Luật Đầu tư
Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư và tạo một "sân chơi" bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư, năm 2005 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2005 và thay thế Luật Đầu tư nước ngồi và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Ngồi một số bảo lưu nhất định, Luật Đầu tư khơng cịn những quy định mang tính phân biệt đối xử bất hợp lý hoặc áp đặt có lợi cho "chủ nhà". Phần lớn các quy định của Luật, đặc biệt là quy định về ưu đãi, hỗ trợ và đảm bảo đầu tư cũng như các quy định về quyền tự chủ
với tất cả các nhà đầu tư không phân biệt thành phần kinh tế. Nhiều quy định đã dành sự đối xử công bằng và thuận lợi hơn cho nhà đầu tư nước ngoài so với Luật Đầu tư nước ngoài trước đây (các quy định về quyền lựa chọn loại
hình doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để thành lập và tổ chức kinh doanh, quyền xuất khẩu, nhập khẩu, quyền góp vốn, mua cổ phần tại các doanh nghiệp Việt Nam, quyền tiếp cận, sử dụng các nguồn tài nguyên theo pháp luật...). Chủ
đầu tư tự chịu trách nhiệm huy động các nguồn vốn thực hiện và chịu trách nhiệm về hiệu quả dự án. Các chính sách ưu đãi được thực hiện theo ngành, lĩnh vực và địa bàn nơi thực hiện dự án.
Ngày 11/06/2014 Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 với những điểm mới như: Quy định thêm các đối tượng ưu đãi đầu tư: dự án có quy mơ vốn từ 6000 tỷ đồng trở lên, dự án đầu tư tại vùng nơng thơn có sử dụng từ 500 lao động trở lên...; Bổ sung ngành, nghề ưu đãi đầu tư mới: sản phẩm công nghiệp hỗ trợ cơng nghệ cao; sản xuất sản phẩm có giá trị gia tăng từ 30% trở lên; sản phẩm tiết kiệm năng lượng; Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mơ...; Quy định cụ thể các ngành, nghề ưu đãi như thu gom, xử lý, tái chế hoặc tái sử dụng chất thải (trước đây là lĩnh vực bảo vệ môi trường sinh thái); Giáo dục mầm non, phổ thông, nghề nghiệp (trước đây là phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo) và đặc biệt quy định cụ thể về PPP tại Điều 27 - Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP [điều 27; 22].
Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành cơng trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ cơng. Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng P PP
Luật Đấu thầu
Trong lĩnh vực đấu thầu, trước đây các quy định nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật gây nên tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản và gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện và áp dụng.
Tuy nhiên, với sự ra đời của Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 (có hiệu lực kể từ ngày 01/07/2014) thì các quy định pháp luật đã được tập trung, điều chỉnh mang tính hệ thống. Theo đó, đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP) nằm trong phạm vi điều chỉnh của Luật Đấu thầu 2013 [khoản 3 Điều 1; 22].
Bên cạnh đó, cịn kể tới sự liên quan của các hoạt động PPP với Luật Ngân sách nhà nước và Luật Xây dựng. Luật Ngân sách nhà nước quy định tổng thể về chi phí đầu tư phát triển, bao gồm đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khơng có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính của Nhà nước; góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chỉ bổ sung dự trữ nhà nước và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. Luật Xây dựng quy định quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư có hoạt động xây dựng, bao gồm thẩm quyền lập và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng.