- Vốn rủi ro (vốn mồi, vốn mạo hiểm)
3.1.3 Vị trí của Nhà nước trong mơ hình đối tác cơng tư trong hoạt động Khoa học và Công nghệ và đổi mới sáng tạo
Khoa học và Công nghệ và đổi mới sáng tạo
Trong mơ hình chức năng của IS, nhà nước xuất hiện ở nhiều nơi khác nhau với vai trò khác nhau (cả ở khu vực công, khu vực tư và nhiều nơi khác). Thuộc khu vực cơng trong mơ hình là các tổ chức phục vụ lợi ích của cộng đồng, khơng vì mục tiêu lợi nhuận như các đại học, viện nghiên cứu phục vụ cộng đồng, trường dạy nghề, cơ quan tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng v.v.. Đây thường là những tổ chức của nhà nước, do nhà nước thành lập nhưng cũng có thể là những tổ chức dân sự hoạt động dựa vào kinh phí từ nhà nước hay các nguồn tài trợ và nguồn thu khác. Nhà nước cũng có thể hiện diện ở khu vực tư trong vai trị một “người mua cơng nghệ”, là một bên trong các giao dịch thị trường. Nhà nước cũng đóng vai trị trung gian gắn kết hoặc hỗ trợ gắn kết các hệ thống con trong mơ hình vi mơ của IS. Ngồi ra, vai trị của nhà nước trong mơ hình chủ yếu được thể hiện ở các yếu tố tầm trung mơ (Hình 3.2) và vĩ mơ (Hình 3.3).
Các phân tích trên đây cho thấy, nhà nước vừa tham gia vào các hoạt động R&D và đổi mới một cách trực tiếp (thông qua các cơ quan quản lý nhà nước) hoặc gián tiếp (thông qua các tổ chức thuộc khu vực công như đại học và viện nghiên cứu), vừa tạo dựng môi trường và đảm bảo hỗ trợ cho các hoạt
động này (tầm trung mô và vĩ mơ). Mỗi vai trị như vậy thường dựa trên những căn cứ khác nhau, đôi khi trái ngược nhau, được thực hiện thơng qua những cách thức, hình thức khác nhau tùy theo hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử cụ thể và lựa chọn của mỗi quốc gia. Ở một nước đang phát triển và đang chuyển đổi như Việt Nam, sự đan xen, chồng lấn, thiếu mạch lạc về vai trị của nhà nước nói chung, vai trị nhà nước trong các tương tác cơng - tư về R&D và đổi mới nói riêng (cả về lý luận và thực tiễn) là không thể tránh khỏi.
Nhận thức rõ sự khơng hồn hảo nói trên, khi thiết kế các chính sách thúc đẩy tương tác cơng - tư trong R&D và đổi mới, đặc biệt đối với các hoạt động có sử dụng nguồn lực của cả doanh nghiệp và nhà nước, cần phân biệt vai trò của nhà nước trong việc cung cấp các khoản trợ cấp cho doanh nghiệp thực hiện R&D và đổi mới và vai trò của nhà nước như một bên tham gia trong quan hệ đối tác với khu vực tư để thực hiện R&D và đổi mới. Trong cả hai trường hợp, Nhà nước đều sử dụng nguồn lực cơng để thực hiện vai trị của mình, tuy nhiên lý lẽ và tính chất sử dụng nguồn lực cơng khơng hồn tồn giống nhau.
Ởvai trò thứ nhất, nhà nước xem xét, trợ cấp cho những dự án R&D và đổi mới của doanh nghiệp nếu thấy những dự án này có triển vọng mang lại lợi ích xã hội lớn hơn lợi ích riêng của doanh nghiệp này (và lợi ích xã hội đó cịn phải lớn hơn bản thân khoản trợ cấp và chi phí quản lý). Ở vai trị thứ hai, thường là với những dự án R&D và đổi mới đảm bảo lợi ích cốt lõi của cả nhà nước và doanh nghiệp (mặc dù lợi ích của doanh nghiệp và nhà nước là khác nhau) và hai bên có thể đạt được thỏa thuận để cùng nhau thực hiện, nhà nước sẽ là một bên cùng với doanh nghiệp đóng góp nguồn lực, tổ chức thực hiện dự án đó.