bao gồm cả các DNBH nước ngoài bán các sản phẩm bảo hiểm qua biên giới. Các yêu cầu này bao gồm: cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và phù hợp với khách hàng kể cả trước khi hợp đồng được ký kết thông qua việc nhấn mạnh về các nghĩa vụ theo hợp đồng mà khách hàng cần đáp ứng”.
Khái quát thêm một bước, nguyên tắc số 19 trong ICP 2011 ghi nhận [22]: “Người
giám sát đặt ra các yêu cầu cho việc kinh doanh của các DNBH để đảm bảo khách hàng được đối xử công bằng, ngay cả trước khi hợp đồng được ký kết và thông qua việc nhấn mạnh tất cả các nghĩa vụ theo hợp đồng mà khách hàng cần đáp ứng.”
Bên cạnh đó, để đảm bảo cho quyền lợi của chính mình và đáp ứng các ngun tắc của hoạt động bảo hiểm, NTGBH cần phải có nghĩa vụ cung cấp thơng tin một cách minh bạch và trung thực cho DNBH. Theo khuyến nghị của Hiệp hội quốc tế các cơ quan giám sát bảo hiểm (International Association of Insurance Supervisors – IAIS) [22]: “Các DNBH và các kênh bảo hiểm nên có được thông tin đầy đủ về
khách hàng để đánh giá nhu cầu bảo hiểm của họ. Đồng thời, để bảo vệ NTGBH khi đã cung cấp thông tin cho DNBH, các DNBH cần giữ bí mật thơng tin và NTGBH cần được thơng báo về thông tin có thể được tiết lộ trong trường hợp nào và cho ai.
Cơ quan giám sát bảo hiểm cũng cần có những yêu cầu đối với DNBH và kênh bảo hiểm về quy định và thủ tục nhằm bảo vệ thông tin cá nhân của khách hàng.”
Minh bạch thông tin cũng đồng nghĩa với việc làm sao để cân bằng thơng tin giữa DNBH và NTGBH, trong đó vai trị của DNBH và kênh phân phối bảo hiểm là rất quan trọng. Những chủ thể này có chức năng tư vấn, giúp đỡ khách hàng, vì vậy việc cung cấp thơng tin và những lưu ý của họ có thể thúc đẩy việc bảo vệ khách
hàng bằng cách giúp khách hàng đưa ra quyết định dựa trên thông tin tốt hơn về các sản phẩm mà họ muốn mua. Trên thực tế, DNBH và kênh bảo hiểm bằng hành vi đúng đắn của mình sẽ giúp đảm bảo rằng khách hàng được thông báo đầy đủ về các sản phẩm bảo hiểm mà họ mua trước khi giao kết hợp đồng. Ví dụ: nhờ minh bạch thơng tin của BMBH, DNBH đánh giá năng lực tài chính của người mua. Nếu một khách hàng khơng có việc làm ổn định nhưng vẫn có thể mua vài hợp đồng của các cơng ty bảo hiểm khác nhau với mệnh giá bảo hiểm khá lớn hoặc một khách hàng cùng lúc mua nhiều hợp đồng mệnh giá nhỏ (để lách kiểm tra sức khỏe theo xác suất của các công ty bảo hiểm) của các cơng ty bảo hiểm khác nhau có thể nghi ngờ là đối tượng trục lợi. Tuy nhiên, việc yêu cầu minh bạch thơng tin cũng cần có những giới hạn nhất định để đảm bảo cho sự lành mạnh của thị trường bảo hiểm, DNBH khơng có quyền yêu cầu quá nhiều thơng tin từ phía khách hàng nếu những thơng tin đó khơng thực sự phục vụ cho việc đánh giá rủi ro của đối tượng được bảo hiểm.
Thứ hai, về áp dụng pháp luật xử lý hành vi lừa dối khi giao kết HĐBH đã có nhiều tranh cãi. Theo quy định tại Điều 19 LKDBH thì nếu một bên cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH thì bên kia có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng. Nếu BMBH cung cấp thông tin sai sự thật thì DNBH có quyền thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ hợp đồng; ngược lại, nếu doanh nghiệp cung cấp thông tin sai sự thật mà gây thiệt hại cho BMBH thì BMBH có quyền địi bồi thường. Việc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH về bản chất là hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng. Tuy nhiên tại Điều 22 của LKDBH lại quy định nếu một bên có hành vi lừa dối thì hợp đồng vơ hiệu và được xử lý theo quy định của BLDS và các quy định pháp luật liên quan. Theo quy định của BLDS, nếu hợp đồng vơ hiệu thì các bên hồn trả cho nhau những gì đã nhận, bên nào có lỗi thì phải bồi thường thiệt hại; như vậy rõ ràng cùng một vấn đề đã có hai cách xử lý khác nhau cùng được quy định trong LKDBH.
định, nếu một bên bị lừa dối thì có quyền u cầu Tồ án tun bố hợp đồng vô hiệu trong thời hạn một năm, kể từ ngày ký kết hợp đồng. Vì vậy, việc cung cấp thơng tin sai sự thật nhằm giao kết HĐBH không thể dẫn đến hành vi đình chỉ thực hiện hợp đồng nên nhiều chuyên gia đã đề nghị sửa đổi Điều 19 khoản 2 và khoản 3 theo hướng: bỏ Điều 19 khoản 3 và sửa đổi Điều 19 khoản 2 điểm a bằng cách bỏ cụm từ “nhằm giao kết HĐBH”. Khi đó, Điều 19 khoản 2 chỉ áp dụng cho trường hợp BMBH thực hiện nghĩa vụ cung cấp cung cấp thông tin khi thực hiện hợp đồng, cịn nếu các bên cung cấp thơng tin sai sự thật để giao kết hợp đồng, sẽ áp dụng quy định tại Điều 22. Tóm lại, theo quy định của BLDS thì đối với các giao dịch được thiết lập do sự lừa dối chỉ có một hậu quả chung là giao dịch đó bị vơ hiệu, nhưng theo LKDBH thì sẽ áp dụng một trong hai hậu quả nói trên. Do vậy, có ý kiến cho rằng đây là mâu thuẫn giữa quy định của LKDBH với quy định của BLDS nhưng thực tế quy định của pháp luật như trên là thực sự cần thiết bởi nếu chỉ áp dụng một hậu quả là xác định tính vơ hiệu của HĐBH, thì BMBH sẽ ln được trả lại khoản tiền đã đóng phí bảo hiểm. Điều đó sẽ khơng ngăn chặn được việc BMBH cố tình cung cấp các thơng tin sai lệch khi giao kết HĐBH để nhận tiền bảo hiểm hoặc được bồi thường. Trong thực tiễn hoạt động bảo hiểm, hiện tượng khách hàng lừa dối trong giao kết HĐBH nhằm trục lợi đang diễn ra ngày càng phổ biến với nhiều hành vi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là việc khách hàng kê khai khơng trung thực về tình trạng sức khỏe của NĐBH.
Thứ ba, LKDBH chưa quy định hợp lý về việc chuyển nhượng hợp đồng tại Điều 26, thực tế DNBH đều thoả thuận với BMBH về việc khơng chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của thoả thuận chuyển nhượng, từ đó, dẫn đến tình trạng DNBH chấp nhận việc chuyển nhượng để tiếp tục thu phí, đến khi sự kiện bảo hiểm xảy ra lại từ chối trả tiền bảo hiểm mà chỉ hồn lại phí bảo hiểm vì hợp đồng khơng cịn hiệu lực. Vì vậy, cần làm rõ thêm Điều 26 LKDBH, theo hướng quy định cụ thể Người nhận chuyển nhượng phải thoả mãn điều kiện là BMBH theo quy định của pháp luật, đồng thời, vì việc chuyển nhượng HĐBH con người khơng làm thay đổi
NĐBH, nên việc chuyển nhượng phải có sự đồng ý của chủ thể này. Nếu NĐBH khơng có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì sự đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp khác là điều kiện để chuyển nhượng hợp đồng.
2.2.2 Trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ
-Từ nội bộ DNBH:
Theo báo cáo tổng kết thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm 2017 của thanh tra Bộ Tài Chính, [5, tr.17-18] có kết luận như sau:
“Cịn nhiều DNBH chưa có quy trình quản lý nghiệp vụ chặt chẽ, chưa có hoặc chưa đủ khả năng trang bị công cụ quản lý hiệu quả. Ý thức, hiểu biết pháp luật nói chung, pháp LKDBH của nhân viên các DNBH chưa cao, không được tập huấn về TLBH, các kịch bản trục lợi cũng rất hiếm khi được chia sẻ giữa các thành viên, các phịng ban trong cơng ty để cùng xây dựng các biện pháp phòng chống trục lợi. Nhân viên của DNBH khơng tn thủ nghiêm túc quy trình khai thác, giám định bồi thường, việc này có nhiều nguyên nhân: do trình độ, ý thức của cán bộ, do năng lực của bản thân công ty chưa đáp ứng được việc tuân thủ quy trình nghiệp vụ đề ra, ví dụ cơng ty chỉ có một vài chi nhánh thì khơng thể đủ khả năng giám định kịp thời những tai nạn ở khu vực xa xôi; do cả nguyên nhân cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp và sức ép kế hoạch doanh thu của nhân viên đã dẫn đến bỏ qua một số thủ tục trong quy trình khai thác, như kiểm tra sức khỏe, nhân thân… của BMBH trước khi đồng
ý Hồ sơ bảo hiểm. Dịch vụ phục vụ khách hàng kém của các công ty bảo hiểm, đây cũng là nguyên nhân phát sinh TLBH như: thời gian giải quyết bồi thường, thái độ phục vụ của nhân viên, viện dẫn lý do từ chối bồi thường không hợp lý… làm cho khách hàng khó chịu và khơi gợi ở họ phản ứng trục lợi lần sau “cho bõ tức”. Nhân viên DNBH chủ động tham gia hành vi TLBH chỉ là giữ khách hàng (ví dụ giải quyết bồi thường sai cho một khách hàng lớn để giữ khách với suy nghĩ “thả con săn sắt bắt con cá rô”), hoặc chủ động tư vấn, tham gia cùng khách hàng trục lợi để hưởng
giữa các DNBH, điều này dẫn đến việc người trục lợi ở doanh nghiệp này bị phát hiện có thể tham gia bảo hiểm ở doanh nghiệp khác dễ dàng.
Nghiêm trọng hơn, một số DNBH sai phạm trong chi trả hoa hồng cho các kênh phân phối bảo hiểm, LKDBH quy định các doanh nghiệp chỉ được trả hoa hồng bảo hiểm từ phần phí bảo hiểm thu được theo tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm không được vượt quá tỷ lệ do Bộ Tài chính quy định với nhiều mức tùy thuộc vào từng sản phẩm là bảo hiểm tử kỳ, sinh kỳ, hỗn hợp… dao động từ 5% – 40%. Thực tế, các công ty BHNT vẫn áp dụng chi trả theo cách truyền thống là chính sách “hoa hồng tập trung ban đầu”, tỷ lệ hoa hồng năm thứ nhất đến 30% - 40% và hoa hồng phí tái tục khoảng 5% - 7%.”
Đối tượng được hưởng hoa hồng bảo hiểm theo luật chỉ bao gồm DNMGBH và ĐLBH. Còn luật cấm chi trả hoa hồng cho các tổ chức, cá nhân không được phép hoạt động ĐLBH hoặc DNMGBH, các cán bộ, nhân viên của chính DNBH và cả BMBH, trừ trường hợp ĐLBH mua bảo hiểm cho mình. Tuy nhiên, vì để hồn thành chỉ tiêu và tăng doanh số, nhiều ĐLBH, DNMGBH cịn chi cả hoa hồng cho khách hàng, có thể bằng tiền mặt hoặc giảm tiền trên số phí bảo hiểm phải đóng. Việc này rất khó xử lý do việc chi hoa hồng cho khách thường là thỏa thuận bằng miệng giữa đại lý và khách hàng, doanh nghiệp cũng không thể can thiệp vào mối quan hệ giữa khách hàng với đại lý, trừ khi khách hàng phản hồi trực tiếp về cơng ty và có bằng chứng rõ ràng. Việc chi trả hoa hồng trên sẽ tạo một tiền lệ xấu và gây thiệt hại cho cả DNBH lẫn khách hàng bởi ĐLBH có thể tìm cách kiếm lại tiền từ phía DNBH và đẩy chi phí bán hàng lên cao, kết quả là kinh doanh khơng có lợi nhuận, trong khi đó khách hàng có thể lợi dụng việc thỏa thuận được hoa hồng với các ĐLBH để tăng sức ép lên các đại lý.
- Từ các kênh phân phối bảo hiểm của DNBH: + Đại lý bảo hiểm:
Cũng theo báo cáo tổng kết thanh tra, kiểm tra hoạt động bảo hiểm 2017 của thanh tra Bộ Tài Chính, [5, tr.17-18], hoạt động của các ĐLBH trong thời gian qua phản ánh tình trạng hết sức lộn xộn, cụ thể:
“Do chạy theo hoa hồng, nên nhiều đại lý đã có những biểu hiện gian dối, ép buộc mua bảo hiểm như: lợi dụng vị trí của mình để buộc mua bảo hiểm, khơng giải thích rõ sản phẩm, gian dối trong kê khai tình trạng của NTGBH, thu phí bảo hiểm nhưng khơng nộp lại cho DNBH... Pháp luật lại chưa có quy định ràng buộc trách nhiệm giữa ĐLBH, DNBH và NTGBH. LKDBH lại không quy định các hành vi nào được xem là hành vi vi phạm hợp đồng đại lý. Vì vậy, xảy ra trường hợp một số DNBH khi gặp tình trạng này thì thường đổ lỗi cho đại lý, rũ bỏ trách nhiệm của mình, xem đấy là trách nhiệm dân sự giữa ĐLBH và NTGBH. Quy định về việc thu phí hộ chưa chặt chẽ, dễ dẫn đến trường hợp đại lý cấu kết với khách hàng trục lợi (sự kiện bảo hiểm xảy ra rồi mới mua bảo hiểm).”
Pháp luật chưa có quy định và chế tài xử lý nghiêm minh để hạn chế tình trạng cấu kết giữa đại lý, bộ phận giám định và NĐBH, đã có trường hợp doanh nghiệp cố tình sử dụng các đại lý đã từng có hành vi TLBH. Ngồi ra, pháp luật hiện hành chưa quy định thời hạn có hiệu lực của chứng chỉ ĐLBH, dẫn đến trường hợp đại lý sau khi nghỉ một thời gian dài vẫn có thể sử dụng chứng chỉ đại lý cũ để hành nghề mặc dù trong thời gian đó khơng cập nhật thường xun kiến thức chuyên môn và pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, gây tranh chấp, khiếu nại ảnh hưởng tới quyền lợi của NTGBH. Pháp luật mới có quy định về việc cấp phép thành lập DNMGBH mà còn bỏ ngỏ đối với ĐLBH là tổ chức và các đơn vị thực hiện dịch vụ phụ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm như đơn vị giám định. Thực tế trong việc ngăn ngừa TLBH thì đây là những chủ thể đóng vai trị khá quan trọng, vì tư vấn của ĐLBH hay kết luận giám định của các đơn vị giám định rất có ý nghĩa trong việc tham gia bảo hiểm cũng như bồi thường bảo hiểm, do đó, nếu quy định khơng đảm bảo chặt chẽ, ĐLBH hoặc các tổ chức phụ trợ có thể cấu kết
Để mở rộng và phát triển kinh doanh các sản phẩm BHNT, DNMGBH sẽ hợp tác với các ngân hàng, đây là một hình thức rất phổ biến ở các nước trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, LKDBH mới chỉ quy định về hợp tác giữa các DNMGBH tại Khoản 3 Điều 7 Thông tư 50 hướng dẫn thi hành Nghị định 73 quy định:“DNMGBH chỉ được phép hợp tác với DNMGBH khác được phép hoạt
động tại Việt Nam để thực hiện hoạt động môi giới bảo hiểm gốc, việc hợp tác này phải được thỏa thuận bằng văn bản, trong đó quy định rõ nghĩa vụ, quyền lợi và tỷ lệ phân chia hoa hồng môi giới bảo hiểm của mỗi bên.”
Đồng thời, để khống chế việc chi hoa hồng, Bộ Tài chính đã quy định về tỷ lệ hoa hồng môi giới bảo hiểm tối đa của mỗi nghiệp vụ bảo hiểm thuộc từng HĐBH thu