Các điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 29)

cấp, ngành và địa phương làm căn cứ tổ chức thực hiện.

Với những quy định cụ thể, phù hợp với thực tiễn về trách nhiệm của cơ quan, đơn vị tổ chức lễ hội; trách nhiệm của ban tổ chức lễ hội; quyền và trách nhiệm của người tham gia lễ hội, Nghị định là căn cứ để Bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo, hướng dẫn và quản lý.

Có thể khẳng định, với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của chính quyền các cấp, sự tuân thủ nghiêm túc các quy định tại Nghị định, ý thức trách nhiệm của ban tổ chức và người tham gia lễ hội trong thời gian gần đây đã được nâng lên rất nhiều. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội đã đi vào nền nếp, hiệu quả, đảm bảo đúng mục đích, nội dung, giá trị văn hoá, lịch sử của lễ hội; góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, tính nhân văn đối với xã hội và mỗi người dân; tăng tính hiệu quả trong bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc.

Nhìn chung, các hoạt động lễ hội trên địa bàn cả nước trong những năm gần đây được tổ chức an toàn, đáp ứng nhu cầu tinh thần trong đời sống của nhân dân. Ý thức tham gia lễ hội của cộng đồng thực sự có những chuyển biến tích cực.

1.4. Các điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội lễ hội

Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch đã ban hành Quyết định số 848/QĐ- BVHTTDL ngày 8-3-2019 phê duyệt Kế hoạch tuyên truyền, khuyến nghị người dân không đốt đồ mã, vàng mã tại di tích, cơ sở thờ tự và lễ hội; Quyết định số 1983/QĐ-BVHTTDL ngày 4-6-2019 phê duyệt Đề án Tuyên truyền thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội giai đoạn 2020-2021; Quyết định số 3020/QĐ-BVHTTDL ngày 30-8-2019 ban hành Kế hoạch triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phòng ngừa mê tín dị đoan, loại bỏ hủ tục lạc hậu, văn

hóa phẩm đồi trụy trái với thuần phong mỹ tục giai đoạn 2020-2022. Đồng thời, Bộ cũng giao trách nhiệm cho Cục Văn hóa cơ sở, Cục Di sản văn hóa, Thanh tra Bộ, hằng năm, thành lập các đoàn kiểm tra đến các địa phương để đánh giá thực trạng, những bất cập, vướng mắc, từ đó tham mưu đề xuất nội dung, giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội.

Các địa phương cũng cần phải nâng cao hơn nữa vai trò trách nhiệm của các cơ quan quản lý, không đùn đẩy, né tránh; tăng cường phối hợp liên ngành; có phân công trách nhiệm rõ ràng cho các đơn vị tham gia. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh sai phạm trong xử lý những hiện tượng tiêu cực, bói toán, đốt vàng mã tràn lan, biến tướng lễ hội…

Bên cạnh việc tạo ra những hành lang pháp lý cho các hoạt động lễ hội phát triển, cũng cần phải quan tâm hơn nữa đến những chính sách bảo tồn các lễ hội truyền thống, khuyến khích người dân tham gia lễ hội với cách hành xử văn minh, lịch sự, góp phần xây dựng nhân cách hướng thiện của con người. Đồng thời, công tác tuyên truyền về lễ hội cần phải được thông tin đầy đủ, đúng mực, khách quan - coi đây là một trong những giải pháp thiết thực, góp phần giúp người dân hiểu đúng bản chất, giá trị, ý nghĩa nhân văn của các lễ hội truyền thống.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1 tác giả đã tập trung giải quyết cơ sở lý luận và pháp lý của quản lý nhà nước về lễ hội thông qua những nội dung như phân tích một số vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nước đối với lễ hội như khái niệm lễ hội, khái niệm quản lý nhà nước về lễ hội, vai trò của quản lý nhà nước về lễ hội, nội dung của quản lý nhà nước về lễ hội, cơ sở pháp lý của quản lý nhà

nước về lễ hội và các điều kiện đảm bảo hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về lễ hội.

Lễ hội, lễ hội truyền thống với tư cách là di sản văn hóa, là kho tàng văn hóa dân tộc đã có giá trị to lớn trong lịch sử và đời sống xã hội đương đại. Mặc dù trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, toàn cầu hóa là xu thế tất yếu nhưng lễ hội với giá trị văn hóa, nhân văn sâu sắc vẫn là một hoạt động không thể thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của Nhân dân. Bằng việc xác định, mô tả, phân tích, luận chứng, luận văn dã khẳng định rằng quản lý nhà nước về lễ hội là một trong những hoạt động quan trọng trong quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa, đóng vai trò to lớn trong việc thực hiện mục tiêu xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và phát triển bền vững.

Việc tổ chức, quản lý lễ hội không đơn thuần chỉ xoay quanh việc phục hồi, bảo tồn hay phát huy bản thân lễ hội mà còn liên quan tới công việc như lập kế hoạch, chính sách, đào tạo nguồn nhân lực, công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội... Vì vậy các yếu tố cấu thành nôi dung quản lý nhà nước về lễ hội được chỉ ra trong Chương 1 là cơ sở nhận thức chủ yếu để luận văn triển khai thực hiện các nghiên cứu tại Chương 2.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ LỄ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỘI AN, TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)