-Thuận lợi
Một là, Viện là một trung tâm nghiên cứu hàng đầu quốc gia, có lịch sử
phát triển lâu đời và là một viện có uy tín trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng KH&CN vào đời sống. Bên cạnh đó,Viện được trang bị hệ thống máy móc, trang thiết bị chuyên dụng hiện đại để nghiên cứu ra các sản phẩm chất lượng cao, phù hợp để thực hiện thí điểm mơ hình đối tác cơng - tư PPP.
Hai là, Viện có một đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào, đa dạng, có trình
độ chun mơn cao. Cụ thể ở viện có 18 cán bộ trình độ tiến sĩ, 58 thạc sỹ, 111 đại học.
Ba là, các lĩnh vực ưu tiên của Viện đều là lĩnh vực cơng nghệ cao,
được chính phủ ưu tiên. Đây cũng là cơ hội cho Viện có những bước đi mạnh dạn hơn trong q trình triển khai mơ hình đối tác cơng - tư PPP.
Bốn là, lĩnh vực nghiên cứu đa dạng, áp dụng cho nhiều ngành trong
cuộc sống: thiết bị y tế, nông nghiệp, CNTT, quân đội... Mở ra cho Viện nhiều có hội hợp tác với nhiều nhà đầu tư ở nhiều các lĩnh vực khác nhau. Khơng bị gị bó trong khn khổ nhất định.
Năm là, Viện có các mối quan hệ mật thiết, đa dạng với nhiều đơn vị
trong và ngồi nước cả về NCKH, chuyển giao cơng nghệ và phát triển thị trường.
- Khó khăn
Về luật pháp và cơ chế nhà nước nói chung và Viện nói riêng tuy vẫn cịn rất chặt chẽ nhưng cũng đã dần tạo một "sân chơi" bình đẳng, khơng phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hóa thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của nhà nước đối với hoạt động đầu tư
Nhận định rằng cơ chế đối tác công - tư PPP trong các viện nghiên cứu ứng dụng ở Việt Nam mới sơ khai. Do đó trong quá trình triển khai mơ hình PPP cho thấy cịn nhiều thách thức, nhiều rào cản cần vượt qua Bên cạnh những thuận lợi Viện cịn vướng mắc những khó khăn sau:
Thứ nhất, Một số cán bộ giỏi, có uy tín đều đã lớn tuổi; Ngoại ngữ yếu),
tiềm năng tài chính thấp (thu nhập của cán bộ, viên chức và người lao động ở mức thấp, chưa đủ thu hút các nguồn nhân lực chất lượng cao), các kết quả thu được chủ yếu là các dịch vụ mang tính ứng dụng, chưa có tầm định hướng lớn, ổn định, cơ sở hạ tầng phân tán, không đủ trang thiết bị và tiện nghi cần thiết, đội ngũ cán bộ tham mưu, quản lý chưa chuyên nghiệp và năng động, vẫn mang nặng lề lối làm việc theo kiểu hành chính và bao cấp, ...
Thứ hai, khi thiết lập quan hệ đối tác với khu vực tư nhân, Viện hoặc các
tổ chức tài trợ phát triển phải chịu rủi ro về uy tín gắn với khả năng chọn phải đối tác tư nhân không phù hợp, hoặc bị những bên liên quan chủ chốt nhìn nhận là khơng phù hợp. Điều này làm giảm tiếng nói và uy tín của Viện chưa hài hịa về cả lợi ích và cơ chế chia sẻ rủi ro giữa các bên.
Thứ ba, khi đã bắt đầu thiết lập mối quan hệ đối tác cơng - tư thì việc lựa chọn nhà đầu tư quả là một điều khó khăn, khi phải lựa chọn nhà đầu tư làm sao cho phù hợp với lĩnh vực Viện nghiên cứu, do năng lực quản lý chưa nhận biết được các rủi ro, quản lý rủi ro, phân bổ chưa phù hợp của Viện dẫn tới chưa thu hút được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Thứ tư, việc huy động vốn cho các dự án PPP gặp nhiều khó khăn; các nhà đầu tư tham gia các dự án KH&CN của Viện chủ yếu là các nhà đầu tư trong nước có năng lực tài chính chưa mạnh, vay vốn chủ yếu trong nước nên có chỉ số tín nhiệm thấp. Trong khi đó, để thực hiện các dự án đầu tư trong lĩnh vực KH&CN địi hỏi thời gian hồn thành dự án dài nên phải có nguồn vốn dài hạn. Do vậy, đây là một khó khăn khơng nhỏ đối với các nhà đầu tư tư nhân. Việc huy động vốn dài hạn đang là một thách thức đối với nhà đầu tư trong nước và cả ngân sách nhà nước.
Thứ năm, Viện đang thiếu một kế hoạch tổng thể với tầm nhìn dài hạn cho mơ hình đối tác cơng - tư PPP.
Tiểu kết chương
Xây dựng mơi trường pháp lý, qui định và chính sách thuận lợi là yếu tố tối quan trọng cho một mối quan hệ đối tác nhà nước - tư nhân bền vững. Ở mức độ ban đầu, cần phải có một mơi trường pháp lý có thể hỗ trợ sự tham gia của khu vực tư nhân trong các lĩnh vực dịch vụ quan trọng. Môi trường pháp lý này cần giảm thiểu sự xuất hiện của tham nhũng và phải đủ tin cậy để khuyến khích đầu tư và sự tham gia của tư nhân. Nếu môi trường luật pháp và môi trường tư pháp không được xác định, các nhà đầu tư và những người tham gia dự án sẽ đánh giá dự án là khơng thể dự đốn được và có độ rủi ro cao.
Khn khổ về các quy định kinh tế cũng cần phải rõ ràng như vậy. Điều này có thể dẫn đến việc cần phải thiết lập một cơ quan quản lý độc lập, một cơ quan quản lý thuộc chính phủ hoặc một hình thức quản lý khác. Có thể sẽ đem lại hiệu quả nếu các nguyên tắc quản lý điều tiết được đưa vào trong hợp đồng và năng lực cần thiết từ bên ngoài chỉ giới hạn ở năng lực theo dõi một cách hiệu quả và năng lực đánh giá kết quả thực hiện. Các điều khoản hợp đồng hết sức cụ thể, trong đó thiết lập các nghĩa vụ, mục tiêu hoạt động, cơ cấu biểu phí dịch vụ và mức phí dịch vụ, quy tắc thay đổi biểu phí, thủ tục giải quyết tranh chấp, sẽ giúp khu vực tư nhân dự đốn chính xác hơn mức lợi nhuận khi đầu tư và quyết định xem liệu hợp đồng đó có giá trị hay khơng. Ngun tắc cơ bản là mức độ nhu cầu đối với dịch vụ và các chi phí cho những dịch vụ đó phải cân bằng một cách hợp lý, đồng thời tạo ra những động lực cho việc tăng cường tính hiệu quả của hệ thống.
Bằng cái nhìn tổng thể khách quan cho thấy việc áp dụng cơ chế đối tác cơng - tư vào Viện Ứng dụng đã có những bước tiến mới, có những thuận lợi nhất định. Nhưng bên cạnh đó những khó khăn vẫn cịn và cẫn khắc phục một cách triệt để tạo điều kiện cho mơ hình đối tác công - tư PPP được triển khai nhiều hơn và mang lại lợi ích nhiều hơn nữa trong cơng cuộc phát triển của ngành KH&CN.
Chương 3