Các chủ thể tham gia vào quan hệ quản lý lao động theo quy định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

2 .Tình hình nghiên cứu

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quy định của pháp luật về quản lý nhà nước đối với người lao

1.2.2. Các chủ thể tham gia vào quan hệ quản lý lao động theo quy định

pháp luật về quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài tại Việt Nam

Quản lý nhà nước về lao động có vai trị đặc biệt quan trọng trong việc tạo ra các điều kiện về môi trường pháp lý, tạo ra sân chơi cho các quan hệ lao động được xác lập, duy trì và phát triển; điều tiết các quan hệ lao động trong mọi thành phần kinh tế, trong đó đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ lao động.

Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước đối với sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam nhằm đảm bảo quyền lợi của người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định, đảm bảo hiệu quả hoạt động của pháp luật lao động trong việc điều tiết các quan hệ lao động. Vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về sử dụng lao động nước ngồi làm việc tại Việt Nam có tác động đến hoạt động thi hành pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài ở Việt Nam bao gồm (Điều 235 Bộ Luật lao động năm 2012):

 Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi cả nước.

phủ thực hiện quản lý nhà nước về lao động.

 Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm thực hiện và phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trong quản lý nhà nước về lao động.

 Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về lao động trong phạm vi địa phương mình.Nhằm thu hút nguồn nhân lực nước ngồi có chất lượng cũng như tạo điều kiện cho lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, các văn bản pháp luật quy định việc quản lý lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam được ban hành tương đối đầy đủ và đồng bộ theo hướng chủ động và tăng cường quản lý.

Đối tượng quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài bao gồm hai đối tượng cơ bản là người lao động nước ngoài và người sử dụng lao động nước ngoài.

Theo quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngồi và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

 Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

 Có trình độ chun mơn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

 Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngồi hoặc pháp luật Việt Nam;

 Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Bộ luật Lao động Việt Nam.

Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật Việt Nam bảo vệ, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Người sử dụng lao động nước ngoài:

 Sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là hành vi của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu khai thác sức lao động của công

dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam tuân theo các điều kiện của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế.

 Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà thầu chỉ được tuyển dụng người lao động nước ngồi vào làm vị trí cơng việc quản lý, điều hành, chun gia và lao động kỹ thuật mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh.

 Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trước khi tuyển dụng người lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải giải trình nhu cầu sử dụng lao động và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 Nhà thầu trước khi tuyển và sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải kê khai cụ thể các vị trí cơng việc, trình độ chun môn, kỹ thuật, kinh nghiệm làm việc, thời gian làm việc cần sử dụng lao động nước ngoài để thực hiện gói thầu và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)