hàng Phát triển Việt Nam
2.3.1. Hiệu quả tài chính của hoạt động tín dụng đầu tư tại Sở Giao dịch 1
2.3.1.1. Tình hình nợ xấu tín dụng đầu tư
SGD1 thực hiện phân loại nợ theo hướng dẫn tại Thông tư số 24/2013/TT- NHNN ngày 02/12/2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, để làm căn cứ xây kế hoạch thu hồi nợ vay trong từng trường hợp cụ thể hoặc có giải pháp đối với các dự án gặp khó khăn tháo gỡ trong việc trả nợ do nguyên nhân khách quan.... Theo đó, nợ được phân thành 05 nhóm, gồm nợ đủ tiêu chuẩn, nợ cần chú ý, nợ dưới tiêu chuẩn, nợ nghi ngờ, nợ có khả năng mất vốn.
+ Nhóm 1 (tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn; Nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi đã quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.
+ Nhóm 2 (cần chú ý) bao gồm: Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu.
+ Nhóm 3 (dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai; Nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.
+ Nhóm 4 (nghi ngờ) bao gồm: Nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 30 ngày đến dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn dưới 30 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;
+Nhóm 5 (có khả năng mất vốn) bao gồm: Nợ quá hạn trên 360 ngày; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn từ 30 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai; Nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.
Nợ xấu là nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 theo quy định.
Bảng 2.4: Phân loại nợ vay TDĐT của SGD1 giai đoạn 2017 -2019
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2018/2017 Chênh lệch năm 2019/2018 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng dư nợ TDĐT 15.062.148 14.338.212 13.965.000 -723.936 - 4,8% -373.212 -2,6% Nợ nhóm 1 14.554.148 13.122.212 13.105.000 Nợ nhóm 2 203.000 308.000 120.000 Nợ nhóm 3 - - - Nợ nhóm 4 - - - Nợ nhóm 5 305.000 908.000 440.000 Nợ xấu (nhóm 3-5) 305.000 688.000 440.000 383.000 125% -248.000 -36% Tỷ lệ nợ xấu 2,02% 4,8% 3,15%
Qua bảng số liệu trên cho thấy tỷ lệ nợ xấu của hoạt động TDĐT trong 3 năm từ 2017-2019 bình quân khoảng 3,3%, riêng năm 2018 nợ xấu tăng mạnh lên mức 688 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 125% so với năm 2017. Nguyên nhân là do trong năm 2018, một số đơn vị vay vốn lớn có khó khăn về tài chính, không thực hiện trả nợ vay theo HĐTD và để nợ quá hạn như: Dự án thủy điện XEKAMAN 3: 70 tỷ đồng gốc; 11,2 tỷ đồng lãi treo; Thủy điện XEKAMAN 1: 14,9 tỷ đồng lãi; Thủy điện Nậm Xây nọi 2: 13,5 tỷ đồng nợ gốc; 1,3 tỷ đồng lãi treo; Trường Trung cấp nghề Miền Trung: 10 tỷ đồng nợ gốc; 3,2 tỷ đồng lãi treo; Trung tâm dạy nghề SBV: 6 tỷ đồng nợ gốc.
Năm 2019, nợ xấu đã giảm 248 tỷ tương ứng giảm 36% với so với năm 2018, do SGD1 đã đẩy mạnh thực hiện giải pháp tín dụng hoặc xử lý tài sản đối với nhiều dự án có dư nợ lớn như: 02 dự án thủy điện tại XEKAMAN, dự án của Tập đoàn hóa chất, dự án khu công nghiệp NG, dự án của tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam, Trường dạy nghề Miền Trung...
Tỷ lệ nợ xấu TDĐT của SGD1 nằm trong ngưỡng an toàn theo khuyến cáo của Uỷ ban giám sát ngân hàng Basel và của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (<5%/năm) nhưng khá cao so với các NHTM khác. Nợ xấu tập trung vào nhóm các dự án thuộc các chương trình, Nghị Quyết, Quyết định của Chính phủ chỉ định cho vay (như một số dự án vận tải tàu biển, thủy điện, đầu tư vào khu công nghiệp...), nhóm dự án cũ nhận bàn giao từ các tổ chức tiền thân của NHPTVN. Đây là những dự án cho vay theo chỉ định, không thực hiện thẩm định tính hiệu quả hoặc quy trình thẩm định thời kỳ trước còn chưa đủ chặt chẽ, phương án tính toán chưa khả thi. Do thời gian cho vay vốn kéo dài đã bộc lộ nhiều bất cập trong công tác điều hành, quản lý tài chính và yếu kém trong hoạt động SXKD của các doanh nghiệp được vay vốn, dẫn đến tình trạng nợ xấu kéo dài. Một số dự án nhận bàn giao từ thời kỳ trước thậm chí còn chưa đủ hoặc không có hồ sơ tín dụng, tài sản thế chấp đã mất, hư hỏng hoặc giá trị rất thấp nên không có khả năng đảm bảo cho khoản vay khiến cho ngân hàng không thể thu hồi nợ và khó xử lý một cách triệt để.
Bên cạnh đó, tình hình khó khăn chung về kinh tế trong nước và sự bất ổn về kinh tế - chính trị thế giới đã làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp, đến nguồn trả nợ vay và cũng là nguyên nhân làm cho nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong giai đoạn này.
Ngoài nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng, đẩy mạnh cho vay vốn TDĐT, SGD1 cần phải áp dụng nhiều giải pháp giảm tỷ lệ nợ xấu, nợ quá hạn để nâng cao hiệu quả hoạt
động TDĐT như: thẩm định cho vay chặt chẽ đối với những hồ sơ dự án cho vay mới; cập nhật phân tích đánh giá thực trạng dư nợ vay thường xuyên và thực hiện giải pháp tín dụng kịp thời đối với các dự án có dư nợ lớn có nguy cơ xảy ra rủi ro cao; giải quyết triệt để đối với những dự án có nợ xấu kéo dài bằng các nhiều biện pháp như: khởi kiện, xử lý TSĐB, xóa nợ, bán nợ, chuyển theo dõi ngoại bảng.
2.3.1.2. Tình hình thu nợ tín dụng đầu tư
* Tình hình thu nợ gốc TDĐT:
Rủi ro trong hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động TDĐT nói riêng là không thể tránh khỏi. Cho dù thẩm định hồ sơ vay vốn, thẩm định hiệu quả phương án SXKD có chi tiết đến đâu cũng không đảm bảo chắc chắn là không xảy ra nợ xấu. Vì vậy, Tổng giám đốc NHPTVN quán triệt, xác định đến từng đơn vị trong hệ thống thì công tác thu hồi nợ vay là nhiệm vụ rất quan trọng. Tại SGD1, ngoài nhiệm vụ tăng trưởng tín dụng thì công tác xử lý thu hồi nợ là nhiệm vụ tối quan trọng hàng đầu, luôn được Giám đốc SGD1 quan tâm, theo dõi chỉ đạo quyết liệt đến từng phòng ban và cán bộ.
Bảng 2.5: Kết quả thu nợ gốc TDĐT của SGD1 giai đoạn 2017 -2019
Đvt: triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch năm 2018/2017 Chênh lệch năm 2019/2018 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Tổng số nợ gốc phải
thu theo kế hoạch 1.761.000 1.966.000 2.245.000
Nợ gốc đã thu được 1.655.000 1.915.000 2.200.000 260.000 15,7% 285.000 14,9% Tỷ lệ thu nợ TDĐT 94% 97,4% 98% Tỷ lệ thu nợ TDXK 90% 94% 87,3% Tỷ lệ thu nợ ODA 99,9% 99,9% 99,6% Tỷ lệ thu nợ hoạt động bảo lãnh HTLS 25% 17% 15%
(Nguồn: Sở Giao dịch I - Báo cáo tổng kết hàng năm từ 2017 - 2019)
Số liệu ở Bảng 2.5 cho thấy: Tỷ lệ thu nợ gốc được từ năm 2017 - 2019 đều đạt trên 94% /năm so với kế hoạch thu nợ được giao. Năm 2019, số thu nợ gốc đạt được trên 2.200 tỷ đồng, tăng 14,9% so với năm 2018 và hoàn thành 98% kế hoạch thu nợ gốc NHPT giao cho SGD1. Thu nợ gốc đạt kết quả tốt là điều kiện tiên quyết để đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động TDĐT nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng tại
Biểu đồ 2.3: So sánh tỷ lệ thu nợ các hoạt động tín dụng tại SGD1 giai đoạn 2017-2019 0 20 40 60 80 100
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tỷ lệ thu nợ TDĐT Tỷ lệ thu nợ TDXK Tỷ lệ thu nợ ODA Tỷ lệ thu nợ Bảo lãnh
(Nguồn: Sở Giao dịch I - Báo cáo tổng kết hàng năm từ 2017 - 2019)
Qua bảng số liệu cho thấy hoạt động cho vay vốn ODA có kết quả thu nợ gốc tốt nhất qua các năm, đạt xấp xỉ 100% kế hoạch được giao. Như vậy, cơ bản hoạt động tín dụng ODA tại NHPTVN là tiếp nhận và cho vay lại nguồn vốn ODA từ Chính phủ, đối tượng cho vay là các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển KT-XH của Chính phủ. Hình thức cho vay lại chia làm 2 hình thức: hình thức thứ nhất là cho vay không chịu rủi ro tín dụng và hình thức thứ hai là cho vay lại chịu rủi ro tín dụng. Dư nợ vay vốn ODA tại SGD1 tập trung chủ yếu vào hình thức cho vay không chịu rủi ro tín dụng, cụ thể khi bên vay không trả được nợ đúng hạn thì Bộ tài chính sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bên vay. Có thể nói, hoạt động cho vay vốn ODA tại SGD1 luôn đảm bảo phần lớn kế hoạch thu nợ hàng năm mà NHPTVN giao.
Bên cạnh hoạt động TDĐT và cho vay vốn ODA thì kết quả thu nợ gốc TDXK cũng đạt mức bình quân 3 năm gần đây đạt ~ 90%. Chỉ có hoạt động Bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn tại NHTM đạt kết quả rất thấp, chỉ hoàn thành 15% kế hoạch thu nợ được giao trong năm 2019. Nguyên nhân là do nghiệp vụ này tại SGD1 hiện nay đã tạm dừng, không phát sinh chứng thư bảo lãnh mới cho doanh nghiệp. Các chứng thư bảo lãnh cũ đa phần không có khả năng trả nợ và thông qua tòa án mới giải quyết tranh chấp với các NHTM.
* Tình hình thu nợ lãi:
Bảng 2.6: Kết quả thu lãi TDĐT của SGD1 giai đoạn 2017–2019
Đvt: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
Chênh lệch
năm 2018/2017 Chênh lệch năm 2019/2018 2017 2018 2019 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ
Tổng lãi vay phải thu
theo kế hoạch được giao 1.517.000 2.391.000
2.200.00 0
Số lãi thu được 1.350.00
0 2.300.000 2.100.00 0 950.00 0 70,3 % - 200.000 -8,6%
Tỷ lệ lãi thu được 89% 96,2% 95,4%
Lãi chưa thu được (bao
gồm cả lãi phát sinh
thêm chưa thu được)
145.000 160.000 210.000 15.000 10,3
% 50.000 31,2%
(Nguồn: Sở Giao dịch 1 - Báo cáo tổng kết hàng năm từ 2017 - 2019)
Qua bảng số liệu cho thấy, kết quả thu nợ lãi TDĐT của SGD1 giai đoạn hiện nay tương đối tốt, năm 2019 đạt 95,4% kế hoạch được giao, thu được 2.100 tỷ đồng, tăng 55% so với năm 2017. Vì do chủ trương của Tổng Giám đốc NHPTVN quán triệt tới các đơn vị trong hệ thống là tập trung thu hồi nợ lãi trước (thu nợ gốc sau) để cải thiện tình hình tài chính của NHPTVN, làm cơ sở để tăng thêm chi phí hoạt động, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Tuy nhiên, do số nợ lãi phát sinh quá hạn mới lại có chiều hướng tăng lên nên làm giảm kết quả thu hồi nợ lãi vay và làm ảnh hưởng tới hiệu quả tín dụng. Vì vậy, trong thời gian tới, SGD1 cần phải đánh giá đúng tình hình khoản vay vốn, không để phát sinh thêm nợ lãi quá hạn mới.
2.3.1.3. Tình hình xử lý nợ xấu tín dụng đầu tư tại Sở Giao dịch 1
Trong giai đoạn từ năm 2017 - 2019, nợ xấu là vấn đề nóng nhất của ngành ngân hàng nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung. Mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu ngành ngân hàng đã được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước phải thực hiện quyết liệt và là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu.
SGD1 cũng phải đối mặt với rủi ro cao trong hoạt động tín dụng của mình, tỷ lệ nợ xấu lớn do đó việc có biện pháp xử lý nợ phù hợp với từng dự án là cần thiết để giảm thiểu rủi ro, nâng cao hiệu quả tín dụng. Phần lớn nợ xấu TDĐT đã được SGD1 trình trụ sở chính theo thẩm quyền quyết định của NHPTVN hoặc báo cáo Bộ Tài chính,Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Khi các dự án vay vốn gặp khó khăn do nguyên nhân bất khả kháng như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, ...hoặc do ảnh hưởng bởi sự biến động của thị trường, các
đến hạn cho NHPTVN thì sẽ được xem xét, xử lý rủi ro. Các biện pháp xử lý rủi ro tại NHPTVN bao gồm: điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, khoanh nợ, xóa nợ (gốc, lãi), xử lý tài sản bảo đảm, bán nợ và chuyển ngoại bảng. Trong đó:
“+ Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc NHPTVN và khách hàng đồng ý thay đổi các kỳ hạn trả nợ vay (gốc, lãi) đã thỏa thuận trước đó trong Hợp đồng tín dụng đã ký mà không thay đổi thời hạn trả nợ.
+ Gia hạn nợ vay là việc chấp thuận kéo dài thời gian trả nợ vay (gốc, lãi) vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận trong Hợp đồng tín dụng đã ký.
+ Khoanh nợ là việc tạm thời chưa thu một phần hoặc toàn bộ nợ vay (gốc, lãi) của khách hàng trong khoảng thời gian nhất định và không tính lãi phát sinh đối với số nợ vay (gốc, lãi) được khoanh trong thời gian khoanh nợ. Thời gian khoanh nợ không tính vào thời gian vay vốn.
+ Xóa nợ lãi là việc không thu một phần hoặc toàn bộ nợ lãi của khách hàng. + Xóa nợ gốc là việc không thu một phần hoặc toàn bộ nợ gốc của khách hàng. + Bán nợ là việc chuyển giao một phần hoặc toàn bộ quyền chủ nợ và các quyền khác có liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ và nhận thanh toán từ bên mua nợ.
+ Chuyển theo dõi ngoại bảng là việc thực hiện chuyển toàn bộ số dư nợ vay (gốc, lãi) của khoản nợ sang tài khoản nợ gốc, nợ lãi bị tổn thất ở ngoại bảng trong thời gian theo dõi.
+ Xuất toán khoản nợ là việc xóa toàn bộ số dư nợ vay (gốc, lãi) của khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng.
+ Giá trị sổ sách của khoản nợ là tổng giá trị ghi sổ số dư nợ gốc, nợ lãi và các nghĩa vụ tài chính khác liên quan đến khoản nợ (nếu có) được theo dõi trong sổ sách kế toán của Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định của pháp luật.
+ Giá bán nợ là số tiền bên mua nợ phải thanh toán cho Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo Hợp đồng mua, bán nợ được hai bên ký kết theo quy định của pháp luật và Quy chế này.”
Thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý rủi ro tại NHPTVN:
Một là: Tổng Giám đốc NHPTVN xem xét, quyết định việc: Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ; Gia hạn nợ đối với các dự án vay vốn TDDT nhưng không vượt quá thời gian gia hạn nợ vay tối đa thuộc thẩm quyền của Ngân hàng Phát triển Việt Nam; Xóa nợ lãi phạt trên số nợ lãi chậm trả; Xử lý tài sản bảo đảm; Bán nợ với giá bán bằng hoặc cao hơn giá trị sổ sách của khoản nợ; Chuyển theo dõi ngoại bảng.
các trường hợp: Gia hạn nợ vay vượt quá thời gian gia hạn nợ tối đa theo quy định của pháp luật về chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước; Khoanh nợ; Xóa nợ lãi trong hạn, xóa nợ lãi phạt trên số nợ gốc quá hạn; Xoá nợ gốc; Bán nợ trong trường hợp giá bán nợ thấp hơn giá trị sổ sách của khoản nợ; Xuất toán khoản nợ đã chuyển theo dõi ngoại bảng ”