Quan điểm của Đảng và Nhànước về giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 68)

Quan điểm Đại hội XII của Đảng chỉ ra những định hướng lớn, lãnh đạo cụ thể từng mặt của công tác an sinh xã hội dựa trên cơ sở lý luận về chức năng, cấu trúc, mô hình, các trụ cột, sự phân tầng của chính sách an sinh xã hội, cách tiếp cận mới về tạo việc làm, giảm nghèo đa chiều bền vững, về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế toàn dân, trợ giúp xã hội, cung cấp dịch vụ xã hội ở mức độ tối thiểu nhằm trợ giúp khó khăn, phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục rủi ro, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, đặc biệt là nhóm yếu thế, hướng đến nền an sinh xã hội toàn

dân, vì mục tiêu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, chính sách giảm nghèo đa chiểu bền vững.

Giải quyết vấn đề lao động, việc làm và thu nhập cho người dân là trụ cột cơ bản nhất của chính sách an sinh xã hội. Khuyến khích đầu tư xã hội tạo ra nhiều việc làm, nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp.Đây là sự lãnh đạo hướng đến các chính sách, chương trình phòng ngừa rủi ro, tầng trên cùng của hệ thống an sinh xã hội nhằm giúp cho mọi tầng lớp dân cư có được việc làm, thu nhập, có được năng lực vật chất cần thiết để đối phó với các rủi ro.

Lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo là một trong những nội dungquan trọng của quan điểm lãnh đạo chính sách an sinh xã hội. Đảng ta đã có nhiều chủ trương, chính sách lãnh đạo công tác xóa đói, giảm nghèo. Tại Đại hội lần thứ XII, Đảng ta đã chỉ rõ phải đẩy mạnh giảm nghèo bền vững, nhất là các vùng đặc biệt khó khăn và có chính sách đặc thù để giảm nghèo nhanh hơn trong đồng bào dân tộc thiểu số. Chú trọng các giải pháp tạo điều kiện và khuyến khích các hộ nghèo, cận nghèo phấn đấu tự vươn lên thoát nghèo bền vững; đổi mới chính sách giảm nghèo theo hướng tập trung, hiệu quả và tiếp cận phương pháp đo lường nghèo đa chiều nhằm bảo đảm an sinh xã hội cơ bản và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản. Quan điểm lãnh đạo của Đảng khi áp dụng phương pháp đo lường nghèo đa chiều, “tiếp cận chuẩn nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều” – nghèo được đo lường không chỉ bằng tiêu chí thu nhập mà còn bằng cả nhóm tiêu chí phi thu nhập trong thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững với mục đích tác động tốt hơn, toàn diện hơn đến người nghèo, giúp bảo đảm mức sống tối thiểu, đồng thời đáp ứng các dịch vụ xã hội cơ bản cho người dân, từng bước giảm nghèo bền vững.

Về lãnh đạo bảo đảm nhà ở xã hội: Đa số người nghèo, người có thu nhập thấp không có khả năng để có nhà ở ổn định. Sự lãnh đạo của Đảng tập trung vào việc ban hành cơ chế, chính sách để cải thiện điều kiện ở cho người dân, đặc biệt là người nghèo, người có thu nhập thấp ở đô thị; từng bước giải quyết nhu cầu về nhà

ở cho người lao động tại các khu công nghiệp, học sinh, sinh viên để ổn định cuộc sống, tăng cường sức khoẻ, góp phần giảm nghèo bền vững. Văn kiện Đại hội XII

chỉ rõ, thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ nhà ở cho các đối tượng chính sách, người nghèo, người dân sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Phát triển nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất và sinh viên. Hiện nay, bảo đảm nhà ở xã hội là một trong những chính sách được Đảng và Nhà nước ta hết sức quan tâm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 68)