Kiến nghị cơ quan nhà nước về công tác tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHỐNG TRỤC lợi bảo HIỂM THEO PHÁP LUẬT bảo HIỂM NHÂN THỌ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 75 - 82)

3.2.1 Hoạt động của cơ quan nhà nước

-Các cơ quan chức năng phối hợp với DNBH trong việc điều tra, thu thập chứng cứ TLBH.

Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cần kiến nghị cơ quan Công an về việc tăng cường phối hợp điều tra, giải quyết các vụ khiếu nại bồi thường bảo hiểm có dấu hiệu nghi vấn trục lợi do các DNBH đề nghị; đồng thời có cơ chế ràng buộc chung như thỏa thuận hạn chế cạnh tranh đối với tất cả các DNBH về việc tăng tỷ lệ phí bảo

hiểm hoặc khơng nhận bảo hiểm đối với khách hàng có lịch sử TLBH, lịch sử tổn thất nhiều lần.

- Thành lập Trung tâm Thơng tin phịng chống TLBH trực thuộc sự quản lý của Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính.

Trung tâm trực thuộc sự quản lý của Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính (tương tự như Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước). Các DNBH có nghĩa vụ phải cung cấp nhanh chóng, chính xác và đầy đủ các thơng tin đã được doanh nghiệp xác định là có TLBH và phối hợp kịp thời với trung tâm trong việc điều tra các trường hợp nghi ngờ TLBH.

Trung tâm thơng tin sẽ có các chức năng và nhiệm vụ chính như sau:

Xây dựng hệ thống khái niệm định nghĩa hành vi trục lợi và các hình thức biểu hiện, mức độ trục lợi một cách thống nhất và trình cơ quan quản lý bảo hiểm chính thức hóa cách hiểu các khái niệm, quy định… để Tòa án và cơ quan chức năng có căn cứ (hoặc một nguồn tham khảo chun mơn chính thức) áp dụng khi xử lý các vụ TLBH.

Đầu mối tiếp nhận, xử lý các thông tin về TLBH từ các doanh nghiệp hội viên và các cơ quan chức năng liên quan; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu để chia sẻ thông tin cho tất cả các hội viên (như dữ liệu cập nhật các khách hàng đã TLBH bị phát hiện; cập nhật khách hàng bị doanh nghiệp từ chối bảo hiểm do doanh nghiệp phát hiện được hành vi định trục lợi của khách hàng khi tham gia bảo hiểm; cập nhật các án lệ, phán quyết, các hình thức xử lý của Tịa án, các cơ quan chức năng về các vụ TLBH; cập nhật các hình thức, biểu hiện mới của hành vi TLBH (ở Việt nam và trên thế giới) để các doanh nghiệp có biện pháp phịng ngừa; chia sẻ các kinh nghiệm xử lý TLBH giữa các doanh nghiệp; cập nhật các cán bộ, đại lý của DNBH tham gia hành vi trục lợi và bị phát hiện, xử lý; cập nhật các văn bản liên quan về phòng, chống TLBH…)

Hỗ trợ kỹ thuật cho các DNBH trong việc điều tra các vụ việc nghi TLBH thông qua sử dụng hệ thống cộng tác viên, tham mưu cho các DNBH trong những phiên Tòa xử về TLBH.

Tổ chức các hội thảo về vấn đề TLBH mời các cơ quan quản lý, cơ quan tư pháp… và DNBH dự để chia sẻ thông tin và kiến thức về TLBH.

Tham mưu cho DNBH trong việc xây dựng, chuẩn hóa điều kiện điều khoản bảo hiểm, quy trình khai thác, giám định, bồi thường để phòng tránh, hạn chế nguy cơ bị lợi dụng TLBH.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong cộng đồng về tội TLBH.

3.2.2 Hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

- Tổng kết, thu thập và chia sẻ với các hội viên các thơng tin về hình thức, thủ đoạn TLBH. Cơ quan thường trực Hiệp hội thường xuyên thu thập và chia sẻ với hội viên các thơng tin về hình thức, thủ đoạn TLBH, khuyến cáo các DNBH thắt chặt và nâng cao các quy trình nghiệp vụ, kiểm sốt nội bộ, rà sốt các quy tắc, điều khoản bảo hiểm nhằm hạn chế những lỗ hổng có thể dẫn tới TLBH.

- Kiểm tra, khuyến cáo các DNBH nâng cao quy trình nghiệp vụ nhằm hạn chế - Tổ chức những chương trình đào tạo, bồi dưỡng giám định viên bảo hiểm cho DNBH để hiểu biết, kỹ năng xử lý tình huống phát sinh trong mọi giai đoạn của q trình bảo hiểm. Trong đó chú trọng đến các khóa đào tạo giám định viên bảo hiểm sức khỏe để chất lượng đội ngũ giám định trở nên chuyên nghiệp hơn, nâng cao năng lực phát hiện hành vi TLBH.

- Tổ chức những chương trình hợp tác với các cơ quan chức năng (ví dụ như Cục Cảnh sát giao thông) để hỗ trợ hội viên trong việc điều tra xác minh các hồ sơ tai nạn có nghi ngờ TLBH.

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi các DNBH thực hiện đúng lời cam kết ghi trong HĐBHNT với khách hàng để nâng cao uy tín thương hiệu, hình ảnh của DNBH. Để thực hiện đúng lời cam kết, DNBH cần lưu ý sau đây:

- Khơng vì sợ khách hàng phàn nàn khiếu nại, thậm chí nhờ báo chí đưa tin khơng tốt về DNBH mà châm chước giải quyết quyền lợi bảo hiểm khơng đúng cho khách hàng. Vì nếu trả khơng đúng sẽ tạo ra sự nghi ngờ, bất bình với khách hàng cịn lại. Ngay cả nhà báo khi chưa nắm rõ HĐBHNT, nguyên nhân, lý do DNBH từ chối một phần hoặc toàn bộ yêu cầu trả tiền bảo hiểm cùng các bằng chứng liên quan nên thường đưa theo thông tin khách hàng phản ánh. Vì vậy DNBH phải phản hồi tích cực với báo chí để mọi người cùng tỏ tường sự việc.

- Phải kiểm soát chặt chẽ hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm, có dấu hiệu nghi vấn phải kiểm tra, kiên quyết loại bỏ yếu tố gian lận, TLBH để giữ cam kết cho các khách hàng khác vì tiền chi trả khơng phải của DNBH mà từ phí bảo hiểm của các khách hàng đóng góp.

- Khơng ngừng hồn thiện khâu quản lý bán hàng, tuyển dụng, đào tạo mạng lưới khai thác bảo hiểm: DNBH cần nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho những người trực tiếp thực hiện hợp đồng với khách hàng, khi đó DNBH sẽ đảm bảo các các hoạt động chun mơn theo đúng trình tự thủ tục của một hợp đồng tránh việc thất thoát cho DNBH.

- Hoàn thiện bộ quy tắc ứng xử nhân viên ngành BHNT, quy trình kiểm sốt nội bộ và quy trình xử phạt nội bộ để ngăn ngừa việc TLBH.

-Thành lập bộ phận chuyên trách phòng chống gian lận, TLBH và xử lý khủng hoảng truyền thông khi những khách hàng hiểu sai về HĐBHNT, quyền lợi được bảo hiểm hoặc có ý đồ xấu đổ lỗi cho DNBH không thực hiện đúng lời cam kết. - Đào tạo nâng cao nghiệp vụ cho nhân viên bộ phận thẩm định, tổ chức khâu giám định tai nạn, điều tra xác minh chống TLBH thật sự hiệu quả, đủ sức phát hiện, điều tra, khám phá, xử lý quyết liệt tất cả các vụ trục lợi xảy ra.

- Theo Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), cùng với tuyên truyền, nâng cao nhận thức và ý thức pháp luật cho người dân, các DNBH cần tăng cường trao đổi thơng tin, hiện đại hóa cơ sở vật chất, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin về chủ HĐBHNT và đưa ra cảnh báo trong hệ thống về hành vi TLBH để kịp thời có biện pháp ngăn chặn.

- Phối hợp với DNBH khác trên thị trường và hiệp hội bảo hiểm về những trường hợp khách hàng, nhân viên, đại lý có hành vi TLBH để phịng chống TLBH. Đồng thời, tăng cường mối quan hệ giữa DNBH với cơ quan chức năng, nhất là cơ quan công an và các cơ sở y tế nhằm xác định các hành vi trục lợi để ngăn chặn, xử lý.

Kết luận chương

Ở chương này, tác giả đề xuất những kiến nghị về hoàn thiện các quy phạm pháp luật và kiến nghị về công tác tổ chức thực hiện như sau:

Về kiến nghị về hoàn thiện các quy phạm pháp luật.

Thứ nhất, trong giao kết HĐBHNT nên có quy định về nghĩa vụ cung cấp thông tin của BMBH và DNBH trong quan hệ pháp luật bảo hiểm.

Đối với DNBH, nên quy định về nghĩa vụ minh bạch thơng tin, điển hình cơng khai thơng tin về sản phẩm bảo hiểm trên trang thơng tin điện tử và trước và trong q trình triển khai sản phẩm bảo hiểm để đảm bảo cho khách hàng có khả năng tiếp cận, từ đó hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình trong HĐBHNT. Và quy định rõ chế tài xử phạt hành chính đối với ĐLBH trong trường hợp khơng giải thích đầy đủ HĐBHNT cho khách hàng trước khi giao kết hợp đồng.

Đồng thời, nâng cao chế tài xử lý các hành vi trục lợi qua việc bổ sung khái niệm về TLBH; nguyên nhân dẫn đến hành vi trục lợi; hình thức trục lợi, nghĩa vụ của các đối tượng có liên quan trong q trình thực hiện chi trả quyền lợi bảo hiểm nhằm phòng chống TLBH… và quy định pháp luật điều chỉnh tội danh về TLBH.

Thứ hai, trong quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ nên có quy định điều chỉnh các kênh phân phối bảo hiểm của DNBH như:

Đối với ĐLBH, quy định về đào tạo nhân viên tư vấn BHNT, phải được cấp phép hành nghề, ban hành Bộ Quy tắc hành nghề ĐLBH để làm tiêu chuẩn đào tạo nghề, quy định thời hạn của chứng chỉ ĐLBH. Đồng thời, thành lập Hiệp hội ĐLBH Việt Nam để phối hợp cùng với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam trong việc định hướng phát triển thị trường bảo hiểm.

Đối với kênh ngân hàng, cần bổ sung quy định về việc Bộ Tài chính có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động đối với các đơn vị thực hiện dịch vụ phụ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm.

Đối với DNMGBH cần điều chỉnh mức hoa hồng tương ứng với dịch vụ. Thứ ba, đối với cơ quan nhà nước nên quy định về phương thức giám sát (phương thức giám sát gián tiếp thông qua việc DNBH nộp báo cáo về Bộ Tài chính và quy định về giám sát trực tiếp thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với DNBH). Đồng thời, bổ sung những quy định để đảm bảo giám sát chặt chẽ hơn nữa đối với nội dung các điều khoản BHNT khi tiến hành thủ tục phê chuẩn theo hướng: DNBH phải có bản thuyết minh nhằm giải thích về nội dung và tác động của từng nội dung của điều khoản bảo hiểm.

Bên cạnh đó, tác giả cịn kiến nghị DNBH, trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm đòi hỏi các DNBH thực hiện đúng lời cam kết ghi trong HĐBHNT với khách hàng để nâng cao uy tín thương hiệu, hình ảnh của DNBH.

Kiến nghị cơ quan nhà nước về công tác tổ chức thực hiện nên phối hợp với DNBH trong việc điều tra, thu thập chứng cứ TLBH hoặc thành lập Trung tâm Thơng tin phịng chống TLBH trực thuộc sự quản lý của Cục Quản lý Giám sát bảo hiểm thuộc Bộ Tài chính (tương tự như Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước) và kết nối hoạt động của Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam.

Thông qua việc nghiên cứu những vấn đề về TLBH nhân thọ trong pháp LKDBH nhân thọ của Việt Nam và trên thế giới, tác giả có thể rút ra những kết luận chính sau đây:

Thứ nhất, việc xây dựng nội dung lý luận về chống TLBH trong pháp LKDBH nhân thọ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đánh giá các quy định pháp luật thực tiễn, từ đó đề xuất những giải pháp hồn thiện pháp luật và tổ chức hoạt động doanh nghiệp và hoạt động cơ quan chức năng đảm bảo tính khả thi và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Những khái niệm quan trọng như “TLBH”, “dấu hiệu cơ bản của hành vi trục lợi”, “những hình thức trục lợi trong BHNT” được xây dựng từ kinh nghiệm thực tiễn làm việc sẽ làm cơ sở cho việc nghiên cứu những nội dung lý luận về chống TLBH trong pháp LKDBH nhân thọ Việt Nam.

Thứ hai, cấu trúc luận văn giúp nhận rõ việc chống TLBH trong pháp LKDBH nhân thọ, bao gồm 3 bộ phận chính: một là, các chủ thể tham gia trong quá trình giao kết HĐBHNT; hai là, hệ thống quy định pháp luật về hoạt động kinh doanh của DNBHNT và ba là, hệ thống quy định về giám sát hoạt động kinh doanh BHNT. Tuy nhiên, việc phân chia cũng chỉ có ý nghĩa tương đối vì có những nội dung pháp luật có thể vừa thuộc bộ phận này, vừa thuộc bộ phận kia do được đánh giá ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Bên cạnh đó, việc xác định rõ được những nguyên tắc trong giao kết HĐBHNT như nguyên tắc bảo hiểm “Trung thực tuyệt đối” (Utmost good faith) hay áp dụng pháp LKDBH nhân thọ trong giải quyết chi trả quyền lợi bảo hiểm như nguyên tắc “ Nguyên nhân gần” (Proximate Cause) hay Nguyên tắc bồi thường (Indemnity) nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp cũng như bảo vệ quyền lợi của NTGBH sẽ góp phần đưa ra cái nhìn tổng thể về thực trạng pháp luật hiện nay.

Thứ ba, bên cạnh những thành tựu, liên quan đến pháp luật quy định chống TLBH trong kinh doanh BHNT cịn q ít, bất cập và cần được sửa đổi, bổ sung thêm như: Một là, chưa có điều luật nào quy định khái niệm rõ ràng về TLBH trong pháp

LKDBH Việt Nam, cũng như chưa có điều luật quy định chế tài hình sự cho tội danh TLBH. Hai là, các quy định về giao kết HĐBHNT, quyền và nghĩa vụ các bên chủ thể để hạn chế tình trạng trục lợi như nghĩa vụ cung cấp thơng tin trung thực, nghĩa vụ minh bạch sản phẩm bảo hiểm…, cũng như việc quy định chưa rõ ràng về NTH và NĐBH… Ba là, nội dung quy định về giám sát đối với hoạt động kinh doanh BHNT còn chung chung, thiếu quy định về công khai và minh bạch thông tin, hệ thống các cơ quan giám sát và cơ chế giám sát cịn hạn chế, mơ hình giám sát nội bộ trong doanh nghiệp lại khơng được coi trọng và thậm chí cũng chưa quy định cụ thể về phương thức giám sát, quy trình giám sát TLBH, hơn nữa quyền tổ chức và giám sát lại giao cho một đối tượng quản lý như vậy sẽ khó tránh tình trạng vừa “đá bóng vừa thổi cịi”.

Luận văn phần nào chỉ ra được những bất cập trong lĩnh vực chống TLBH nhân thọ, đồng thời cũng đề xuất những kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và tổ chức hoạt động cho DNBH, cơ quan giám sát và cơ quan chức năng góp phần hồn thiện hệ thống pháp luật nhằm phịng chống TLBH nói chung và thị trường BHNT nói riêng, đáp ứng nhu cầu nội tại của nền kinh tế và hội nhập quốc tế, đảm bảo phát triển bền vững và đồng bộ hệ thống thị trường tài chính ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) CHỐNG TRỤC lợi bảo HIỂM THEO PHÁP LUẬT bảo HIỂM NHÂN THỌ từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 75 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)