Cộng hòa Liên bang Đức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Ở các nước phát triển như Pháp, Đức v.v..thì quy định về lao động nước ngoài theo hợp đồng chỉ khuyến khích lao động trình độ cao và quản lý chặt chẽ đối tượng lao động khác.

Luật nhập cư của Đức 2005 (German Immigration Act 2005) quy định cụ thể và chi tiết các vấn đề liên quan đến lao động nhập cư trong đó có người lao động nước ngồi vào Đức làm việc. Theo Luật nhập cư, trách nhiệm cấp Giấy phép cư trú thuộc Bộ Nội vụ, Bộ Lao động xác nhận mục đích lao động của người lưu trú. Chia lao động nhập cư có 3 đối tượng:

1) Lao động làm thuê phổ thông theo yêu cầu của nền kinh tế và các hiệp định song, đa phương (được cấp Giấy phép lưu trú có thời hạn);

2) Lao động trình độ cao (Cấp giấy phép lưu trú vô thời hạn được xác định theo mức lương, không được dưới 64.000 euro/năm);

3) Doanh nhân ngoại quốc đầu tư 1 triệu euro và tạo được 10 chỗ làm việc sau đó đã hạ xuống 250.000 euro và 5 chỗ làm việc. (Cấp Giấy phép có thời hạn, sau 5 năm chuyển sang vô thời hạn). Để thực hiện đạo luật trên, cơ quan hành pháp của Đức được luật ủy quyền ban hành các Nghị định xác định chuẩn mực cho từng đối tượng chi tiết, áp dụng cho các công dân EU cũ được coi như công dân Đức; cho các công dân EU mới gia nhập, bị giới hạn; áp dụng cho các nước khác (Việt Nam thuộc số này) đối với lao động phổ thông gồm 40 điều khoản quy định về các dạng lao động có thể có, từ lao động phục vụ việc nhà đến lao động do các cơng ty nước ngồi trúng thầu gửi tới, các lao động đi kèm chăm sóc gia đình, các lao động phục vụ ngắn ngày theo các đoàn triển lãm, biểu diễn, hay lắp đặt máy móc trong hợp đồng mua bán, các thực tập sinh, học nghề... Mỗi loại đối tượng chỉ được phép lưu trú với thời hạn nhất định và nếu thuộc diện xét duyệt sẽ tuân theo nguyên lý ưu tiên, chỗ làm việc trước hết dành cho người Đức, người EU, rồi đến người nước ngồi định cư ở Đức, chỉ khi khơng tìm được mới tới lao động từ nước ngồi. Luật chỉ mới là tiền đề thước đo pháp lý, mức độ thực thi tùy thuộc vào kiểm tra giám sát. Ở Đức, lao động

nhập cư bị giám sát bởi Cơ quan kiểm tra lao động bất hợp pháp mang tên FK.S. Từ năm 1998, nhân viên FKS còn được giao cả chức năng của Viện Kiểm sát, có cả thẩm quyền như cảnh sát, được phép áp dụng tất cả các biện pháp trong điều tra hình sự hay vi phạm hành chính, như xác định nhân thân, thẩm vấn lấy khẩu cung, thu giữ các chứng cứ, lục soát, điều hành lực lượng bảo đảm an ninh, bắt tạm giam nghi phạm lao động chui, khởi tố. Mức phạt tới 5.000 euro đối với lao động vi phạm, và đối với doanh nghiệp sử dụng lao động đó mức phạt sẽ là 500.000 euro (tương đương doanh thu cả năm của một doanh nghiệp vừa ở Đức).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)