Thực trạng chất lượng đào tạo, bồi dưỡngcông chức tại cơ quan Bộ Tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 56 - 72)

Tài chính

Thực hiện đánh giá chất lượng ĐTBD trên cơ sở thăm dò khảo sát bằng Phiếu đối với học viên tham gia ĐTBD và cơ quan tổ chức sử dụng công chức sau ĐTBD.

2.3.1. Đánh giá của học viên

Trên cơ sở tổng hợp từ 100 phiếu điều tra đối với loại hình chương trình bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên và 50 phiếu điều tra đối với loại hình chương trình bồi dưỡng công chức kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng, cho kết quả như sau:

2.3.1.1. Đánh giá theo các tiêu chí chất lượng chương trình bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên

Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả đánh giá của học viên về tiêu chí chất lượng đối với chương trình bồi dưỡng công chức

ngạch chuyên viên

TT Tiêu chí

(%) Mức độ đồng ý

Yếu TB TB khá Khá Tốt 1. Chất lượng chương trình ĐTBD công chức

1.1 Chương trình ĐTBD phù hợp với mục tiêu ĐTBD 30 40 30

1.2 Chương trình ĐTBD phù hợp với học viên 40 30 30

1.3 Chương trình ĐTBD khoa học và chính xác 40 60

1.4 Chương trình ĐTBD được cập nhật 80 20

1.5 Chương trình ĐTBD cân đối về thời gian và cơ cấu 30 70 1.6 Chương trình ĐTBD được cân đối giữa lý thuyết và 70 30

thực hành

1.7 Chương trình ĐTBD đáp ứng yêu cầu của học viên 40 60

và yêu cầu thực tiễn

2. Chất lượng đội ngũ giảng viên

2.1 Kiến thức của giảng viên: chuyên sâu và thực tiễn 50 50 Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên:

2.2 - Thực hiện nội quy 60 40

- Tác phong sư phạm 30 70

- Thái độ ứng xử với học viên 30 70

2.3 Trách nhiệm của giảng viên: thực hiện mục tiêu, biên soạn 60 40 và hỗ trợ

Phương pháp giảng dạy của giảng viên: sử dụng các

2.4 phương pháp, cách thức truyền đạt, cách thức liên hệ thực 15 65 20 tiễn, các phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn thực hành

Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên: phương

2.5 pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung phù hợp, 25 65 10 tính khách quan, công bằng chính xác, sự phản hồi

3. Chất lượng cơ sở vật chất

Phòng học, chất lượng phòng học: Diện tích phòng học, 3.1.

chất lượng trang thiết bị (bàn, ghế, máy tính...) trong phòng

50 50 học, Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị phục vụ

(projector, micro...):

Nguồn học liệu phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng: việc

3.2. đảm bảo số lượng tài liệu học tập phù hợp phục vụ khóa 65 35 đào tạo, bồi dưỡng

Công nghệ thông tin phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng: việc khai thác hệ thống thông tin, website của cơ sở đào

3.3. tạo; Việc sử dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động 45 55 giảng dạy, học tập và nghiên cứu; Việc cập nhật các phần

Đối với chương trình bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên, chất lượng của chương trình ĐTBD CC được đánh giá khá tốt thể hiện ở trên 60% học viên đánh giá chương trình ĐTBD phù hợp với mục tiêu ĐTBD, phù hợp với học viên, khoa học và chính xác, cân đối về thời gian và cơ cấu, đáp ứng yêu cầu của học viên và yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, đối với tính cập nhật và tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành được đánh giá chưa làm hài lòng học viên với tỷ lệ 80% và 70% chưa hài lòng. Về chất lượng đội ngũ giảng viên, đa số học viên hài lòng với chất lượng đội ngũ giảng viên với tỷ lệ trên 75% hài lòng cho tất cả các chỉ tiêu, tuy nhiên riêng chỉ tiêu về kiến thức chuyên sâu và thực tiễn của giảng viên tỷ lệ học viên hài lòng chỉ chiếm 50%. Về chất lượng cơ sở vật chất, học viên đánh giá tốt, tuy nhiên tiêu chí sử dụng công nghệ thông tin trong đào tạo bồi dưỡng chỉ được 55% học viên hài lòng.

2.3.1.2. Đánh giá theo các tiêu chí chất lượng chương trình bồi dưỡng công chức kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả đánh giá của học viên về tiêu chí chất lượng đối với chương trình bồi dưỡng công chức kỹ năng lãnh đạo, quản lý cấp phòng

TT Tiêu chí (%) Mức độ đồng ý

Yếu TB TB khá Khá Tốt

1 Nhu cầu và mục tiêu ĐTBD rõ ràng 15 40 45

2 Hình thức tổ chức ĐTBD phù hợp nội dung và 5 15 55 25 đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

3 Chương trình ĐTBD được cập nhật, có tính 5 15 60 20 khóa học và ứng dụng

Giảng viên: Trình độ chuyên môn của giảng viên đáp ứng yêu cầu khóa đào tạo, bồi dưỡng;

4 Áp dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề 15 60 25 giảng dạy; Sử dụng các phương pháp giảng dạy

phù hợp; Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị, bao gồm: Giáo trình, tài liệu tham khảo được cung cấp đầy đủ;

5 Phòng học đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học 5 15 50 30 tập; Trang thiết bị phục vụ học tập đáp ứng yêu

cầu

Các hoạt động hỗ trợ học viên, bao gồm: Các

6 hoạt động thực tập/thực tế đáp ứng yêu cầu của 20 65 15 học viên; Người học được giải quyết kịp thời

các yêu cầu hợp lý

Các hoạt động hỗ trợ học viên, bao gồm: Các

7 hoạt động thực tập/thực tế đáp ứng yêu cầu của 20 65 15 học viên; Người học được giải quyết kịp thời

các yêu cầu hợp lý

Tổ chức thực hiện, bao gồm: Kế hoạch tổ chức tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng rõ ràng; Thông tin về khóa đào tạo, bồi dưỡng

8 được cung cấp đầy đủ; Đảm bảo đủ số lượng 5 5 20 60 học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng;

Thời điểm đào tạo, bồi dưỡng được lựa chọn phù hợp; Thực hiện đầy đủ việc giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

2.3.2. Đánh giá của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức sau đào tạo, bồi dưỡng

Việc đánh giá dựa trên cơ sở khảo sát, điều tra bằng phiếu đối với 20 tổ chức, đơn vị trong cơ quan Bộ Tài chính cử học viên tham dự các khóa ĐTBD nói trên, cho các kết quả như sau:

Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả đánh giá cơ quan, đơn vị sử dụng công chức sau đào tạo bồi dưỡng

(%) Mức độ đồng ý

TT Tiêu chí

Yếu TB TB Khá Tốt

khá Kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ được

1 nâng cao, bao gồm: Kiến thức chuyên 20 50 30

môn; Kiến thức nghiệp vụ; Kiến thức quản lý nhà nước

Kỹ năng được nâng cao, bao gồm: Kỹ năng giải quyết vấn đề; Kỹ năng vận

2 dụng kiến thức vào thực tiễn; Kỹ năng 20 65 15 tổ chức và điều phối công việc; Năng

lực sáng tạo trong công việc

Thái độ của công chức sau đào tạo, bồi dưỡng, bao gồm: Tính chủ động trong

3 công việc cao hơn; Tính trách nhiệm 5 50 45

trong công việc tốt hơn; Sự tự tin trong công việc được củng cố hơn; Tinh thần hợp tác với đồng nghiệp hiệu quả hơn

(Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát của tác giả)

Theo đánh giá của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức sau đào tạo bồi dưỡng, nhà lãnh đạo hài lòng với tất cả các tiêu chí của công chức sau đào tạo bồi dưỡng như kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp và thái độ trong công việc được các nhà lãnh đạo đánh giá hài lòng với trên 80%.

2.3.3. Nhận xét kết quả khảo sát

Qua thăm dò khảo sát ý kiến của học viên tham gia học tập hai chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cho thấy các đánh giá về 3 nhân tố nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức như sau:

- Các chương trình và tài liệu ĐTBD theo ngạch công chức và kỹ năng lãnh đạo quản lý cấp phòng và việc tổ chức ĐTBD đã nhận được số lượng đánh giá khá tốt về chất lượng. Tuy nhiên, đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên thì tỷ lệ chưa hài lòng vẫn còn phổ biến, đặc biệt tính khoa học và tính chính xác còn có tỷ lệ chưa hài lòng đạt 40%, tính cập nhật có tỷ lệ 80% chưa hài lòng, tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành có tỷ lệ 70% chưa hài lòng. Điều này cho thấy cần tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và tài liệu ĐTBD.

- Đội ngũ giảng viên được đánh giá chủ yếu là khá và tốt thể hiện ở các tiêu chí phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên, trách nhiệm của giảng

viên, phương pháp giảng dạy và phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên. Tuy vậy, đối với chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên thì tỷ lệ chưa hài lòng về kiến thức và thực tiễn còn cao, chiếm 50%. Đây là điểm yếu cốt lõi cần có giải pháp tăng cường học tập nâng cao trình độ và kinh nghiệm thực tiễn cho đội ngũ giảng viên.

- Về cơ sở vật chất và trang thiết bị được đánh giá chủ yếu là khá và tốt đạt tỷ lệ trên 80%. Tuy nhiên, riêng tiêu chí về công nghệ thông tin phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng của chương trình đào tạo, bồi dưỡng công chức ngạch chuyên viên có tỷ lệ 45% học viên chưa hài lòng, điều đó cần có giải pháp áp dụng cập nhật thông tin và phần mềm trong học tập nghiên cứu và giảng dạy.

- Về kết quả sau ĐTBD: qua khảo sát đánh giá của cơ quan, đơn vị sử dụng công chức sau đào tạo, bồi dưỡng cho thấy công chức sau đào tạo có kiến

thức chuyên môn, nghiệp vụ được nâng cao, kỹ năng cũng được nâng cao thể hiện tỷ lệ 80% mức độ hài lòng của Thủ trưởng đơn vị. Đặc biệt là công chức sau đào tạo, bồi dưỡng được Thủ trưởng nhận xét hài lòng về tiêu chí thái độ với tỷ lệ trên 90%. Như vậy, có thể cho rằng, sau khi đào tạo, bồi dưỡng công chức được cập nhật về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng, đã tạo bước chuyển biến đáng kể về thái độ của công chức về tính chủ động trong công việc, tinh thần trách nhiệm trong công việc, sự tự tin trong công việc và tinh thần hợp tác với đồng nghiệp

Tóm lại, từ kết quả khảo sát cho thấy, việc đổi mới nội dung chương trình và phương pháp giảng dạy là cần thiết để góp phần nâng cao trình độ và kinh nghiệm thực tiễn cho giảng viên có ý nghĩa quan trọng để nâng cao chất lượng ĐTBD công chức trong thực tiễn hiện nay.

2.3.4. Nâng cao chất lượng xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức

Việc xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo thuộc thẩm quyền của các đơn vị tổ chức thực hiện các khóa đào tạo trong phạm vi được phân cấp.

Căn cứ phân cấp quản lý và tổ chức đào tạo, các cơ sở đào tạo của Bộ Tài chính xây dựng nội dung và biên soạn ba loại chương trình, tài liệu: Đào tạo theo chức danh; Bồi dưỡng theo chức nghiệp và Bồi dưỡng cập nhật kiến thức theo vị trí việc làm.

- Đào tạo theo chức danh: đào tạo công chức lãnh đạo và công chức được quy hoạch lãnh đạo. Các chương trình, tài liệu đào tạo này được xây dựng căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo các cấp và do Bộ Nội Vụ quản lý, thống nhất chương trình chung. Trường Bồi dưỡng cán Bộ Tài chính biên soạn lại tài liệu

theo chương trình chung do Bộ Nội vụ ban hành để vừa bảo đảm nội dung chung, vừa phù hợp với đặc thù quản lý riêng của ngành Tài chính.

- Bồi dưỡng theo chức nghiệp: là bồi dưỡng theo ngạch công chức. Các chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng này được xây dựng căn cứ vào tiêu chuẩn từng ngạch công chức. Bộ Nội vụ quản lý, ban hành chương trình bồi dưỡng ngạch công chức hành chính, Trường Bồi dưỡng cán Bộ Tài chính, xây dựng, biên soạn tài liệu bồi dưỡng ngạch công chức Ngành Tài chính trên cơ sở đảm bảo các nội dung chuyên đề chung kết hợp với các nội dung chuyên đề quản lý, nghiệp vụ đặc thù của từng lĩnh vực quản lý của ngành Tài chính.

- Bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kỹ năng theo vị trí việc làm: bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng gắn với việc thực hiện nhiệm vụ của từng vị trí việc làm. Căn cứ vào nhóm vị trí việc làm và nhu cầu bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và cập nhật kiến thức mới, hàng năm, các cơ sở đào tạo nghiên cứu phân nhóm đối tượng và xây dựng các chương trình chuyên sâu về kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ chuyên ngành để bồi dưỡng phù hợp với từng nhóm đối tượng công chức [2].

Quá trình xây dựng, thẩm định chương trình, tài liệu phải được thực hiện theo đúng trình tự các bước như sau:

Hình 2.2: Quy trình xây dựng, thẩm định nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức

Tổ chức xây Thành lập Tổ chức họp Quyết định

ban hành

dựng nội Hội đồng Hội đồng

nội dung,

dung, thẩm định nội thẩm định nội

chương trình chương trình dung, chương dung, chương

trình trình

Quyết định Tổ chức họp Thành lập Hội Dự thảo

Hội đồng

ban hành tài thẩm định đồng thẩm tài liệu

liệu tài liệu định tài liệu đào tạo

Sau khi cơ quan quản lý có thẩm quyền quyết định ban hành chương trình, đơn vị đào tạo tiến hành biên soạn tài liệu theo nội dung chương trình đã được phê duyệt ban hành. Quy trình tổ chức biên soạn, thẩm định tài liệu tiến hành giống quy trình tổ chức xây dựng, thẩm định chương trình.

Căn cứ kế hoạch xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo đã được phê duyệt, ban hành, các đơn vị đào tạo đã chủ động tổ chức xây dựng nội dung, chương trình và tiến hành biên soạn tài liệu, tổ chức thẩm định tài liệu và nhanh chóng tổ chức công tác đào tạo theo các chương trình

2.3.5. Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đào tạo, bồi dưỡng công chức

Đội ngũ giảng viên đóng vai trò quan trọng trong quyết định chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức của mỗi khóa học, đó là đội ngũ trực tiếp truyền tải kiến thức, kỹ năng cho đối tượng đào tạo.

Để tổ chức hoạt động đào tạo đội ngũ công chức, viên chức của toàn ngành Tài chính, Bộ Tài chính đã hình thành các cơ sở đào tạo và lực lượng cán bộ làm công tác tổ chức quản lý và giảng dạy tại các cơ sở đào tạo.

Tính đến thời điểm 31/12/2018, số lượng công chức, viên chức làm việc tại các cơ sở đào tạo của toàn ngành Tài chính gồm 342 người. Số lượng cụ thể và cơ cấu của từng cơ sở ĐTBD công chức được thống kê dưới bảng sau:

Bảng 2.7: Số lượng nhân lực làm việc trong các cơ sở ĐTBD công chức của ngành Tài chính (tính đến 31/12/2018)

Đơn vị tính: Người

TT Cơ sở ĐTBD Số lượng CCVC Tỷ lệ (%)

1 Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính 95 27.78

2 Trường Nghiệp vụ Thuế 66 12.57

3 Trường Hải quan Việt Nam 40 19.30

4 Trường Nghiệp vụ Kho bạc 43 11.70

5 Trung tâm BDNV DTNN 27 7.89

6 Trung tâm NCKH&ĐTCK 71 20.76

Tổng cộng 342 100

Giai đoạn 2014-2018, số lượng giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng chiếm tỷ lệ nhỏ 10-20% tổng số biên chế của cơ sở đào tạo. Do đó, để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo chương trình, kế hoạch đã được phê duyệt, các cơ sở đào tạo đã lựa chọn đội ngũ giảng viên tham gia giảng dạy, gồm: Giảng viên cơ hữu của các cơ sở đào tạo, giảng viên kiêm nhiệm; giảng viên thỉnh giảng được mời ở trong nước và nước ngoài. Các giảng viên tham gia giảng dạy các khoá đào tạo đều được lựa chọn đảm bảo đủ tiêu chuẩn, yêu cầu và được hưởng các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật hiện hành.

2.3.6. Đổi mới công nghệ đào tạo, bồi dưỡng công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 56 - 72)