Một số định hướng để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về lễ hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 61 - 80)

lễ hội từ thực tiễn Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam hiện nay

3.2.1. Hoàn thiện công tác ban hành các văn bản qui phạm pháp luật về quản lý lễ hội và tổ chức thực hiện các văn bản

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục đề ra nhiệm vụ chăm lo phát triển văn hoá. Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI tiếp tục đặt ra mục tiêu về chăm lo văn hoá “làm cho các giá trị văn hoá thấm sâu vào mọi mặt đời sống, được thể hiện cụ thể trong sinh hoạt, công tác, quan hệ hàng ngày của cộng đồng và từng con người, tạo sức đề kháng

đối với các sản phẩm độc hại. Tiếp tục đẩy mạnh việc giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống có văn hoá; xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, góp phần giữ gìn và phát triển những giá trị truyền thống của văn hoá, con người Việt Nam. Đúc kết và xây dựng hệ giá trị chung của con người Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế”…

Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành nhiều văn bản chỉ đạo tăng cường công tác quản lý, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm. Quy định về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội. Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích như: Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 05-02-2015 của Ban Bí thư Trung ương về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Công điện số 229/CĐ-TTg ngày 12-02-2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức hoạt động lễ hội; Thông tư số 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tổ chức lễ hội. Căn cứ kết quả kiểm tra và thông tin của các cơ quan báo chí để làm cơ sở đánh giá theo Quyết định số 486/QĐ-BVHTTDL ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về ban hành tiêu chí, thang điểm đánh giá thực hiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội đối với các di tích và lễ hội.

Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra phương hướng về phát triển văn hóa: “Bảo tồn và phát huy có hiệu quả các giá trị văn hóa và tài nguyên để phát triển kinh tế-xã hội gắn với đảm bảo quốc phòng và an ninh, an toàn xã hội..., xây dựng thành phố Hội An thân thiện, an toàn, phát triển bền vững theo định hướng sinh thái-văn hóa-du lịch”. Trong đó, một trong những chương trình trọng điểm mang tính đột phá chiến lược nhất mạnh: “Đầu tư mạnh cho văn hóa, giữ gìn những giá trị nhân

văn và tài nguyên tự nhiên; trọng tâm là xây dựng môi trường văn hóa và con người Hội An phát triển toàn diện để làm nền tảng, động lực, mục tiêu cho sự phát triển của thành phố”.

Nhiệm vụ đặt ra đối với các cơ quan chức năng và chính quyền thành phố, đó là:

Tiếp tục thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Có biện pháp chấn chỉnh, xử lý các vi phạm trong công tác quản lý, tổ chức lễ hội. Không để xảy ra các hoạt động, hành vi phản cảm, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dân tộc. Đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ trong quy hoạch du lịch nhất là du lịch tâm linh. Bảo đảm an ninh, an toàn cho nhân dân và du khách khi tham gia lễ hội. Bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội.

Quán triệt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện nghiêm kỷ cương, kỷ luật hành chính, kỷ luật lao động, tuyệt đối không đi lễ hội trong giờ hành chính, không dùng xe công và các phương tiện công (hoặc thuê khoán phương tiện) tham gia lễ hội trong giờ hành chính (trừ trường hợp thuộc thành phần tham gia tổ chức lễ hội do cơ quan, tổ chức tổ chức lễ hội mời; được giao thực thi nhiệm vụ).

Rà soát việc xây dựng văn bản quản lý nhà nước về lễ hội; đề xuất xây dựng văn bản mới để kịp thời đáp ứng công tác quản lý trong thời kỳ mới. Chủ động, kịp thời tham mưu cho lãnh đạo Đảng và Nhà nước ban hành các văn bản chỉ đạo về quản lý và tổ chức lễ hội.

Tích cực tham mưu với các Sở, Ban, Ngành trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm. Ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, biến tướng trong lễ hội.

Tăng cường công tác quản lý và tổ chức lễ hội, giảm tần suất, quy mô tổ chức lễ hội, ngày hội. Không cấp phép, tổ chức lễ hội tràn lan, vì mục đích thương mại, vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh. Chỉ đạo dừng tổ chức đối với những lễ hội có nội dung phản cảm, bạo lực, gây bức xúc dư luận xã hội.

Chỉ đạo Ban Quản lý di tích, Ban Tổ chức lễ hội có phương án quản lý hòm công đức; sử dụng tiền công đức công khai, minh bạch và đúng mục đích. Không đưa các linh vật ngoại lai, hiện vật lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục của Việt Nam vào các khu di tích, khu thờ tự, đảm bảo tính nguyên trạng của di tích theo đúng Luật di sản văn hoá và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuyên truyền, vận động nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, nhân dân và du khách nghiêm túc thực hiện các quy định của Nhà nước về tổ chức lễ hội. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu về nguồn gốc của lễ hội, di tích và các nhân vật được thờ phụng, tôn vinh; bảo tồn có chọn lọc những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc theo xu hướng lành mạnh, tiến bộ, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện kinh tế-xã hội của địa phương, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân.

Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội, kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dụng di tích, lễ hội để trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa phẩm trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Cần phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện của Mặt trận Tổ Quốc và các đoàn thể CT-XH, cộng đồng dân cư đối với việc tổ chức và quản lý hoạt động lễ hội; tăng cường công tác phối hợp quản lý lễ hội giữa các ngành, đoàn thể đảm

bảo thường xuyên và đạt hiệu quả.

Phòng Văn hóa -Thông tin, Trung tâm Văn hóa-Thể thao thành phố cần tăng cường phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong việc quản lý và tổ chức lễ hội; định hướng tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa giáo dục của lễ hội; vận động, thuyết phục nhân dân thực hiện nếp sống văn minh khi tham gia lễ hội.

3.2.2. Hoàn thiện bộ máy và đào tạo đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về lễ hội

Hằng năm tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dưới các hình thức như sau: Tập huấn, triển khai các văn bản pháp luật của Nhà nước về lễ hội. Mời chuyên gia có kinh nghiệm trong nghiên cứu khoa học, phục dựng lễ hội ở Trung ương hay ở những địa phương khác về tập huấn nghiệp vụ, tổ chức cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLNN về lễ hội được thực hành và thảo luận. Tổ chức hội thảo về quản lý và tổ chức lễ hội, bảo tồn và phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc trên địa bàn thành phố, có sự tham gia của các chuyên gia và đội ngũ làm công tác QLNN về lễ hội tại địa phương và các địa phương khác tham gia, kèm theo phát hành tài liệu về công tác QLNN đối với hoạt động lễ hội để cho cán bộ làm công tác văn hóa được tiếp thu những cái mới, cái hay, những kinh nghiệm quý báu đã được đúc kết, qua đó vận dụng cho bản thân về công tác QLNN về hoạt động lễ hội tại địa phương mình. Ngoài ra, cần tổ chức các đợt đi tham quan, thực tế ở những lễ hội lớn tại các địa phương khác trên cả nước để cán bộ làm công tác QLNN về lễ hội được trực tiếp học hỏi kinh nghiệm, rút kinh nghiệm, cũng như có những ý tưởng độc đáo cho công tác tổ chức và quản lý lễ hội.

3.2.3. Hoàn thiện công tác quản lý và tổ chức lễ hội

Tăng cường quán triệt sâu sắc trong nhận thức của cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể các cấp về trách nhiệm đối với công tác quản lý và tổ

chức lễ hội. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý và phối hợp các cấp, các ngành trong quản lý lễ hội phải chặt chẽ, thường xuyên và đồng bộ vì lễ hội là một hoạt động đa ngành. Cơ chế và phương thức quản lý lễ hội phải phù hợp với quy mô, tính chất, đặc điểm từng lễ hội ở từng địa phương, cơ sở, đảm bảo nguyên tắc nhà nước chỉ đạo, quản lý và điều hành, nhân dân tổ chức thực hiện. Kiện toàn các Ban chỉ đạo, Ban tổ chức lễ hội phù hợp với yêu cầu chuyên môn và đặc điểm lễ hội ở mỗi địa phương. Chú trọng công tác tuyên truyền về văn bản pháp luật có liên quan, về giá trị của di tích, lễ hội để nâng cao hiểu biết của nhân dân để người dân có ý thức trách nhiệm cùng chính quyền tổ chức tốt lễ hội, đề cao ý thức thực hiện pháp luật và thực hiện nếp sống văn minh.

3.2.4. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, kinh phí cho hoạt động quản lý nhà nước về lễ hội

Nhằm tạo nền tảng cơ sỏ vật chất phục vụ công tác quản lý nhà nước về lễ hội trên địa bàn thành phố Hội An, cần tập trung đầu tư đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác tổ chức, quản lý lễ hội đối với đội ngũ cán bộ, công chức ngành văn hóa như máy vi tính, truy cập internet, công cụ hỗ trợ như máy đo cường độ âm thanh, máy quay phim, máy chụp ảnh…Nâng cấp trang thông tin điện tử của ngành văn hóa Hội An. Thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý lễ hội mà trước hết là ứng dụng trong việc quản lý, điều hành đơn vị và thực hiện chế độ thông tin, báo cáo.

Hệ thống giao thông là yếu tố quan trọng để phát triển các tour, tuyến du lịch, ảnh hưởng đến việc phát triển các dịch vụ, lưu thông hàng hóa phục vụ khách du lịch. Đặc điểm du lịch lễ hội chủ yếu tổ chức theo mùa vụ vào thời điểm lễ hội diễn ra, do vậy lượng du khách thường tăng đột biến. Nếu hệ thống giao thông không đảm bảo sẽ dẫn đến hiện tượng ùn tắc giao thông vào các dịp lễ hội và gây mất an toàn giao thông, ảnh hưởng đến hoạt động tổ

chức lễ hội cũng như tính mạng của người tham gia lễ hội. Do mật độ dân số và hệ thống đường bộ ở Hội An nhỏ hẹp, cùng với sự tăng nhanh của lượng khách du lịch đến tham quan trong những năm gần đây đã đặt ra cho Hội An nhiều bài toán nan giải, hệ thống giao thông thường xuyên bị ách tắc, không phát triển kịp so với sự gia tăng của các phương tiện vận tải hành khách. Xác định lễ hội là hoạt động trọng tâm để phát triển du lịch, do vậy các tuyến giao thông cần được xác định đầu tư mở rộng gồm tuyến: ĐT 607, ĐT 608, các tuyến đường dọc biển góp phần giải quyết tình trạng quá tải phương tiện lưu thông hiện nay.

Thành phố cần có chính sách khuyến khích xây dựng các công trình dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú ở các khu vực vùng ven nội thành để phục vụ du khách nhằm kéo giãn lượng khách lưu trú, giảm áp lực cho hoạt động tham quan khu phố cổ, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp tham gia đấu thầu các bến đậu đỗ xe theo quy hoạch và trung chuyển khách tham quan bằng xe điện vừa giảm lượng khí thải để bảo vệ môi trường, vừa đảm bảo an toàn cho du khách. Cần quy hoạch xây dựng các khu vui chơi giải trí với hệ thống hoàn chỉnh và phong phú tại các điểm du lịch. Trên địa bàn thành phố hiện nay hầu như không có khu riêng biệt phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí của du khách, vì vậy lượng khách lưu trú ở Hội An bị giảm hẳn so với thành phố Đà Nẵng. Chính điều đó, cần có những giải pháp để phát triển và đa dạng hóa các loại hình dịch vụ vui chơi giải trí, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia và đẩy nhanh tiến độ xây dựng và hoàn thiện các khu vui chơi giải trí để phục vụ khách du lịch và người dân địa phương. Song song với việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất của dịch vụ vui chơi giải trí thì cũng cần chú trọng đến việc phát triển các hoạt động văn hóa nghệ thuật truyền thống cội nguồn.

Xây dựng và hoàn thiện một chiến lược tổng thể phát triển ngành quản lý nhà nước về lễ hội trong cơ cấu tổ chức đa ngành, đa lĩnh vực. Đổi mới

chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ đặc thù đối với cán bộ, công chức làm công tác lễ hội. Trước mắt, khẩn trương xây dựng, bổ sung các chức danh và tiêu chuẩn công chức ngành quản lý nhà nước về lễ hội để thực hiện phụ cấp ưu đãi theo ngành.

3.2.5. Hoàn thiện công tác kiểm tra, thanh tra trong việc chấp hành luật pháp và chính sách lễ hội

Công tác thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Cần tăng cường nhiều hơn nữa công tác thanh, kiểm tra đột xuất đối với những hoạt động kinh doanh dịch vụ trong lễ hội tránh những tình trạng lộn xộn trong kinh doanh, vi phạm về an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, hiện tượng tự ý nâng, ép giá… Công tác thanh tra, kiểm tra là một khâu quan trọng nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi lợi dụng lễ hội để vụ lợi và vi phạm pháp luật. Đồng thời nâng cao ý thức tự giác chấp hành pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong quá trình diễn ra lễ hội. Đảm bảo cho người dân được hưởng thụ những giá trị tinh thần tốt đẹp nhất, đem đến niềm vui, niềm tin của Nhân dân đối với công cuộc phát triển đất nước.

Xây dựng phương án phối hợp thanh tra liên ngành định kỳ hoặc đột xuất để khắc phục khó khăn về số lượng và năng lực của cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ văn hóa cho cán bộ thanh tra. Tránh tình trạng thiếu hụt cán bộ trong công tác thanh, kiểm tra, không hiểu biết sâu sát về văn hóa phi vật thể thì khó chỉ ra các sai phạm cho địa phương điều chỉnh, sửa chữa. Bồi dưỡng đạo đức, phẩm chất cho cán bộ thanh tra, vận động Nhân dân tố giác các hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp để tăng cường hiệu quả và chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra.

3.2.6. Đẩy mạnh xã hội hóa trong tổ chức và quản lý lễ hội

Xã hội hóa là nội dung quan trọng của giải pháp xây dựng, ban hành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 61 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)