Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 91 - 105)

Hoàn thiện cơ sở pháp lý về đào tạo, bồi dưỡng công chức: trên cơ sở Chính phủ tiến hành sửa đổi, bổ sung Nghị định 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/2017 về đào tạo, bồi dưỡng công chức; Bộ Tài chính xem xét sửa đổi bổ sung Quy chế đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính được ban hành kèm theo Quyết định số 1648/QĐ-BTC ngày 02/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, theo một số giải pháp, đề xuất bổ sung, sửa đổi như đã nêu trên, làm cơ sở để tổ chức hoạt động ĐTBD đem lại hiệu quả và chất lượng.

Xây dựng và phê duyệt đề án vị trí việc làm: Bộ Tài chính cần nhanh chóng nhiên cứu, xây dựng đề án vị trí việc làm của ngành Tài chính, tạo cơ sở để các đơn vị và cơ sở ĐTBD xây dựng nội dung chương trình và biên soạn tài liệu bồi dưỡng công chức theo tiêu chuẩn chuyên ngành và vị trí việc làm.

Tiểu kết chương 3

Chương 3 của Luận văn đã đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài chính giai đoạn 2020-2025. Tác giả đã nghiên cứu xác định mục tiêu và yêu cầu việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức từ đó đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm xây dựng nội dung chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng công chức; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý; đổi mới công tác kiểm tra kết quả ĐTBD công chức và đánh giá chất lượng ĐTBD công chức.

KẾT LUẬN

Đào tạo, bồi dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Với quan điểm, đội ngũ công chức là một bộ phận quan trọng của nền hành chính nhà nước, theo đó chất lượng và trình độ của đội ngũ công chức có tính chất quyết định đến chất lượng nền hành chính và hiệu quả công tác quản lý nhà nước. Do đó, nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức là một yêu cầu khách quan đồng thời là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ công chức ở các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và tại cơ quan Bộ Tài chính nói riêng.

Trong chương 1 của Luận văn, tác giả đã hệ thống hóa một số khái niệm về chất lượng đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng; hệ thống các tiêu chí đánh giá việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, từ đó làm rõ vai trò của nâng cao chất lượng đạo tạo, bồi dưỡng đối với chất lượng đội ngũ công chức. Sang chương 2 của Luận văn, tác giả tóm tắt tình hình thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức và đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức; phân tích các tồn tại hạn chế, chỉ ra nguyên nhân. Thông qua khảo sát bằng phiếu điều tra đánh giá các tiêu chí chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đối với học viên và đơn vị sử dụng lao động, ở chương 3 tác giả đã đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài chính giai đoạn 2020-2025.

Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực ở cả trong nước và quốc tế. Đặc biệt, để phát triển đội ngũ công chức đã có những đề tài về công tác đào tạo bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài chính, tuy nhiên các nghiên cứu này mới tập trung vào tổng hợp tình hình đào tạo bồi dưỡng, phân tích những hạn chế và tồn tại; đề xuất một số giải

pháp để hoàn thiện công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ công chức. Các nghiên cứu trước đây chưa đánh giá một cách hệ thống việc nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan Bộ Tài chính. Trong phạm vi của luận văn này, tác giả đã hệ thống hóa thực trạng nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan Bộ Tài chính; từ đó phân tích tồn tại hạn chế của vấn đề nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng và phân tích những nguyên nhân của các tồn tại hạn chế này. Song song với việc đánh giá tiêu chí chất lượng thông qua điều tra khảo sát học viên và đơn vị sử dụng lao động sau đào tạo bồi dưỡng; và xác định nguyên nhân mà dẫn đến chất lượng đào tạo bồi dưỡng chưa được nâng cao, tác giả đã đề xuất một số giải pháp có tính khả thi để áp dụng cho cơ quan Bộ Tài chính. Với vai trò là cấp tham mưu cho Bộ Tài chính về việc đào tạo bồi dưỡng và sử dụng lao động, tác giả đã hệ thống những nhóm giải pháp này, đề xuất Vụ Tổ chức cán bộ áp dụng vào công tác đào tạo bồi dưỡng tại cơ quan Bộ Tài chính để nâng cao hiệu quả đào tạo bồi dưỡng cũng như hiệu quả sử dụng lao động.

Tuy nhiên, trong phạm vi thời gian giới hạn, đề tài không tránh khỏi những mặt hạn chế. Hạn chế đầu tiên, khi đánh giá các tiêu chí chất lượng đào tạo bồi dưỡng thông qua phiếu điều tra khảo sát, tác giả đã lựa chọn hai chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên và chương trình bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo cấp phòng để khảo sát. Trong khi, tại cơ quan Bộ Tài chính, nhiều chương trình ĐTBD đang được thực hiện như ĐTBD lý luận chính trị, bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính và chuyên viên cao cấp, bồi dưỡng chương trình lãnh đạo cấp Vụ, Bộ, bồi dưỡng kiến thức chuyên ngành. Như vậy, trong tương lai, tác giả tiếp tục nghiên cứu và khảo sát với quy mô rộng hơn để tổng hợp kết quả mang tính khái quát cao hơn. Thứ hai, tác giả đã đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo bồi dưỡng, tuy nhiên tác giả chưa đề xuất nhóm giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách tài chính để tăng cường hiệu quả công tác đào tạo bồi dưỡng. Điều này có thể giải thích do cơ chế chính sách tài chính cần nhiều thời gian để nghiên cứu đề

xuất, đánh giá, phê chuẩn và áp dụng. Phạm vi thời gian nghiên cứu có hạn nên việc đề xuất giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách có thể là không khả thi. Trong thời gian tới, tác giả tiếp tục nghiên cứu, đề xuất và tham mưu những giải pháp liên quan đến cơ chế chính sách tài chính với cơ quan Bộ Tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách trong đào tạo bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài chính nói riêng và ngành Tài chính nói chung.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đặng Khắc Ánh (2011) “Sự cần thiết đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo nhu cầu”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, số 167+168.

[2] Đặng Khắc Ánh (2012) “Đào tạo, bồi dưỡng theo vị trí việc làm – những khó khăn và kiến nghị”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 193.

[3] Bộ Nội vụ (2015), Kỷ yếu Hội thảo khoa học Nâng cao chất lượng

đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Nội vụ trong điều kiện hiện nay.

[4] Bộ Nội vụ (2016), Nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên

chức, Trường đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

[5] Bộ Tài chính (2015), Báo cáo tổng kết công tác ĐTBD CCVC ngành

Tài chính giai đoạn 2011-2015.

[6] Bộ Tài chính (2012), Quyết định số 1738/QĐ-BTC ngày 10/7/2012

của Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức ngành Tài chính đến năm 2015.

[7] Ngô Thành Can (2014) Đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực

trong khu vực công, Nxb Lao động, Hà Nội.

[8] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị

định số 18/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2010 về đào tạo, bồi dưỡng công chức.

[9] Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị

định số 87/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/7/2017 về cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính.

[10] Nguyễn Việt Hà (2012) Hoàn thiện công tác Quản trị nguồn nhân lực tại sân bay quốc tế Nội Bài, Luận văn Thạc sỹ, Học viện Công nghệ bưu

chính viễn thông.

[11] Vũ Thị Gái (2018) Đào tạo đội ngũ công chức khối văn phòng Bộ Tài

chính, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội.

[12] Đỗ Đức Minh (2015), Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ về Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡngcông chức, viên chức ngành Tài chính giai

đoạn 2016-2020”.

[13] Hoàng Phê (2010) Từ điển Tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội

[14] Trần Xuân Sầm (2001) Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất

lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

[15] Trần Văn Thanh (2012) Đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức hành

chính cấp phường (xã) thành phố Quy Nhơn, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Đà Nẵng.

[16] Vũ Minh Trang (2016) Đào tạo nguồn nhân lực tại Cục thuế thành

phố Hải Phòng, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế quốc dân.

[17] Nguyễn Như Ý (1998) Đại từ điển, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Mã phiếu: /__01_/___________

PHIẾU HỎI DÀNH CHO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN TẠI CƠ QUAN BỘ TÀI

CHÍNH

Phiếu hỏi này được thiết kế nhằm tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo những tiêu chí nhất định. Tác giả cam kết giữ kín các ý kiến phản hồi của anh/chị trong phiếu hỏi và chỉ sử dụng kết quả cho công tác nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài chính. Không sử dụng cho các mục đích khác.

Phần I: Thông tin cá nhân (đánh dấu x vào ô thích hợp)

1. Giới tính  Nam  Nữ 2. Tuổi:  < 30  30-40  41-50  51-55  >55 3. Đơn vị công tác (Vụ/Cục):……… 4. Chức danh đảm nhận của anh/chị

Chuyên viên/Chuyên viên chính 

Phó Trưởng phòng và tương đương

Trưởng phòng và tương đương 

Phó Vụ trưởng và tương đương

Vụ trưởng và tương đương

5. Thời gian làm việc tại Bộ Tài chính của anh/chị cho đến nay là………. Năm 6. Trình độ đào tạo cao nhất của anh/chị?

Đại học Thạc sỹ Tiến sĩ

Phần II: Phần nội dung

7. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá liên quan trực tiếp đến khóa đào tạo công chức mà anh/chị trực tiếp tham gia. Anh/chị hãy lựa chọn mức đánh giá trong thang đánh giá mà anh/chị thấy phù hợp nhất với quan điểm của mình về từng nội dung liên quan và đánh dấu X vào ô đó. Thang đánh giá được quy định như sau:

TT Tiêu chí

Mức độ đồng ý

1 2 3 4 5

1. Chất lượng chương trình ĐTBD công chức

1.1 Chương trình ĐTBD phù hợp với mục tiêu ĐTBD

1.2 Chương trình ĐTBD phù hợp với học viên 1.3 Chương trình ĐTBD khoa học và chính xác 1.4 Chương trình ĐTBD được cập nhật

1.5 Chương trình ĐTBD cân đối về thời gian và cơ

cấu

1.6 Chương trình ĐTBD được cân đối giữa lý thuyết và thực hành

1.7 Chương trình ĐTBD đáp ứng yêu cầu của học

viên và yêu cầu thực tiễn

2. Chất lượng đội ngũ giảng viên

2.1 Kiến thức của giảng viên: chuyên sâu và thực tiễn Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp của giảng viên: 2.2 - Thực hiện nội quy

- Tác phong sư phạm

- Thái độ ứng xử với học viên

2.3 Trách nhiệm của giảng viên: thực hiện mục tiêu, biên soạn và hỗ trợ

Phương pháp giảng dạy của giảng viên: sử dụng các 2.4 phương pháp, cách thức truyền đạt, cách thức liên hệthực tiễn, các phương tiện hỗ trợ, hướng dẫn thực

hành

Phương pháp kiểm tra, đánh giá của giảng viên: 2.5

phương pháp và hình thức kiểm tra đánh giá, nội dung phù hợp, tính khách quan, công bằng chính xác, sự phản hồi

3. Chất lượng cơ sở vật chất

Phòng học, chất lượng phòng học: Diện tích phòng 3.1.

học, chất lượng trang thiết bị (bàn, ghế, máy tính...) trong phòng học, Hiệu quả sử dụng các trang thiết bị phục vụ (projector, micro...):

Nguồn học liệu phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng: việc 3.2. đảm bảo số lượng tài liệu học tập phù hợp phục vụ

khóa đào tạo, bồi dưỡng

Công nghệ thông tin phục vụ khóa đào tạo, bồi dưỡng: việc khai thác hệ thống thông tin, website của 3.3. cơ sở đào tạo; Việc sử dụng công nghệ thông tin phục

vụ hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu; Việc

cập nhật các phần mềm hỗ trợ giảng dạy, học tập và nghiên cứu

Mã phiếu: /__02_/___________

PHIẾU HỎI DÀNH CHO ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG NGẠCH THEO TIÊU CHUẨN CHỨC VỤ LÃNH

ĐẠO CẤP PHÒNG TẠI CƠ QUAN BỘ TÀI CHÍNH

Phiếu hỏi này được thiết kế nhằm tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo những tiêu chí nhất định. Tác giả cam kết giữ kín các ý kiến phản hồi của anh/chị trong phiếu hỏi và chỉ sử dụng kết quả cho công tác nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài

chính. Không sử dụng cho các mục đích khác.

Phần I: Thông tin cá nhân (đánh dấu x vào ô thích hợp)

1. Giới tính  Nam  Nữ 2. Tuổi:  < 30  30-40  41-50  51-55  >55 3. Đơn vị công tác (Vụ/Cục):……… 4. Chức danh đảm nhận của anh/chị

Chuyên viên/Chuyên viên chính 

Phó Trưởng phòng và tương đương

Trưởng phòng và tương đương 

Phó Vụ trưởng và tương đương

Vụ trưởng và tương đương

5. Thời gian làm việc tại Bộ Tài chính của anh/chị cho đến nay là…………. Năm 6. Trình độ đào tạo cao nhất của anh/chị?

Đại học Thạc sỹ Tiến sĩ

Phần II: Phần nội dung

7. Dưới đây là các tiêu chí đánh giá liên quan trực tiếp đến khóa đào tạo công chức mà anh/chị trực tiếp tham gia. Anh/chị hãy lựa chọn mức đánh giá trong thang đánh giá mà anh/chị thấy phù hợp nhất với quan điểm của mình về từng nội dung liên quan và đánh dấu X vào ô đó. Thang đánh giá được quy định như sau:

TT Tiêu chí Mức độ đồng ý

2 3 4 5

1 1 Nhu cầu và mục tiêu ĐTBD rõ ràng

2 Hình thức tổ chức ĐTBD phù hợp nội dung và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng

3 Chương trình ĐTBD được cập nhật, có tính khóa học và ứng dụng Giảng viên: Trình độ chuyên môn của giảng viên

đáp ứng yêu cầu khóa đào tạo, bồi dưỡng; Áp

4 dụng kinh nghiệm thực tiễn vào chuyên đề giảng dạy; Sử dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp; Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá phù hợp

Cơ sở vật chất và trang thiết bị, bao gồm: Giáo

5 trình, tài liệu tham khảo được cung cấp đầy đủ; Phòng học đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập; Trang thiết bị phục vụ học tập đáp ứng yêu cầu Các hoạt động hỗ trợ học viên, bao gồm: Các 6 hoạt động thực tập/thực tế đáp ứng yêu cầu của học viên; Người học được giải quyết kịp thời các yêu cầu hợp lý

Các hoạt động hỗ trợ học viên, bao gồm: Các

7 hoạt động thực tập/thực tế đáp ứng yêu cầu của học viên; Người học được giải quyết kịp thời các yêu cầu hợp lý

Tổ chức thực hiện, bao gồm: Kế hoạch tổ chức tổ chức khóa đào tạo, bồi dưỡng được xây dựng rõ ràng; Thông tin về khóa đào tạo, bồi dưỡng được

8 cung cấp đầy đủ; Đảm bảo đủ số lượng học viên tham gia khóa đào tạo, bồi dưỡng; Thời điểm đào tạo, bồi dưỡng được lựa chọn phù hợp; Thực hiện đầy đủ việc giám sát, đánh giá chất lượng đào tạo

Mã phiếu: /__03_/___________

PHIẾU HỎI DÀNH CHO ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHỨC, ĐƠN VỊ SỬ DỤNG CÔNG CHỨC SAU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG TẠI CƠ QUAN BỘ TÀI CHÍNH

Phiếu hỏi này được thiết kế nhằm tìm hiểu công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức theo những tiêu chí nhất định. Tác giả cam kết giữ kín các ý kiến phản hồi của anh/chị trong phiếu hỏi và chỉ sử dụng kết quả cho công tác nghiên cứu đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan Bộ Tài chính. Không sử dụng cho các mục đích khác.

Phần I: Thông tin cá nhân (đánh dấu x vào ô thích hợp)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng công chức tại cơ quan bộ tài chính (Trang 91 - 105)