Mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡngcông chức tại cơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 84 - 86)

3.1. Mục tiêu, yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài chính tại cơ quan Bộ Tài chính

Trong bối cảnh hiện nay, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng; sự phát triển nhanh chóng của khoa học - công nghệ đặc biệt cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên số hóa và trí tuệ nhân tạo. Mặt khác Chính phủ đã có sự chuyển biến đáng kể trong cải cách hành chính từ nền hành chính công vụ sang nền hành chính phục vụ, chuyển biến từ chính phủ điều hành sang chính phủ kiến tạo, phục vụ chuyên nghiệp và chính phủ điện tử nhằm hướng tới xây dựng bộ máy hành chính tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả. Dịch vụ công cũng từng bước chuyển tích cực từ tư duy áp đặt sang tư duy phục vụ nhân dân; đội ngũ công chức ngày càng được tinh giản biên chế tối đa. Trước bối cảnh đó, đòi hỏi đội ngũ công chức ngành tài chính phải chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao và có đạo đức nhân cách tốt, có quyết tâm chính trị và có khát vọng đưa đất nước Việt Nam đi lên ngày một giàu mạnh và phồn vinh.

3.1.1. Mục tiêu

3.1.1.1. Mục tiêu chung

Tạo sự chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả ĐTBD trên cơ sở tập trung nguồn lực đẩy mạnh ĐTBD theo tiêu chuẩn chuyên ngành, góp phần xây dựng đội ngũ công chức chuyên nghiệp có đủ phẩm chất, trình độ và năng lực, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành Tài chính, phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và hội nhập quốc tế.

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Một là, đổi mới nội dung chương trình đào tạo bồi dưỡng tập trung xây dựng các chương trình đáp ứng tiêu chuẩn chuyên ngành và vị trí việc làm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của Bộ Tài chính, chỉ tiêu cụ thể:

+ Trước năm 2020: hoàn thành xây dựng nội dung chương trình và tài liệu theo tiêu chuẩn chuyên ngành.

+ Từ sau năm 2020: tập trung xây dựng các chương trình bồi dưỡng theo vị trí việc làm.

- Hai là, gắn nội dung ĐTBD với việc tiêu chuẩn hóa đội ngũ công chức; nâng cao trình độ kỹ năng nghề nghiệp, năng lực thực thi công cụ, rèn luyện tư chất và phẩm chất đội ngũ công chức, góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, đáp ứng yêu cầu hiện đại hóa ngành Tài chính, các chỉ tiêu cụ thể:

+ Tập trung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn quy định về trình độ lý luận chính trị, kiến thức quản lý nhà nước.

+ 100% cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định trước khi bổ nhiệm ngạch, bổ nhiệm vào chức vụ lãnh đạo, quản lý.

+ Bảo đảm hàng năm ít nhất 70% được bồi dưỡng cập nhật kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực thi công vụ.

- Ba là, tăng cường công tác quản lý hoạt động ĐTBD đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng ĐTBD; Tổ chức và quản lý hiệu quả cơ sở vật chất phục vụ ĐTBD; Đổi mới cơ chế tài chính đối với hoạt động ĐTBD, sử dụng hiệu quả nguồn lực, cơ sở vật chất và kinh phí nhằm tổ chức hoạt động ĐTBD hiệu quả, chất lượng.

3.1.2. Yêu cầu

- Nâng cao chất lượng toàn diện và hiệu quả hoạt động ĐTBD công chức,

góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, công tác ĐTBD phải góp phần nâng cao năng lực và kỹ năng thực thi công vụ, đồng thời rèn luyện tu dưỡng phẩm chất đạo đức phong cách đội ngũ công chức ngành tài chính: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm của tổ chức, đơn vị và cá nhân công chức trong ĐTBD, gắn kết quả học tập, ĐTBD của đội ngũ công chức với năng lực thực thi công vụ, với quy hoạch, bổ nhiệm các chức vụ và chức danh lãnh đạo quản lý, với thi nâng ngạch, chuyển ngạch, qua đó nâng cao ý thức trách nhiệm của công chức trong quá trình tham gia ĐTBD.

- Tổ chức đánh giá kết quả ĐTBD công chức và đánh giá chất lượng ĐTBD công chức phải hiệu quả thiết thực, tránh hình thức lãng phí, tổ chức đánh giá kết quả ĐTBD và đánh giá chất lượng ĐTBD một cách thực chất, coi đó là một cấu phần quan trọng của chương trình ĐTBD công chức, thông qua đó hoàn thiện và đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ĐTBD công chức.

- Xác định rõ tiêu chí và các chuẩn mực đối với toàn bộ hoạt động ĐTBD công chức, các tiêu chí bao gồm nội dung chương trình, người học, người dạy, cơ sở ĐTBD và tạo ra môi trường pháp lý bình đẳng, cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng ĐTBD công chức.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 84 - 86)