Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 74)

- Cộng hòa Pháp

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với người lao động nước

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

Quy định cấp thị thực cho người nước ngoài:

Tại Điều 8 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước tại Việt Nam quy định 20 loại ký hiệu thị thực khác nhau mà người nước ngồi có thể nhập cảnh vào Việt Nam. Trong đó, để người nước ngồi vào làm việc tại Việt Nam có thể dùng một trong các loại thị thực có ký hiệu như: “LĐ” - cấp cho người vào lao động; “DN” - cấp cho người vào làm việc với doanh nghiệp tại Việt Nam; “LV” - cấp cho người vào làm việc; “ĐT” - cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tại Điều 10 Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú nêu trên về điều kiện cấp thị thực quy định chỉ có thị thực ký hiệu LĐ mới yêu cầu điều kiện phải có giấy phép lao động trước khi cấp thị thực, các loại thị thực khác như “DN”, “LV”, “ĐT”...thì khơng u cầu điều kiện này.

Trong thời gian qua, người lao động nước ngoài vào làm việc tại các doanh nghiệp thường được các cơ quan xuất nhập cảnh cấp visa ký hiệu “DN” có thời hạn tới 3 tháng mà chưa có giấy phép lao động. Trong 3 tháng làm việc, doanh nghiệp sẽ hoàn thiện các hồ sơ để xin giấy phép lao động để được cấp visa ký hiệu “LĐ”, trong khi tại Khoản 1 Điều 7 của Luật này khơng cho phép chuyển đổi mục đích khi nhập

cảnh. Điều này tiềm ẩn số lượng lao động nước ngoài vào làm việc ngắn ngày mà khơng dược cấp giấy phép lao động gây khó khăn trong cơng tác quản lý, cấp giấy phép lao động đối với lao động vào làm việc mà không thực hiện cấp giấy phép lao động.

Hiện nay, cơ quan công an mới chỉ cung cấp lượt người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam theo các loại thị thực (“DN”, “LV” và “ĐT”) mà chưa cung cấp số lượng người nước ngoài được cấp các loại thị thực này khi nhập cảnh vào Việt Nam.

Về trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động là thành viên góp vốn:

Theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 172 Bộ luật Lao động đối với các trường hợp là thành viên góp vốn hoặc là chủ sở hữu của cơng ty trách nhiệm hữu hạn; thành viên Hội đồng quản trị của cơng ty cổ phần thì khơng thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 của Luật Đầu tư thì nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế. Đồng thời, Luật Đầu tư khơng có quy định cụ thể về mức góp vốn bao nhiêu thì được coi là nhà đầu tư. Do đó, có một số trường hợp góp vốn, thậm chí là vài triệu đồng vào các công ty đề được coi là thành viên góp vốn và được xác nhận khơng thuộc diện cấp giấy phép lao động.

Về quy định đấu thầu:

Tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định số 63/2014/ND-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu thì đối với đấu thầu quốc tế, khi lập hồ sơ mời thầu phải quy định sử dụng lao động trong nước đối với những vị trí cơng việc mà lao động trong nước đáp ứng được và có khả năng cung cấp, đặc biệt là lao động phổ thông. Chỉ được sử dụng lao động nước ngoài khi lao động trong nước không đáp ứng yêu cầu. Đồng thời, tại Khoản 4 Điều 122 cấm tham gia hoạt dộng đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động.

Tuy nhiên, trong Nghị dịnh số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư khơng có nội dung xử phạt đối với nhà thầu sử dụng lao động không đúng theo phương án trong hồ sơ mời thầu.

Về công tác trực tiếp quản lý lao dộng nước ngoài tại địa phương

Một số doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép lao động lần đầu cho LĐNN, nhưng thực tế số lao động này đã nhiều lần được thị thực nhập cảnh với mục đích lao động. Như vậy, trước thời điểm làm thủ tục xin cấp giấy phép lao động, các lao động này là lao động tự do, không được cấp giấy phép lao động và không được cơ quan lao động quản lý.

Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, dẫn đến chưa kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp LĐNN khơng có giấy phép lao động theo quy định. Theo Điều 36, Điều 37 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài khi thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ tạm trú phải cung cấp các hồ sơ chứng minh phù hợp với mục đích vào Việt Nam. Theo đó, người nước ngồi vào Việt Nam với mục đích lao động thì phải có Giấy phép lao động mới được xem xét cấp thẻ tạm trú. Tuy nhiên, có trường hợp khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngồi thì vẫn được cấp thẻ tạm trú, ghi nhận ký hiệu mục đích vào Việt Nam là B2 (người nước ngoài làm việc tại dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép – theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002).

Việc áp dụng hình thức xử phạt “trục xuất” đối với LĐNN khơng có giấy phép lao động theo quy định chưa được hướng dẫn cụ thể về thủ tục áp dụng, dẫn đến công tác xử lý vi phạm hành chính chưa triệt để, chủ yếu hình thức xử phạt chính được áp dụng là phạt tiền. Bên cạnh đó, việc áp dụng hình thức xử phạt bổ sung “đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với người sử dụng lao động” chưa có hướng dẫn cụ thể về cách thức thực hiện, theo dõi, giám sát, cũng như giải quyết các vấn đề an

sinh xã hội liên quan đến người lao động như lương, các chế độ phúc lợi của người lao động, các hợp đồng kinh tế của doanh nghiệp trong thời gian người sử dụng lao động bị đình chỉ hoạt động có thời hạn hoặc có thể dẫn đến tình trạng đình cơng, lãn cơng tại các doanh nghiệp hoạt động quy mô lớn trong các khu chế xuất, khu công nghiệp của Thành phố.

Việc phát hiện lao động nước ngoài làm việc trên địa bàn thành phố nhưng khơng có giấy phép lao động chỉ được phát hiện chủ yếu qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước.

Bên cạnh số người nước ngồi làm việc có giấy phép lao động, hiện vẫn tồn tại tình trạng người nước ngồi sử dụng visa du lịch để vào lao động không phép. Đối với trường hợp người nước ngồi khơng đủ điều kiện để được cấp giấy phép lao động thì thành lập Cơng ty TNHH với danh nghĩa thành viên góp vốn, nhà đầu tư để được cấp thẻ tạm trú diện đầu tư dài hạn mục đích lao động thuê cho các doanh nghiệp, dạy học tiếng anh, dạy Yoga tự do… Ngồi ra cịn tình trạng doanh nghiệp thành lập mục đích xin giấy phép lao động cho người nước ngồi sau đó ký hợp đồng cho người nước ngồi đến làm việc tại cơng ty khác, nội dung làm việc không đúng với nội dung được cấp trong giấy phép lao động.

Tiểu kết chương 2

Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học - cơng nghệ, đầu mối giao thương quốc tế, có vị trí, vai trị quan trọng đối với sự phát triển chung của cả nước và khu vực.

Việc phối hợp giữa các cơ quan hữu quan chưa chặt chẽ, chưa đồng bộ, dẫn đến chưa kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các trường hợp LĐNN khơng có giấy phép lao động theo quy định. Theo Điều 36, Điều 37 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014, người nước ngoài khi thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ tạm trú phải cung cấp các hồ sơ chứng minh phù hợp với mục đích vào Việt Nam. Theo đó, người nước ngồi vào Việt Nam với mục đích lao động thì phải có Giấy phép lao động mới được xem xét cấp thẻ tạm trú.

Tuy nhiên, có trường hợp khi doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngồi thì vẫn được cấp thẻ tạm trú, ghi nhận ký hiệu mục đích vào Việt Nam là B2 (người nước ngồi làm việc tại dự án đầu tư đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép – theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29 tháng 01 năm 2002).

Nhìn chung, đa số doanh nghiệp có sự quan tâm nghiên cứu và tuân thủ các quy định liên quan đến người lao động nước ngoài trong việc thực hiện thủ tục đề nghị cấp giấy phép lao động, thủ tục cư trú. Các doanh nghiệp còn phổ biến các quy định pháp luật đối với người nước ngoài khi vào Việt Nam sinh sống và làm việc sau khi người nước ngồi chính thức làm việc tại doanh nghiệp. Ngồi ra, cùng tham gia cùng với cơ quan quản lý lao động kiến nghị các nội dung quy định chưa phù hợp với thực tiễn của địa phương qua các buổi tập huấn tuyên truyền các quy định pháp luật, các buổi đối thoại giữa cơ quan thẩm quyền và doanh nghiệp.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG NƯỚC NGỒI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH

PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người lao động nước ngoài từ thực tiễn thành phố hồ chí minh (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)