3.1. Bối cảnh mới tác động đối với quản lý nhà nước về lễ hội ở Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Năm 1999, khi Khu phố cổ bắt đầu được công nhận Di sản văn hóa thế giới, chỉ có 160 ngàn du khách tìm về Hội An thì đến năm nay con số này đã lên đến gần 5 triệu lượt khách, và như vậy, mỗi năm bình quân một người dân Hội An đón thêm hơn năm chục người bạn đến từ khắp hành tinh. Du lịch – dịch vụ - thương mại chiếm tỉ trọng trên 80% GDP của thành phố và kích thích, thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động sản xuất, kinh doanh và sự tăng tốc của các ngành nghề. Khu phố cổ không chỉ là địa bàn trung tâm văn hóa –chính trị, một tâm điểm du lịch mà còn đóng vai trò vừa là hạt nhân, vừa là đòn bẩy kích hoạt sự phát triển kinh tế- xã hội của Hội An.
Vì vậy, điều kiện phát triển kinh tế của Hội An là yếu tố quan trọng tác động tới quản lý nhà nước đối với hoạt động lễ hội. Khi kinh tế phát triển ổn định, cùng với chính sách thuận lợi sẽ tạo điều kiện cho các tổ chức, doanh nghiệp và du khách tham gia, đóng góp vào các hoạt động văn hóa lễ hội.
Lễ hội còn là cơ hội để địa phương, cộng đồng quảng bá, giới thiệu hình ảnh, những đặc trưng riêng có của địa phương, cộng đồng. Vì vậy, sự ổn định về chính trị, sự phát triển vững chắc về kinh tế là điều kiện cần thiết giúp cho địa phương, cộng đồng trong việc bảo tồn, phát triển lễ hội, tổ chức các hoạt động lễ hội được thuận lợi và đạt kết quả cao.
Tuy nhiên, điều chúng ta dễ thấy trong tình hình chung các lễ hội hiện nay bị hiện đại hóa do lối sống và điều kiện cuộc sống mới chi phối như điện
chiếu sáng, đường sá, phương tiện giao thông, các phương tiện truyền thông mới ngày càng phong phú, hấp dẫn. Nếu không cân nhắc mà tùy tiện đưa những yếu tố hiện đại vào sẽ dễ làm mất đi hoặc làm lấn át tính thiêng liêng, dung dị của lễ hội. Bên cạnh đó, đối tượng thụ hưởng và tham gia lễ hội là con người nhưng thế hệ thanh niên quen với lối sống mới ít được quan tâm giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, một số nhỏ còn bị ảnh hưởng văn hóa phương Tây nên thường khó hòa mình cùng với các diễn tiến quy trình lễ hội.
Sinh hoạt văn hóa cộng đồng trong lễ hội thể hiện tính chất tâm linh ở phần lễ và bộc lộ những tài năng sáng tạo cảm thụ nghệ thuật ở phần hội. Nhưng nhiều khi phần lễ bị cắt bỏ quá nhiều còn phần hội nhiều khi vì quá lo lắng sai phạm về mặt nào đó mò hạn chế gò bó sự sáng tạo của các cá nhận có khả năng. Tình trạng duyệt xét can thiệp quá sâu bằng văn bản các kịch bản, nội dung bài hò, hát…đã hạn chế rất nhiều đến lòng nhiệt tình của các tài năng trong nhân dân.
Lễ chất chứa những nghi thức văn hóa tâm linh dễ dẫn đến việc lợi dụng mê tín dị đoan hoặc gán ghép tùy tiện những nghi thức khác ở những cùng khác làm giảm giá trị của lễ. Phần hội ở một vài nơi cũng bị ban tổ chức vì muốn tập hợp huy động đông đảo người đến dự nên cũng cố gắng đưa vào các hoạt động hội những trò chơi, điệu nhảy mang tính chất lai căng làm cho người tham gia có cảm giác gò bó cưỡng bức. Dĩ nhiên, những hiện tượng trên làm giảm sức hấp dẫn của thực chất lễ hội.
QLNN về lễ hội đòi hỏi phải có các nguồn lực để thực hiện. Hiện nay, thu hút nguồn lực tài chính và vật chất cho hoạt động lễ hội từ xã hội hóa nguồn lực đang là hình thức phổ biến, góp phần đa dạng hóa chủ thể tham gia tổ chức thực hiện hoạt động lễ hội theo sự hướng dẫn, quản lý chung của cơ quan chức năng. Hình thức này vừa khơi dậy sức dân, vừa làm cho hoạt động lễ hội có sự tham gia chủ động, sáng tạo của nhân dân, tạo nên tính hấp dẫn
của lễ hội, đồng thời tiết kiệm chi ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, hình thức này hiện nay có lúc, có nơi bị xem nhẹ, lợi dụng, dẫn đến làm giảm sức hút của hoạt động lễ hội.
Hoạt động lễ hội vốn là sinh hoạt văn hóa của cộng đồng, gồm nhiều thành phần tham gia. Do đó, công tác phân bổ, huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực tương đối phức tạp. Việc phân bổ, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hợp lý, khoa học sẽ khiến công tác tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội ngày càng hiệu quả, bảo đảm trật tự, tiết kiệm, phát huy tốt các giá trị văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng kinh tế, văn hóa và du lịch, đồng thời khơi dậy và tạo ra những tiềm năng kinh tế mới, bổ sung nguồn lực của Thành phố.
Với những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể độc đáo, hoạt động văn hóa - du lịch, lễ hội sôi động, môi trường cuộc sống lành mạnh-an toàn-thân thiện... Hội An đã tạo sức hấp dẫn mạnh mẽ cho các du khách đến tham quan, các nhà khoa học đến nghiên cứu, các nghệ sĩ đến cảm thụ và sáng tác, các nhà đầu tư đến hợp tác làm ăn... Uy tín và vị thế của Hội An ngày càng được nâng cao và dành được thiện cảm, sự quan tâm hỗ trợ, chia sẻ của lãnh đạo tỉnh, Trung ương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.