Thực tiễn quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33 - 41)

Hội An, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008 đến nay

Những năm gần đây, việc tổ chức lễ hội truyền thống của nhân dân trên địa bàn thành phố đã được chính quyền các cấp quan tâm, tạo điều kiện về công tác tổ chức cũng như kiện toàn ban tổ chức lễ hội. Theo đó, các hoạt động của lễ hội phải được sự cho phép bằng văn bản của UBND Tỉnh, Thành phố trước khi tiến hành tổ chức. Ban tổ chức lễ hội tổ chức họp để thống nhất nội dung, chương trình, phân công phối hợp với các đơn vị liên quan để đảm bảo an ninh, trật tự khi diễn ra lễ hội. Mặt trận và các tổ chức Đoàn thể phối hợp tuyên truyền vận động người dân cùng chấp hành các quy định trong lễ hội, đảm bảo lễ hội được diễn ra tốt đẹp và thành công. Việc tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố Hội An đa phần được lấy từ nguồn ngân sách địa phương do UBND Thành phố cấp.

2.2.1. Công tác xây dựng, ban hành các văn bản chính sách pháp luật về quản lý lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội là công cụ quản lý của nhà nước, là phương tiện để các tổ chức, đơn vị thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng nói chung và lễ hội nói riêng.

Ngày 12/7/2001, Chủ tịch nước đã ban hành Lệnh số 09/2001/L-CTN về việc công bố Luật Di sản văn hóa (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sử đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009) là cơ sở pháp lý quan trọng nhất về quản lý nhà nước về di sản văn hóa, trong đó có lễ hội truyền thống. Theo đó, nhiều Nghị định hướng dẫn thi hành luật đã được ban hành đảm bảo cho sự thực thi pháp luật và phù hợp với thực tiễn mỗi địa phương, đơn vị: Nghị định số 103/2009/NĐ-CP ngày 06 tháng 11 năm 2009 của Chính phủ về “Quy chế hoạt động dịch vụ văn hóa công cộng”; Thông tư số 09/2010/TT-BVHTTDL ngày 24/8/2010 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Quy định chi tiết thi hành một số quy định tại Nghị định số 75/2009/NĐ- CP ngày 12/7/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa”; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL ngày 21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội”; Chỉ thị số 265/CT-BVHTTDL ngày 18/12/2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch “Về tăng cường công tác quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội”; Nghị định số 158/2013/NĐ-CP ngày 12/7/2013 của Chính phủ “Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo”; Thông tư liên lịch số 19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường “Về Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội và phát huy giá trị di tích”;

Ngày 05/02/2015, Ban Bí thư có Chỉ thị số 41 –CT/TW “Về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội”.

Trên cơ sở đó, ngày 22/12/2015, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL Quy định về tổ chức lễ hội thay thế Quyết định số 39/2001/QĐ-BVHTT ngày 23/8/2011 của Bộ Văn hóa Thông tin về việc ban hành Quy chế tổ chức lễ hội nhằm hoàn thiện hơn nữa các quy phạm pháp luật về quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội.

Ngày 25/11/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ban hành “Quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lẽ hội” và Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20/02/2017 của Thủ tướng Chính phủ “Về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm”. Ngày 13/01/2016 Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành Chỉ thị số 04/CT-BVHTTDL “Về tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong hoạt động lễ hội năm 2016”. Ngày 29/8/2018, Chính phủ ban hành Nghị định số 110/2018/NĐ-CP quy định về “Tổ chức và quản lý lễ hội”...

Trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên, trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, Tỉnh Quảng Nam đã ban hành nhiều văn bản về phát triển và tăng cường công tác quản lý về lễ hội. Căn cứ Luật Di sản văn hóa, Tỉnh Quảng Nam đã ban hành một số văn bản về quản lý lễ hội như: Chỉ thị số: 21/CT-UBND ngày 29/9/2015 của UBND Tỉnh Quảng Nam “Về tăng cường thực hiện nếp sống văn hóa, văn minh đô thị trên địa bàn Tỉnh Quảng Nam”; Quyết định số 17/2019/QĐ-UBND ngày 04/10/2019 của UBND Tỉnh về “Quy định quản lý khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”;Quyết định số: 08/2019/QĐ-UBND ngày 02/5/2019 của UBND Tỉnh về ban hành “Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các di tích lịch sử - văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam”, thay thế

Quyết định số 28/2010/QĐ-UBND ngày 26 tháng 11 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam.

2.2.2. Hệ thống tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An trong những năm qua thường xuyên được quan tâm. Cơ quan quản lý chuyên ngành về văn hóa trong đó có lễ hội vừa thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo quy định cấp trên, vừa chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Ngoài các đơn vị quản lý nước về văn hóa, Ủy ban nhân dân các cấp thì hệ thống chính trị, xã hội cũng tham gai vào quá trình quản lý lễ hội tại địa phường như: Ban Dân vận, Ban Tuyên giáo, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Bộ phận quản lý nhà nước về Tôn giáo thuộc Phòng Nội vụ Thành phố. Để đảm nảo chất lượng cho đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, hằng năm Thành phố tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dưới các hình thức: Tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng, triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước về lễ hội. Mời chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, phục dựng lễ hội ở Trung ương, Tỉnh về tập huấn, tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về lễ hội được thực hành và thảo luận. Tổ chức hội thảo về quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, văn hóa Di sản trên địa bàn Thành phố. Thông qua những buổi hội thảo, kết hợp phát hành rộng rãi tài liệu về công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội để cho các cán bộ làm công tác văn hóa được tiếp thu những cái mới, những cái hay, những kinh nghiệm quý báu, qua đó vận dụng cho bản thân về công tác QLNN về hoạt động lễ hội tại địa phương mình. Ngoài ra, thông qua các đợt đi tham quan, thực tế ở những lễ hội lớn tại các địa phương khác trên cả nước để cán bộ làm công tác QLNN về lễ hội được trực tiếp học hỏi, rút kinh

nghiệm, cũng như đúc kết những ý tưởng độc đáo cho công tác tổ chức và quản lý lễ hội.

Trong những năm qua, cán bộ làm công tác văn hóa trên địa bàn Thành phố Hội An phần lớn được đào tạo bài bản và đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên môn đại học chiếm tỷ lệ cao, được bố trí công việc đúng ngành nghề, chuyên môn, tuổi đời khá trẻ, có 2/3 tổng số cán bộ biên chế trong độ tuổi từ 30 đến 45 tuổi. Hầu hết đã phát huy tính năng động, sáng tạo, biết tổ chức, quản lý các hoạt động văn hóa đi vào chiều sâu và ngày càng phát triển.

2.2.3. Công tác tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An trong thời gian qua có nhiều chuyển biến tích cực, các hoạt động lễ hội diễn ra sôi nổi, phong phú đáp ứng nhu cầu tham gia, thụ hưởng của nhân dân và du khách, với phương châm an toàn, tiết kiệm, thiết thực.

Phòng Văn hóa thông tin là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo ở địa phương theo quy định của pháp luật. Tăng cường tuyên truyền về các giá trị của lễ hội, nếp sống văn minh trong lễ hội; kiểm tra, xử lý nghiêm sai phạm trong lĩnh vực quản lý và tổ chức lễ hội; ngăn chặn kịp thời các biểu hiện tiêu cực như: xóc thẻ, rút thẻ, bói toán, cúng thuê, cờ bạc trá hình, đốt đồ mã, đặt quá nhiều hòm công đức, đặt lễ tùy tiện, lưu hành văn hóa phẩm trái phép, đồ chơi có tính bạo lực, tăng giá dịch vụ, chèo kéo khách, thương mại hóa lễ hội, kéo dài thời gian và tổ chức lễ hội không phù hợp với thuần phong mỹ tục. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp với các địa phương và Ban Tổ chức các lễ hội phát hiện và xử lý các đối tượng lang thang

xin ăn, ăn xin biến tướng.

Giao Phòng Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tăng công suất thu gom rác, đảm bảo vệ sinh môi trường trước, trong và sau lễ hội nhằm đem lại ấn tượng tốt cho nhân dân và du khách. Phòng Cảnh sát giao thông thuộc Công an Thành phố phải rà soát các phương tiện tàu, thuyền, xe hoa tham gia tại các lễ hội có hoạt động trên sông nước, đường bộ đảm bảo an toàn cho người tham gia lễ hội và du khách.

Phòng Thương mai-Du lịch tăng cường quản lý các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, hướng dẫn quy hoạch dịch vụ đảm bảo thuận tiện, không gây cản trở giao thông và ảnh hưởng du khách; phối hợp với Phòng Quản lý Thị trường kiểm soát, khuyến nghị các cơ sở kinh doanh đồ mã hạn chế những mặt hàng không phù hợp thuần phong mỹ tục.

Từ năm 2010, UBND thành phố đã chỉ đạo ngành Văn hóa và Thông tin chủ trì phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, xã phường xây dựng kế hoạch, chọn lựa đầu tư tổ chức lễ hội, sự kiện cụ thể cho từng năm nhằm triển khai kịp thời và có hiệu quả các hoạt động lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa - du lịch, kỷ niệm các ngày lễ lớn trên địa bàn thành phố. Lễ hội, sự kiện được phân cấp tổ chức: cấp thành phố, cấp xã phường, cấp tổ chức/cộng đồng chủ trì; quyết định quy mô, thời gian và địa điểm tổ chức. Công tác quản lý, chủ trì, phối hợp tổ chức được phân công cụ thể cho từng cơ quan, ban, ngành, địa phương. Từ năm 2016, UBND thành phố đã chỉ đạo thực hiện phân nguồn kinh phí từ đầu năm để đảm bảo bố trí kinh phí tổ chức các hoạt động. Nhiệm vụ tổ chức các lễ hội, sự kiện được định hướng thực hiện trong chương trình công tác hàng tháng, hàng quý của UBND thành phố, được chỉ đạo, đôn đốc thường xuyên trong các cuộc họp với các ban, ngành, địa phương. Ngoài những lễ hội, sự kiện chính theo kế hoạch, các hoạt động khác tùy theo yêu cầu cụ thể, UBND thành phố chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức

thực hiện.

Phòng Văn hóa và Thông tin đã tích cực chủ trì tham mưu công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực lễ hội, sự kiện; nghiên cứu, đề xuất UBND thành phố ban hành kế hoạch cho từng năm, thường xuyên theo dõi, quản lý, kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc tổ chức thực hiện. Trung tâm Văn hóa – Thể thao được phân công thường trực các lễ hội, sự kiện của thành phố, chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai tổ chức thực hiện trên cơ sở các kế hoạch, chương trình đã được UBND thành phố thống nhất ban hành.

Các cơ quan, ban ngành thành phố được phân công chủ trì đã chủ động tích cực tham mưu lập kế hoạch triển khai tổ chức các nội dung chương trình lễ hội, sự kiện. UBND các xã phường chủ động ra quyết định thành lập Ban tổ chức, lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ tổ chức các lễ hội, sự kiện tại địa phương. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, ban, ngành, địa phương được chặt chẽ, tổ chức họp bàn thống nhất nội dung chương trình trước khi ban hành, triển khai thực hiện.

Các lễ hội, sự kiện lớn của thành phố đều có thành lập Ban tổ chức do lãnh đạo UBND thành phố làm Trưởng ban, lãnh đạo cơ quan chủ trì làm Phó Ban trực, thành viên gồm lãnh đạo các cơ quan, ban ngành, hội, đoàn thể địa phương liên quan. Các lễ hội, sự kiện có hợp tác quốc tế tổ chức đều báo cáo sở, ban ngành, UBND tỉnh Quảng Nam cho phép.

Công tác quảng bá, tuyên truyền được Ban tổ chức các lễ hội, sự kiện tăng cường, đa dạng về hình thức như cổ động trực quan bằng panô, băng rôn, cờ, đèn lồng…; tuyên truyền thông tin lưu động, hệ thống loa truyền thanh, gửi tập gấp, thư điện tử, tổ chức họp báo; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng: báo đài trung ương và địa phương; mở chuyên mục tuyên truyền trên Cổng Thông tin điện tử thành phố, Trang thông tin điện tử của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các trang mạng xã hội. Lịch tổ chức các lễ

hội, sự kiện chính của thành phố được tuyên truyền, quảng bá từ đầu năm được Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đánh giá cao, được các doanh nghiệp du lịch, lữ hành thường xuyên quan tâm, nắm bắt thông tin để đưa khách đến Hội An. Tổ chức cập nhật đưa tin, bài các hoạt động trước, trong và sau lễ hội được chú trọng. Công tác tuyên truyền, quảng bá đã góp phần quan trọng thu hút nhân dân và du khách tham gia các hoạt động lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố.

Công tác quản lý và tổ chức các lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố luôn được quan tâm chỉ đạo của Đảng, chính quyền thành phố, xã phường. Nhận thức của các đơn vị tổ chức và chủ thể tham gia tổ chức lễ hội ở các địa phương được nâng cao. Đặc biệt là sự hưởng ứng, đóng góp tham gia tổ chức lễ hội, sự kiện của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Hoạt động lễ hội, sự kiện trên địa bàn thành phố ngày càng đi vào nề nếp, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân, qua đó nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, góp phần rất lớn cho việc quảng bá văn hóa, du lịch Hội An.

2.2.4. Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong quá trình quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Hằng năm, thanh tra chuyên ngành Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam đều có kế hoạch kiểm tra hoạt động lễ hội ở Hội An. Phòng Văn hóa và Thông tin thường xuyên tổ chức kiểm tra trước, trong và sau lễ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)