Giải pháp cụ thể trong thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 73 - 82)

rà soát xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo:

– Tập trung chỉ đạo quyết liệt để thực hiện tốt các chương trình, dự án, chính sách giảm nghèo nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về thực hiện giảm nghèo bền vững, khơi dậy ý chí chủ động, tinh thần tự giác có trách nhiệm tự lực vươn lên của bản thân người nghèo, nâng cao năng lực cộng đồng, quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn lực hỗ trợ của Nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo bền vững.

– Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt công tác điều tra, rà soát xác định chính xác hộ nghèo và hộ cận nghèo ở các xã, phường; đăng ký thoát nghèo và thoát cận nghèo bền vững theo đúng quy định, khách quan, không áp đặt chỉ tiêu giảm nghèo. Tăng cường các đợt kiểm tra, giám sát có sự coi trọng công tác đánh giá toàn diện và chiều sâu của vấn đề cốt lõi trong giảm nghèo trên thực tế, dựa vào nắm bắt nhu cầu thực tế từ cơ sở để kịp thời đề xuất phương án phù hợp có tính khả thi. Vì đây là nội dung, nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, quyết định kết quả, hiệu quả công tác giảm nghèo, là cơ sở để thực hiện các cơ chế, chính sách và giải pháp giảm nghèo trên địa bàn.

– Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân các cấp tích cực phát động các phong trào hỗ trợ, giúp đỡ hộ nghèo để thoát nghèo bền vững; tổ chức vận động các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cùng chung tay hỗ trợ, sẻ chia để người nghèo vươn lên thoát nghèo. Phát động phong trào xây dựng ”khu dân cư không còn hộ nghèo”; phối hợp với chính quyền các cấp triển khai mạnh mẽ phong trào thi đua ”Quảng Nam chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau”.

3.3.5. Giải pháp cụ thể trong thực hiện chính sách đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo nghèo

sống để giải quyết thiếu hụt về thu nhập và thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho hộ nghèo và cận nghèo thông qua hoàn thiện việc thực hiện đề án tái cơ cấu nông nghiệp, cải tạo ruộng đồng, tổ chức đấu giá các thửa ruộng của HTX, hay của thôn, từ đó các hộ nghèo có cơ hội trong việc có đất để canh tác.

– Tập trung nguồn lực hỗ trợ trực tiếp các điều kiện sinh kế để giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho nhóm hộ nghèo, cận nghèo có lao động nhưng thiếu hụt về Tiêu chí thu nhập, cụ thể:

Hỗ trợ giống cây trồng, con vật nuôi có giá trị kinh tế cao, kết hợp tổ chức đào tạo nghề miễn phí, tư vấn, giới thiệu việc làm cho người lao động nghèo, cận nghèo nhưng phải gắn với giải quyết việc làm theo nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, đi xuất khẩu lao động và nhu cầu tự tổ chức sản xuất kinh doanh của hộ nghèo, cận nghèo. Thực hiện cho vay ưu đãi hộ nghèo, hộ cận nghèo có lao động, có nhu cầu về vốn để tự tổ chức sản xuất, kinh doanh. Tăng cường tập huấn, hướng dẫn trình diễn các mô hình khuyến nông – lâm – ngư, hướng dẫn kỹ năng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, hạch toán thu – chi, tiếp cận thị trường; giới thiệu các doanh nghiệp để liên kết với hộ nghèo, cận nghèo để tổ chức sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đối với những hộ nghèo chưa có việc làm ổn định, chính quyền Thị xã Điện Bàn sớm xây dựng đề án việc làm, đào tạo nghề, kết hợp với trung tâm dạy nghề Bắc Quảng Nam, trung tâm Khuyến nông - Khuyến Lâm, liên kết với các doanh nghiệp ở các Khu công nghiệp hỗ trợ đào tạo việc làm, xuất khẩu lao động.

– Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ để cải thiện và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhóm hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt chỉ số các dịch vụ xã hội cơ bản

Giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ y tế

+ Tăng cường giải pháp tuyên truyền vận động người dân tham gia mua BHYT theo hộ gia đình, khuyến khích các tổ chức, cá nhân, địa phương đóng

BHYT thay cho người dân, trong đó ưu tiên cho hộ gia đình làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng.

Giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ giáo dục:

+ Tăng cường thực hiện công tác phổ cập giáo dục, trung tâm giáo dục thường xuyên. Duy trì công tác giáo dục mầm non, vận động trẻ đến độ tuổi ra lớp.

– Tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục cho học sinh, sinh viên hộ thoát nghèo bền vững, thực hiện miễn học phí, hỗ trợ chi phí học tập, tiền ăn.

Giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ nhà ở

– Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động đối tượng tiếp nhận các nguồn hỗ trợ của Nhà nước, kết hợp với nguồn lực tự có để cải thiện nhà ở, đảm bảo về diện tích, chất lượng, giảm thiểu các chỉ số thiếu hụt tại mỗi địa phương, nhất là vận động hộ nghèo vay vốn ưu đãi để sửa chữa, xây dựng nhà ở ( Nhà 48, Nhà 33, Dự án GCF..). Triển khai thực hiện tốt các chương trình hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở đang được triển khai hiện nay như Quyết định số 33/2015/QĐ–TTg, bên cạnh đó tăng cường nguồn từ Quỹ vì người nghèo để hỗ trợ sửa chữa hoặc xây dựng mới nhà ở cho hộ nghèo theo hướng đảm bảo chất lượng nhà ở và diện tích nhà ở tối thiểu (từ 8m2/người trở lên); đồng thời, tăng cường vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các đơn vị, địa phương kết nghĩa giúp nhận hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo.

+ Giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về dịch vụ nước sạch và vệ sinh

Tuyên truyền, giúp cho người dân có ý thức và nâng cao hiểu biết về vệ sinh môi trường, làm thay đổi thói quen cũ, thiếu vệ sinh trong sinh hoạt cá nhân hàng ngày, tự mình đầu tư nâng cấp công trình phục vụ sinh hoạt. Cho vay vốn ưu đãi để hộ nghèo, cận nghèo xây dựng công trình nước sinh hoạt và hố xí hợp vệ sinh.

Giải pháp giải quyết các chỉ số thiếu hụt đa chiều về thông tin

Thực hiện hỗ trợ cho người nghèo, cận nghèo để được tiếp cận thông tin. Thực hiện đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin tại các Đài truyền thanh cơ sở. Tăng cường nội dung thông tin cung cấp cho người dân qua

hệ thống phát thanh, truyền hình.

Trợ giúp pháp lý và giải quyết tốt các chính sách an sinh xã hội cho hộ nghèo, cận nghèo:

Thực hiện trợ giúp về pháp lý cho người nghèo, hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo và hộ chính sách xã hội, giải quyết kịp thời, đầy đủ chế độ, chính sách bảo trợ xã hội, nhất là chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội và trợ giúp đột xuất,...

Triển khai thực hiện tốt chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững theo Nghị quyết số 13/2017/NQ–HĐND ngày 19/4/2017 của HĐND tỉnh Quảng Nam về Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017–2021.

Thực hiện theo Quyết định số 2511/QĐ–UBND ngày 13/7/2017 của UBND tỉnh Quảng Nam Quy định về thực hiện Chính sách khuyến khích thoát nghèo bền vững tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2017–2021 như sau:

– Chính sách khuyến khích đối với hộ nghèo về tiêu chí thu nhập (không bao gồm hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội)có khả năng thoát nghèo và có đăng ký cam kết thoát nghèo bền vững.

– Hộ nghèo sau khi thực hiện đăng ký cam kết thoát nghèo được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội (áp dụng đối với khoản vay mới, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo chương trình cho vay đối với hộ nghèo). Mức vay tối đa 50.000.000 đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

– Sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát nghèo bền vững, tiếp tục được hỗ trợ các chính sách sau đây:

+ Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội áp dụng đối với khoản vay mới, đáp ứng các điều kiện vay vốn

theo chương trình cho vay đối với hộ thoát nghèo. Mức vay tối đa 50.000.000 đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

+ Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

trợ chi phí học tập mức 100.000 đồng/học sinh/tháng cho trẻ em học mẫu giáo và học sinh các cấp phổ thông; hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 3,4,5 tuổi mức 120.000 đồng/em/tháng (9 tháng/năm). Các chính sách hỗ trợ nêu trên được thực hiện trong 03 năm học liên tục. (ngân sách thịxã)

+ Cấp bù 100% học phí cho học sinh, sinh viên học chính quy tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh và tại cơ sở giáo dục đại học cho đến khi kết thúc khoá học. (ngân sách thịxã)

+ Thưởng 5.000.000 đồng/hộ thoát nghèo để khuyến khích thoát nghèo bền vững.

Chính sách đối với hộ cận nghèo đăng ký cam kết vượt qua chuẩn cận nghèo và thoát cận nghèo bền vững

– Hộ cận nghèo sau khi thực hiện đăng ký cam kết vượt qua chuẩn cận nghèo và thoát cận nghèo bền vững được hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội (áp dụng đối với khoản vay mới, đáp ứng các điều kiện vay vốn theo chương trình cho vay đối với hộ cận nghèo). Mức vay tối đa 50.000.000 đồng, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

– Sau khi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã quyết định công nhận hộ thoát cận nghèo bền vững, tiếp tục được hỗ trợ các chính sách sau đây:

+ Hỗ trợ 100% mức đóng bảo hiểm y tế theo loại hình bảo hiểm y tế tự nguyện trong thời gian 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

+ Hỗ trợ 100% lãi suất vay vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh tại Ngân hàng Chính sách xã hội về tín dụng đối với hộ cận nghèo. Lãi suất được hỗ trợ thực hiện theo mức vay thực tế của hộ cận nghèo đăng ký cam kết thoát nghèo bền vững nhưng

không quá 50.000.000 đồng/hộ, thời gian hỗ trợ lãi suất 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

Chính sách khuyến khích bổ sung để hỗ trợ thoát nghèo bền vững

a) Chính sách khuyến khích giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho lao động hộ nghèo và cận nghèo đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ hợp tác, hợp tác xã; hộ gia đình sản xuất, kinh doanh thực hiện giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh.

– Được ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% lãi suất vay vốn từ các tổ chức tín dụng hợp pháp theo lãi suất quy định của Ngân hàng Nhà nước từng thời điểm với mức vay tối

đa 50.000.000 đồng/lao động nghèo, cận nghèo, thời gian hỗ trợ theo hợp đồng vay nhưng không quá 36 tháng. (ngân sách tỉnh)

b) Chính sách thưởng cho cộng đồng thôn có hộ thoát nghèo, thoát cận nghèo. Thưởng cho cộng đồng thôn có hộ nghèo và cận nghèo tự nguyện đăng ký thoát

nghèo và được công nhận thoát nghèo bền vững với mức 3.000.000 đồng/hộ để chi cho các hoạt động của cộng đồng thôn, khối phố hoặc đầu tư các công trình phúc lợi cho cộng đồng trên cơ sở ý kiến thống nhất và đồng thuận của cộng đồng dân cư.

(ngân sách tỉnh)

Chính sách hỗ trợ riêng của thị xã Điện Bàn bổ sung khi triển khai thực hiện Nghị quyết số 13/2017/NQ–HĐND của HĐND tỉnh Quảng Nam

– Thưởng cho hộ thoát nghèo, hộ thoát cận nghèo để phát triển sản xuất, kinh doanh.

+ Hộ thoát nghèo: 2.000.000 đồng/hộ. + Hộ thoát cận nghèo: 2.000.000 đồng/hộ.

– Thưởng cho cộng đồng thôn, khối phố không còn hộ nghèo (không tính hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội và chỉ thưởng một lần) để chi cho các hoạt động của cộng đồng thôn, khối phố hoặc đầu tư các công trình phúc lợi cho cộng đồng dân cư: 5.000.000 đồng/thôn, khối phố.

– Thưởng cho xã, phường không còn hộ nghèo (không tính hộ nghèo thuộc chính sách bảo trợ xã hội và chỉ thưởng một lần) để chi cho công tác giảm nghèo hoặc đầu tư các công trình phúc lợi cho cộng đồng dân cư: 50.000.000 đồng/xã, phường.

3.3.6. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác quản lýnhà nước về giảm nghèo bền vững nhà nước về giảm nghèo bền vững

– Các cấp ủy Đảng đưa nội dung giảm nghèo vào Nghị quyết của cấp mình, đồng thời có kế hoạch kiểm tra việc thực hiện Nghị quyết của Đảng về Chương trình giảm nghèo định kỳ và hàng năm.

– Phát huy vai trò giám sát của Hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các hội, đoàn thể ở các cấp và các tầng lớp nhân dân. Đưa nội dung giám sát Chương trình giảm nghèo bền vững vào Chương trình công tác hàng năm của cơ quan, đơn vị, tổ chức.

– Chính quyền các cấp thường xuyên chỉ đạo, thành lập các đoàn, Tổ công tác để tổ chức kiểm tra, giám sát đánh giá tình hình, kết quả thực hiện Chương trình theo đúng thẩm quyền và quy định của cấp trên.

Tiểu kết chương 3

Dựa trên những thành quả cũng như hạn chế, nguyên nhân hạn chế trong công tácquản lý Nhà nước về giảm nghèobền vững trên địa bànThị xã Điện Bàn. Luận văn đã xây dựng một số giải phápquản lý Nhà nước về giảm nghèo nhằm cải thiện

công tác giảm nghèo trên địa bàn trong giai đoạn mới. Các biện pháp giảm nghè đượcđưa ra hướng tới việc các hộ nghèo đa dạng được các nguồn thu nhập thông qua các chương trình hỗ trợ sản xuất, học nghề, vay vốn để phát triển sản xuất. Q đó nâng cao thu nhập cho người nghèo cũng như giảm thiểu rủihingườirok nghèo

phụ thuộc vào một nguồn thu. Bên cạnh đó biện pháp hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới, Khu dân cư NTM kiểu mẫu nhằm tạo điều kiện để người dân được tiếp cạnh nhiều hơn với các dịch vụ xã hội. Hướng tới việctốthỗhơntrợcho người nghèo thông qua các giải pháp an sinh xã hội giúp người nghèo thực sự thoát nghèo mô cách bền vũng.

Ngoài những giải pháp thì luận văn xin được đưa ra một số kiến nghị tới ca cấp nhằm giúp địa phương tháo gỡ được những hạn chế, khó khăn trong thời gian qua. Tạo được tiền đề cho địa phương phát triển kinh–xãtếhội cũng như đạt được những kết quả giảm nghèo tốt hơn trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Quản lý Nhà nước về Giảm nghèo bền vững là một trọng tâm của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 2011 – 2020 của toàn Đảng, toàn dân Thị xã, không những nhằm cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo,đặc biệt là các xã còn khó khăn về tiềm lực kinh tế, mà cònđảm bảo an ninh – quốc phòng, quân sự địa

phương, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện; rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị. Đây là một nhiệm vụ quan trọng,chiến lược được đặt ra chocán bộ, Đảng viên và nhân dân toàn thị xã.

Trong giai đoạn đầu khi thực hiện chương trình Giảm nghèo bền vững Thị xã Điện Bàn đã đạt được kết quả đáng khích lệ: Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình quản lý Nhà nước về giảm nghèo và đảm bảo an sinh xã hội đã phát huy được sức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)