* Về xây dựng tổ chức bộ máy và nhân sự để thực hiện giảm nghèo:
Xác định được vai trò, tầm quan trọng của nhân tố con người trong thực hiện chủ trương giảm nghèo, đi đôi với công tác ban hành các văn bản, thị xã đã ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo của Thị xã có 35 thành viên. Trong đó, Phó Chủ tịch UBND Thị xã phụ trách văn hóa – xã hội làm Trưởng Ban, Trưởng phòng LĐ–TB&XH làm phó ban thường trực, thành viên còn lại là trưởng các đoàn thể, phòng, ban chuyên môn của huyện, Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội Thị xã và Chủ tịch UBND các 20 xã, phường. Ban chỉ đạo hoạt động theo quy chế, phân công phụ trách đứng điểm địa bàn, định kỳ 6 tháng, năm tổ chức họp Ban Chỉ đạo để đánh giá kết quả họat động, tăng cường công tác phối hợp, đề ra nhiều giải pháp thiết thực, hiệu quả, sát tình hình thực tế trong quá trình triển khai thực hiện mục tiêu giảm nghèo. Đồng thời cũng kịp thời củng cố, kiện toàn Ban Chỉ đạo khi có sự thay đổi nhân sự ở các ban, ngành, địa phương.
Về phía các xã, phường đều thành lập Ban Chỉ đạo giảm nghèo. Tuy nhiên, việc hướng dẫn, hỗ trợ Ban Chỉ đạo ở các xã, thị trấn chưa được thường xuyên; Ban chỉ đạo ở một vài địa phương chưa hoạt động tích cực, còn hình thức, đa số cán bộ phụ trách giảm nghèo đều kiêm nhiệm, chế độ phụ cấp kiêm nhiệm chưa rõ ràng.
Nhiệm vụ đối với cấp Thị xã: PhòngLĐ–TB&XH trực tiếp làm công tác tham mưu cho Ủy ban nhân dân Thị xã, tập trung xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn Thị xã theo kế hoạch giảm nghèo bền vững của tỉnh và phù hợp với tình hình thực tế của Thị xã; phê duyệt các dự án, chương trình giảm nghèo bền vững các xã, phường trên địa bàn Thị xã. Đặc biệt năm 2017, 2018 Thị xã Điện Bàn xây dựng kế hoạch phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo hằng năm cho các xã, phường.
Nhiệm vụ đối với cấp xã: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn theo kế hoạch của cấp trên và phù hợp với
tình hình thực tế của địa phương mình; là đầu mối thực hiện các kế hoạch, chương trình giảm nghèo bền vững; chịu trách nhiệm trước HĐND, UBND Thị xã về kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Đầu năm căn cứ vào việc phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo cấp trên, các xã, phường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động những hộ nghèo thuộc diện chính sách giảm nghèo đăng ký thoát nghèo bền vững, đồng thời giao cho Ban chỉ đạo, trực tiếp là Cán bộ giảm nghèo phân tích, rà soát tất cả các nguyên nhân nghèo, tình trạng thiếu hụt các dịch vụ cơ bản , tổng hợp, báo cáo, đề xuất để Ủy ban nhân xã, phường có phương án giúp nghèo cụ thể.
Đối với phát triển nguồn nhân lực QLNN trong giảm nghèo:
Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Trung ương, của Tỉnh, Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã chỉ đạo, tổ chức quán triệt mục đích, ý nghĩa, nội dung các Nghị quyết, Quyết định của Chính phủ, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết của HĐND, Quyết định của UBND tỉnh về giảm nghèo cho đội ngũ cán bộ của Đảng, chính quyền, mặt trận, hội, đoàn thể từ Thị xã đến 20 xã, phường.
Đối với cấp Thị xã, công tác tuyên truyền, tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cũng được quan tâm, chú trọng. Hàng năm, UBND Thị xã xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ hoạt động giảm nghèo từ Thị xã đến các xã, phường. Nội dung đào tạo, tập huấn tập trung vào các vấn đề như các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo; phương pháp theo dõi, đánh giá hoạt động giảm nghèo; hướng dẫn người nghèo cách làm ăn, chi tiêu; cách quản lý, sử dụng, thu hồi vốn vay, lãi vay của người nghèo, cách thức đánh giá tiêu chí hộ nghèo, hộ cận nghèo. Thông qua các lớp truyền thông, tuyên truyền, tập huấn, cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo được trang bị cơ bản các kiến thức về quản lý, kỹ năng tổ chức thực hiện chương trình, kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, vận động, sâu sát, gần gũi, nắm bắt tâm tư nguyện vọng, hoàn cảnh của hộ nghèo. Đặc biệt, hằng năm Thị xã phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thị xã, tổ chức đối thoại, diễn đàn lắng nghe nhu cầu, nguyện vọng của các hộ nghèo, đồng thời chỉ đạo trực tiếp đến 20 xã, phường xây dựng kế hoạch liên tịch để
tổ chức diễn đàn, đối thoại với hộ nghèo để xây dựng phương án giúp hiệu quả và bền vững. Góp phần nâng cao chất lượng mục tiêu giảm nghèo của Thị xã.
* Về xây dựng và tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo:
Bám sát vào chủ trương, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh về mục tiêu giảm nghèo đến năm 2020. Thị ủy Điện Bàn đề ra mục tiêu đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo dưới 2%. Trên cơ sở đó Hội đồng nhân dân Thị xã Điện Bàn đã biểu quyết thông qua Nghị quyết số 12/NQ–HĐND ngày 22/12/2017 của HĐND thị xã Điện Bàn về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2018–2020.
Căn cứ kế hoạch phát triển kinh tế–xã hội giai đoạn 2016–2020, kinh nghiệm và thành quả giảm nghèo giai đoạn 2011–2015, thực trạng nghèo năm 2017, căn cứ các văn bản của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, Thị ủy, HĐND thị xã về chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016–2020, UBND thị xã Điện Bàn xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn thị xã Điện Bàn giai đoạn 2018–2020. Định kỳ hàng năm tổ chức sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm và đề ra kế hoạch tổ chức thực hiện cho năm tiếp theo.
Đối với việc ban hành các quy định về giảm nghèo: Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Chính phủ ban hành về công tác giảm nghèo, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh Quảng Nam nói chung và HĐND–UBND Thị xã nói riêng đã cụ thể hóa bằng các văn bản của Tỉnh và Thị xã để triển khai thực hiện kịp thời đến các cơ quan, ban ngành, 20 xã, phường trên địa bàn thị xã.
Tỉnh Quảng Nam đã ban hành tổng số 40 văn bản, gồm: 02 Nghị quyết của Tỉnh ủy; 04 Nghị quyết của HĐND tỉnh; 06 quyết định, 10 kế hoạch thực hiện của UBND tỉnh, 25 công văn của Sở LĐ–TB&XH tỉnh. Thời gian ban hành từ 2011 – 2015; hiệu lực thi hành từ 2015 đến năm 2021.
Thị xã Điện Bàn đã ban hành 01 Chương trình, 04 Kế hoạch thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo triển khai thực hiện trên địa bàn Thị xã và 06 công văn hướng dẫn 20 xã, phường tổ chức thực hiện chính sách giảm nghèo.
theo quy chuẩn quản lý Nhà nước trong công tác giảm nghèo tương đối đầy đủ trong thực hiện chủ trương giảm nghèo; tuy nhiên công tác này vẫn còn những mặt tồn tại, hạn chế cần được khắc phục, như: Công tác tuyên truyền, thông tin các chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước chưa được thường xuyên đến người dân; việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo còn chậm, thiếu tính kịp thời, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác giảm nghèo, việc phối hợp của các Ban, ngành để kịp thời hỗ trợ, can thiệp về các chính sách đến người nghèo chưa có sự đồng bộ gây phiền hà cho nhân dân đi lại cụ thể như Phòng Tài Chính, Phòng Giáo dục, Phòng Lao động XH, Bảo hiểm xã hội.
* Về tổ chức triển khai thực hiện các quy định về giảm nghèo:
Ban Chỉ đạo thường xuyên giao ban các cuộc họp theo quy chế và kịp thời củng cố, kiện toàn khi nhân sự có sự thay đổi. Các văn bản của cấp trên hướng dẫn thực hiện của địa phương được kịp thời, hiệu quả, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Việc phân cấp quản lý, phân công, phân nhiệm, hướng dẫn quy trình lập kế hoạch và phân bổ nguồn lực rõ ràng, thuận lợi trong tổ chức thực hiện, phát huy vai trò và sự tham gia của người dân và cộng đồng.
Bộ máy tổ chức thực hiện công tác quản lý giảm nghèo được thường xuyên củng cố và hoạt động hiệu quả; đồng thời cùng với sự quan tâm chỉ đạo và phối hợp triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo của các cấp ủy đảng, chính quyền, mặt trận, tổ chức đoàn thể và sự hưởng ứng, đồng thuận của nhân dân đã tạo điều kiện thuận lợi để công tác giảm nghèo được triển khai thực hiện hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.
Trong thời gian qua, Ban chỉ đạo giảm nghèo của Thị xã đã tổ chức thực hiện khá tốt nhiệm vụ, phát huy vai trò quản lý Nhà nước trong giảm nghèo từng bước được khẳng định, cụ thể trách nhiệm của cơ quan chuyên môn là Phòng LĐTB –XH và xã hội được nâng lên. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chức năng quản lý của nhà nước và hoạt động bộ máy của Ban chỉ đạo còn những hạn chế, khuyết điểm như: Công tác điều hành, tổ chức triển khai đôi lúc, đôi nơi chưa chặt chẽ, chưa thường xuyên; công tác phối hợp giữa các ngành, đoàn thể ,còn mang tính pha đợt,
chưa sâu sát với mục tiêu nhiệm vụ đề ra.
Hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo ở một số xã, phường chưa thật sự tốt, nguyên nhân chủ yếu do phần lớn cán bộ kiêm nhiệm, bên cạnh đó có nơi chưa xác định đúng mức về chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về giảm nghèo, chưa nắm bắt được chủ trương và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Về công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách giảm nghèo: Thông qua các cuộc hội nghị, giao ban với các ngành, các cấp, lồng ghép vào nội dung các cuộc họp tổ đoàn kết, khu dân cư, các câu lạc bộ, tổ, các cuộc sinh hoạt chi, tổ của các tổ chức Hội, đoàn thể, đài phát thanh truyền thanh – truyền hình từ thị xã đến cơ sở, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội đã triển khai rộng khắp các hoạt động thông tin, tuyên truyền, vận động người dân thực hiện các chính sách và các giải pháp giảm nghèo đến các tầng lớp nhân dân, từ đó tạo sự chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của người dân trong thực hiện các chính sách, pháp luật về giảm nghèo.
Về thực hiện nguồn nhân lực: Trong điều kiện nguồn ngân sách Thị xã so với các huyện, thị đồng bằng của Tỉnh Quảng Nam, Thị xã Điện Bàn là 01 trong những địa phương tự chủ về nguồn ngân sách, các nguồn vượt thu, Thị xã bố trí vào mục đích chi cho đầu tư cơ sở hạ tầng, hoạt động Bảo trợ xã hội, tuy nhiên đứng trước cơ hội và thách thức còn nhiều khó khăn do tập trung cho nhiều chương trình phát triển kinh tế – xã hội của Thị xã. Tuy vậy, xác định vai trò và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự phát triển nên trong những năm qua Thị xã luôn quan tâm và dành nhiều nguồn lực ưu tiên cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo. Tổng số nguồn lực ngân sách hỗ trợ cho Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững là 1.315 triệu đồng (không tính nguồn vốn vay từ ngân hàng chính sách xã hội) Chi thưởng cho cộng đồng thôn, khối phố, khu dân cư không còn hộ nghèo thuộc chính sách giảm nghèo, thưởng cho Khu dân cư có số hộ nghèo, hộ cận nghèo đăng ký thoát nghèo với mức 3.000.000đ/hộ, thưởng trực tiếp cho hộ đăng ký thoát nghèo với mức 2.000.000 đ/hộ.
* Về công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách giảm nghèo:
nghèo trên địa bàn để làm sơ sở đánh giá triển khai thực hiện chương trình, dự án trong chương trình đảm bảo đúng đối tượng; Phòng LĐTB – XH ban hành hướng dẫn hệ thống chỉ tiêu theo dõi, giám sát; hướng dẫn quy trình kiểm tra, đánh giá định kỳ ở các cấp,... Đồng thời, Ban Chỉ đạo giảm nghèo Thị xã thành lập các đoàn đi kiểm tra, giám sát, thành viên Ban chỉ đạo đứng điểm ở các xã, phường đánh giá tình hình thực hiện chương trình mục tiêu giảm nghèo tại các xã, phường, tập trung vào các lĩnh vực như: Đối tượng được công nhận hộ nghèo, đối tượng đăng ký thoát nghèo , Cấp thẻ bảo hiểm y tế, rà soát hộ nghèo, vay vốn, dạy nghề, tiền thưởng để phát triển sản xuất, kinh doanh, … Thông qua các cuộc kiểm tra, giám sát đã kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm như: bình xét hộ nghèo không đúng đối tượng, tình trạng tách hộ để được hưởng chính sách vẫn còn xảy ra, việc cấp thẻ bảo hiểm y tế cho hộ nghèo còn chậm… Nhìn chung, hoạt động kiểm tra, giám sát được tập trung và chú trọng hơn.