Văn bản quy phạm pháp luật về mơ hình đối tác Cơng Tư trong hoạt động Khoa học và Công nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp áp dụng cơ chế đối tác công tư trong các viện nghiên cứu ứng dụng (nghiên cứu trường hợp viện ứng dụng công nghệ bộ khoa học và công nghệ) (Trang 47 - 50)

hoạt động Khoa học và Cơng nghệ

Tại Việt Nam, hình thức quan hệ đối tác công - tư (PPP) trong một số lĩnh vực đã được thí điểm thực hiện từ năm 2010 theo Quyết định số 71/2010/QĐ-TTg ngày 09/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ và đã được sửa đổi, bổ sung trong Nghị định 15/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 về đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư (sau đây viết tắt là Nghị định 15/2015/NĐ-CP).

Nghị định 15/2015/NĐ-CP đã mở rộng phạm vi, đối tượng điều chỉnh, trong đó tại Điểm đ Mục 1 Điều 4 qui định “Cơng trình kết cấu hạ tầng

thương mại, khoa học và cơng nghệ, khí tượng thủy văn, khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung; ứng dụng công nghệ thông tin” [điểm đ mục 1 điều 4; 8] là một trong những lĩnh vực được thực hiện dự án đầu tư theo PPP. Điều này có nghĩa là việc đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng KH&CN như xây dựng các trường đại học, phịng thí nghiệm, khu ươm tạo cơng nghệ, khu cơng nghệ cao, khu R&D v.v. đã có thể thực hiện theo hình thức PPP và được điều chỉnh theo Nghị định 15/2015/NĐ- CP.

Tuy nhiên, khác với cầu đường hay các cơ sở tiện ích điện nước, đối với hạ tầng KH&CN, việc thu phí từ người dùng hay những cơ chế thanh tốn thay thế sẽ phức tạp hơn nhiều, “rủi ro sử dụng” lớn hơn, nói tóm lại là dự án loại này “xương hơn”. Do vậy, để kêu gọi được đầu tư của tư nhân theo PPP trong lĩnh vực này có thể phải cần thêm những ưu đãi đặc biệt, nhưng điều này lại đặt ra câu hỏi liệu cái giá phải trả cho PPP có đáng với lợi ích mà nó mang lại hay không.

Trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam, khi mà PPP trong những lĩnh vực truyền thống vẫn cịn đang trong q trình thử nghiệm và học hỏi thì có lẽ

hãy cịn sớm để thực hiện PPP trong đầu tư phát triển hạ tầng cho KH&CN. Tuy vậy, vẫn có một số lĩnh vực có triển vọng như là xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghệ cao, khu ươm tạo công nghệ, các đại học và những hạ tầng cung cấp dịch vụ có nhu cầu cao như dịch vụ về đo lường, kiểm chuẩn, chứng nhận chất lượng.

Bên cạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động KH&CN còn bao gồm những nội dung khác như nghiên cứu và phát triển (R&D) và PPP trong R&D cũng bắt đầu được đề cập trong những thập niên gần đây. Tuy nhiên, PPP trong R&D có bản chất khác hẳn PPP trong phát triển các kết cấu hạ tầng cơng ích. Trong nhiều lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng cơng ích (đặc biệt là lĩnh vực cầu, đường, nhà ga, bến cảng), nhà nước có sứ mệnh nhưng cũng là đặc quyền đầu tư, do vậy có quyền cấp phép cho một đối tác tư nhân đầu tư xây dựng và/hoặc khai thác hạ tầng tương ứng dưới danh nghĩa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đối với R&D, Nhà nước khơng có đặc quyền như vậy. Các nghiên cứu cho thấy PPP trong R&D đề cập đến các quan hệ trong đó các đối tác thuộc khu vực công và khu vực tư tham gia một cách tự nguyện và bình đẳng trong việc cùng nhau đóng góp nguồn lực (tài chính và phi tài chính) để thực hiện các hoạt động R&D mà các bên cùng quan tâm.

Mơ tả trên đây, PPP trong R&D có tính chất của “PPP theo chương trình”, một xu thế đã và đang được các tổ chức tài trợ phát triển song phương và đa phương khuyến khích áp dụng trong khoảng hai thập niên gần đây cho nhiều dự án tài trợ phát triển ở nhiều nơi trên thế giới.

Với những phân tích trên, nhận thấy PPP trong các hoạt động khoa học và công nghệ, đặc biệt là trong các hoạt động R&D có những đặc thù khác hẳn so với các lĩnh vực khác. Để từng bước áp dụng mơ hình PPP trong khoa học và cơng nghệ, Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Thí điểm cơ chế đối tác cơng - tư đồng tài trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ” tại Quyết định số 1931/QĐ-TTg ngày 7/10/2016 (Đề án 1931). Đề án 1931 đã xác định

cụ thể vai trò và cơ chế cho các đối tác tham gia các nhiệm vụ KH&CN theo mơ hình PPP như sau:

-Đối tác cơng: Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc TW (bộ, ngành, địa phương)… hoạt động chủ yếu bằng NSNN.

-Đối tác tư: Các doanh nghiệp, tổ chức hoạt động vì mục tiêu lợi nhận được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phần đóng góp của đối tác tư chiếm khơng dưới 40% tổng nguồn lực thực hiện nhiệm vụ KH&CN theo mơ hình PPP (Chương trình).

-Các tổ chức hợp tác phát triển song phương và đa phương, các quỹ và các tổ chức, các nhân khác tham gia đóng góp nguồn lực thực hiện Chương trình được tính vào phần góp của đối tác cơng hoặc đối tác tư tùy theo trường hợp cụ thể.

-Nguồn lực đóng góp của đối tác cơng được ưu tiên dành cho tổ chức, cá nhân hoạt động KH&CN, các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thực hiện các kết quả nghiên cứu thuộc Chương trình.

-Việc xác định và điều chỉnh các danh mục kết quả nghiên cứu thuộc Chương trình và tuyển chọn các nhóm doanh nghiệp, tổ chức cá nhân thực hiện được quyết định bởi các hội đồng với 50% thành viên là đại diện của đối tác công và 50% thành viên là đại diện của đối tác tư.

-Lợi ích từ Chương trình được phân chia theo tỷ lệ đóng góp nguồn lực của các đối tác hoặc theo thỏa thuận khác. Thiệt hại, rủi ro (nếu có) liên quan đến Chương trình được chia theo tỷ lệ đóng góp nguồn lực hoặc theo thỏa thuận khác nhưng khơng vượt q phần đóng góp thực tế của mỗi đối tác trong Chương trình.

-Trong bối cảnh việc thực hiện dự án PPP theo Nghị định 15/2015/NĐ- CP về đầu tư theo hình thức PPP đã bộc lộ một số hạn chế khiến các dự án PPP được triển khai trong thời gian qua không hiệu quả và các dự án PPP

chưa hấp dẫn nhà đầu tư tư nhân. Vì vậy, Nghị định 63 được thiết kế với nhiều nội dung sửa đổi khá quan trọng và cụ thể về thẩm quyền và trình tự thủ tục trong việc quyết định các dự án PPP; mở rộng các nguồn vốn nhà nước tham gia dự án PPP; bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án PPP, góp phần cải cách thủ tục hành chính; và đẩy mạnh việc phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp cơng lập

Bên cạnh đó cịn có nghị định mới là Nghị định số 63/2018/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư được thiết kế với nhiều nội dung sửa đổi khá quan trọng và cụ thể về thẩm quyền và trình tự thủ tục trong việc quyết định các dự án PPP; mở rộng các nguồn vốn nhà nước tham gia dự án PPP; bãi bỏ thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án PPP, góp phần cải cách thủ tục hành chính; và đẩy mạnh việc phân cấp cho các đơn vị sự nghiệp công lập…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đề xuất giải pháp áp dụng cơ chế đối tác công tư trong các viện nghiên cứu ứng dụng (nghiên cứu trường hợp viện ứng dụng công nghệ bộ khoa học và công nghệ) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)