Những yếu tố đặc thù của Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 33)

tác động ảnh hưởng đến quá trình quản lý nhà nước về lễ hội

2.1.1. Yếu tố tự nhiên

Thành phố Hội An có một điều kiện địa lý- tự nhiên đặc thù: thuộc vùng cồn - bàu, cửa sông - ven biển, tiếp giáp với vùng đồng bằng duyên hải của tỉnh Quảng Nam. Nằm cách thành phố Đà Nẵng chừng 30km về hướng Đông Nam, cuối hạ lưu các con sông lớn của Xứ Quảng như Thu Bồn, Vu Gia, Trường Giang và thông với Biển Đông qua Cửa Đại hay Đại Chiêm hải khẩu nổi tiếng một thời. Thành phố Hội An hiện có diện tích 60km2, gồm 9 phường, 4 xã, là vùng đất hẹp chạy dọc bờ biển và bị chia cắt bởi nhiều sông rạch, đầm nước, cửa biển. Vùng đất này thuận tiện cho việc giao thông, giao thương đường thủy với các địa phương khác trong tỉnh, các tỉnh trong nước và với nước ngoài. Điều kiện địa lý tự nhiên đó đồng thời cũng thuận tiện cho việc trồng lúa nước, rau màu ở dải đất phù sa ven sông, đánh bắt thuỷ, hải sản. Hội An có khu phố cổ được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới năm 1998, hiếm có nơi nào tập trung mật độ di tích dày đặc như ở Hội An với hơn 1.350 di tích. Riêng ở khu vực I của Khu phố cổ được xem là “vùng lõi” chỉ rộng 4km2 nhưng có đến 1.273 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng (nhà ở, cầu, giếng, chợ), công trình tín ngưỡng (đình, chùa, lăng- miếu, hội quán, nhà thờ tộc) và công trình đặc thù (mộ). Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt– Hoa– Nhật– Phương Tây và đều góp phần tăng

thêm tính phong phú, đa dạng văn hóa của đô thị cổ Hội An.

2.1.2. Yếu tố lịch sử văn hóa

Do có đặc điểm địa lý thuận lợi nên trên vùng đất Hội An ngày nay đã xuất hiện những lớp cư dân đầu tiên thời tiền- sơ sử mà những di tích văn hóa Sa Huỳnh là những chứng cứ sinh động. Dưới thời vương quốc Champa (thế kỷ thứ II đến thế kỷ XIV) vùng đất Hội An lúc bấy giờ có tên gọi là Lâm Ấp phố. Nhiều thư tịch cổ ghi nhận đã có một thời kỳ khá dài, “Chiêm cảng” Lâm Ấp phố đóng vai trò quan trọng bậc nhất trong việc tạo nên sự hưng thịnh của kinh thành Trà Kiệu và trung tâm tôn giáo- tín ngưỡng Mỹ Sơn.

Từ giữa thế kỷ XVI, dưới thời các chúa Nguyễn vào trấn thủ trị vì xứ Đàng Trong, từ một “Chiêm cảng” bị suy tàn, Hội An mau chóng phục hưng và trở thành trung tâm thương mại quốc tế phát triển thịnh đạt bậc nhất của cả nước và khu vực Đông Nam Á. Do có vị trí địa lý thuận lợi, tiềm năng của một xứ Quảng giàu tài nguyên, dồi dào đặc sản, nguồn nhân lực tràn đầy sinh khí, chính sách ngoại kiều và ngoại thương khôn khéo, thoáng mở… nên cảng thị Hội An đã tạo nên một hấp lực lớn, thu hút nhiều thuyền buôn của Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Ấn Độ, Trung Quốc, Nhật Bản, Xiêm…tập nấp đến giao thương.

Từ cuối thế kỷ XIX, do nhiều yếu tố bất lợi, “cảng thị thuyền buồm” Hội An suy thoái dần, nhường vị thế trung tâm thương mại quốc tế cho “cảng thị cơ khí” Đà Nẵng. Tuy nhiên, Hội An vẫn là trung tâm chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa của Quảng Nam. Trong các thời kỳ kháng chiến, thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ đều chọn Hội An làm tỉnh lỵ, đặt nhiều cơ quan đầu não chính trị, quân sự của Quảng Nam. Bên cạnh phố cổ với các dãy phố dọc bờ sông như Trần Phú, Nguyễn Thái Học, Nguyễn Thị Minh Khai, Bạch Đằng và những đường phố phía Đông, phía Bắc như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Trần Quý Cáp, Hoàng Diệu... được xem

như “vùng lõi” trung tâm.

Hội An không phải là đô thị cổ xưa nhất, tuổi thọ không phải dài lâu nhất, qui mô không phải to lớn nhất ở Việt Nam, nhưng với loại hình cảng thị cửa sông- ven biển nên có vai trò, vị trí quan trọng và hình thành nên những giá trị lịch sử- văn hóa độc đáo riêng không nơi nào có được.

Về bình diện khái quát, lễ hội cổ truyền ở Hội An là tấm gương phản chiếu từng thời đại, thời kỳ lịch sử của Hội An. Mối quan hệ và tâm lý, tư tưởng, văn hóa nghệ thuật giữa các làng và cả Hội An được tạo nên từ sự sống, sự sinh thành phát triển của lễ hội cổ truyền và sự vận động theo hai chiều ngược nhau của chính nó.

Lễ hội cổ truyền Hội An là một hiện tượng xã hội trải qua nhiều thời kỳ lịch sử, lưu chuyển theo thời gian, tiếp nhận tâm lý tư tưởng văn hóa nghệ thuật của thời đại và lưu giữ chúng lại, tạo nên các lớp lịch sử ngay trong từng lễ hội cổ truyền. Mặt khác, lễ hội cổ truyền còn chứa đựng những dấu ấn sâu sắc về một hoặc nhiều câu chuyện liên quan đến cá nhân hay tập thể có tác động đến lịch sử vùng đất, làng-xã và cộng đồng dân cư. Chính vì vậy, với đặc trưng của mình lễ hội cổ truyền ở Hội An đã tạo nên sức cuốn hút và thuyết phục mạnh mẽ. Trong lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất Hội An, lễ hội từ lâu đã trở thành sinh hoạt văn hóa, tôn giáo, nghệ thuật của cộng đồng. Trải qua nhiều thời kỳ phát triển, sinh hoạt lễ hội đã trở thành truyền thống, một món ăn tinh thần của cư dân Hội An. Truyền thống tốt đẹp này không hề gián đoạn trong tâm thức cộng đồng qua nhiều giai đoạn lịch sử.

Các hoạt động lễ hội luôn đề cao giáo dục nhân quả, truyền tải ý thức trách nhiệm sống cho thế hệ hiện tại và tương lai. Cốt lõi của lễ hội là con người hiện tại hướng về quá khứ, liên hệ với quá khứ để thỏa mãn mong ước tương lai. Việc đề cao cái lễ đối với thần linh lại là việc truyền bá cái lễ giữa con người với nhau, đậm đà tinh thần dân chủ và nhân bản. Yêu thương và

kính trọng, tôn sùng và biết ơn như trở thành truyền thống xuyên suốt trong máu thịt, trong cuộc sống của con người Hội An, xây dựng tình đoàn kết gắn bó trong cộng đồng dân cư trong mối quan hệ giao cảm tự nhiên, tự giác, tự hòa nhập. Nó phản ánh tâm tư nguyện vọng của các cộng đồng dân cư từng làng-xã và khu vực, giúp con người giải thoát những âu lo trong đời sống, trong lao động sản xuất. Vì vậy, văn hóa lễ hội ở Hội An chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, đồng thời toát lên những ước ao khát vọng của con người về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Xét về đại thể tiến trình các lễ hội, nét nổi bật bao trùm là đề cao con người, chuyển tải triết lý sống bộc lộ quan niệm đạo đức học phương Đông mang đặc thù Hội An.

Một điều đáng lưu ý ở Hội An, việc thờ cúng các anh hùng, danh nhân không có nhiều, nếu không muốn nói là quá hiếm - chỉ có một anh hùng chí sĩ thời cận đại là Nguyễn Duy Hiệu và các chí sĩ danh nhân Quảng Nam được tôn vinh dưới hình thức tượng đài ( Tượng đài Danh nhân chí sĩ Quảng Nam ở phường Cẩm Phô). Điều này có nguyên nhân do điều kiện lịch sử đặc thù của vùng đất mới, đây cũng là địa bàn của những cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn phong kiến kéo dài nhiều thế kỷ.

Truyền thống giao lưu văn hóa qua nhiều thời kỳ đã tạo nên tính nhân văn, nét thoáng mở, tương thích trong các tập tục, lễ nghi, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của người Hội An. Có thể nói, ở Hội An mỗi một di tích văn hóa- tín ngưỡng đều gắn với phần hồn của di tích ấy là sinh hoạt lễ hội, lễ hội ở Hội An là tấm gương phản chiếu từng thời đại, thời kỳ lịch sử của Hội An.

2.1.3. Yếu tố kinh tế - xã hội

Lịch sử hình thành vùng đất Hội An gắn với lịch sử Nam tiến của dân tộc Việt Nam từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVII. Quá trình giao lưu kinh tế- văn hóa đặc biệt trong mấy trăm năm dưới thời “Việt cảng” (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX), đã tạo cho Đô thị cổ Hội An có được hầu hết các loại hình văn

hóa khác nhau, “hội tụ được các yếu tố nghệ thuật dân tộc truyền thống và làm phong phú thêm bằng những tố chất thích hợp của nghệ thuật nước ngoài”.

Đặc biệt, giai đoạn “Hội An phố”, vùng đất này tiếp tục đóng vai trò là một cảng thị mà trước đó, cư dân Sa Huỳnh (Champa) đã sống. Quá trình hình thành khối cộng đồng cư dân là quá trình tụ cư, hợp cư của các cư dân Đại Việt, Champa, Trung Hoa và Nhật Bản, phương Tây…Cùng với quá trình này là sự hình thành các làng, xã nông nghiệp, ngư nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công, các khu phố buôn bán, cùng với sự tiếp nối liên tục giữa các lớp cư dân, là sự chung cư, cộng cư giữa nhiều thành phần cư dân vào những giai đoạn lịch sử nhất định, đặc biệt là vào thế kỷ XVI-XVII. Đây cũng là điều kiện xã hội - nhân văn tạo nên sắc thái văn hóa đa dạng, phong phú của vùng đất Hội An được bảo lưu đến ngày hôm nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về lễ hội từ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ hội AN, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)