Thuận lợi và khó khăn của tỉnh Quảng Nam và thị xã Điện Bàn trong giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 39)

giảm nghèo bền vững

a) Thuận lợi

Tình hình kinh tế – xã hội của thị xã đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tổng thu ngân sách địa phương ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. công tác giảm nghèo bền vững được các cấp, các ngành tập trung ưu tiên nguồn lực thực hiện cho giai đoạn 2016–2020. Nhiều cơ chế, chính sách mới, trong đó có các chính sách giảm nghèo được ban hành tập trung đầu tư ưu tiên cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn như: Nghị quyết số 12/2016/NQ–HĐND ngày 19/7/2016 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Cơ chế hỗ trợ đào tạo lao động cho các chương trình, dự án trọng điểm, Nghị quyết số 13/2017/NQ–HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017–2021. Kết quả đạt được trong công tác giảm nghèo thời gian qua là nền tảng cơ bản để đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững. Nhận thức trách nhiệm của nhân dân, cán bộ, đảng viên về giảm nghèo bền vững đã có những chuyển biến tích cực

Ngoài ra Điện Bàn còn có lợi thế phía Đông giáp với Thành phố Hội An, Điện Bàn có các làng nghề truyền thống, thuận lợi cho việc phát triển du lịch văn hóa làng quê.

Từ những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý là cơ hội để người dân nâng cao cải thiện mức sống rất thuận lợi trong công tác giảm nghèo của Điện Bàn.

Về cơ chế, ưu đãi đối với việc khuyến khích người dân thoát nghèo bền vững luôn được cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm, tạo điều kiện về vay vốn, giải quyết việc làm, hỗ trợ kĩ thuật về chăn nuôi, trồng trọt.

Xuất phát từ 01 điểm thuận lợi, là người dân của Điện Bàn có ý thức vươn lên trong cuộc sống, không có thái độ trông chờ hay ỉ lại vào chế độ chính sách của Nhà nước, đây cũng là 01 điểm thuận lợi của Ngành, chức năng khi tham gia vận động nhân dân thoát nghèo bền vững.

b) Khó khăn

– Thiên tai, thời tiết: Đối với vùng Đồng bằng Duyên Hải Miền Trung trải dọc từ Thanh Hóa đến Phú Yên, Bình Định, Quảng Nam nói chung, Thị xã Điện Bàn nói riêng là địa phận nằm ở giữa eo Duyên Hải Miền Trung là vùng chịu ảnh hưởng rất khắc nghiệt bởi thiên tai, thời tiết, khí hậu nhiệt đới gió mùa, nơi đây tập trung chủ yếu 02 mùa là mùa khô và mùa mưa nên rất khó khăn cho nhân dân trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh thưnơg mại dịch vụ. Thường người dân chủ yếu sản xuất cây lúa, cây hoa màu, chăn nuôi không tập trung, manh muốn, nhỏ lẻ, chủ yếu chăn nuôi hộ gia đình chưa có sự tập trung và tham khảo khoa học kỹ thuật để áp dụng, nên khi thời tiết diễn biến bất thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, gây thiệt hại nặng về giá trị bằng tiền đối với các hộ này.

– Là địa phận giáp ranh với nhiều tỉnh, có tuyến quốc lộ 1A đi ngang qua nên dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây hoang mang, ảnh hưởng đến tâm lý chăn nuôi của người dân. ở những năm gần đây Thị xã Điện Bàn thường xảy ra các bệnh như lỡ mồm long móng, dịch tả lợn Châu Phi, dịch sốt ở ở Trâu, Bò... trong sản xuất cây lúa năng suất giảm nhiều do ảnh hưởng bởi bệnh rầy nâu, sâu cuốn lá...Một số diện rộng đất bỏ hoang chỉ canh tác 01 vụ, các vụ còn lại do thời tiết khắc nghiệt, chuột cắn phá nên thu nhập hằng ngày của người dân gặp không ít khó khăn.

– Đối với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng của Điện Bàn trước đây là rất màu mỡ và sau mỗi đợt lụt có bồi đắp 01 lớp phù sa, nhưng trong những năm gần đây hầu như là nắng nóng kéo dài, không có lũ lụt nên đất đai có phần kém đi sự màu mỡ, một số hộ dân vì mục đích lợi nhuận nên chỉ bón phân hóa học không dùng phân hữu cơ nên tình trạng vôi hóa chất dinh dưỡng trong đất là rất cao, dẫn đến tình trạng đất bạc màu, việc thâm canh cây lúa, các loại cây hoa màu cho năng suất kém, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

– Những biến động về kinh tế, xã hội, chính trị, an ninh quốc phòng trên thế giới cũng như trong nước làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã. Quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá và đô thị hoá đang diễn ra với tốc độ nhanh, số lượng người dân thiếu hoặc chưa có việc làm ngày càng tăng...

+ Do ảnh hưởng chung về sự khó khăn của kinh tế trong giai đoạn hiện nay, một số hộ dân khi đăng ký tham gia giảm nghèo bền vững, phát triển sản xuất chăn nuôi thì gặp phải khó khăn ở khâu đầu ra của sản phẩm (ví dụ: Giá cả của thịt heo giảm mạnh do ảnh hưởng của dịch bệnh lỡ mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi...).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 37 - 39)