Bối cảnh trong nước và tỉnh Quảng Nam, thị xã Điện Bàn tronggiai đoạn tớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 65 - 66)

đoạn tới

– Bối cảnh của cả nước:

Với những thành tựu của công cuộc đổi mới, Việt Nam đã trở thành nước có mức thu nhập trung bình thấp, theo đó các nguồn vốn ODA, các nguồn vốn ưu đãi giảm dần và chuyển sang vay thương mại. Không những vậy, các nguồn lực cho giảm nghèo như các loại tài nguyên thiên nhiên có xu hướng giảm xuống.

Trong khi đó, các tỉnh Miền Trung nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng tình trạng lũ lụt, mưa bão xảy ra thường xuyên hơn, mức độ thiệt hại ngày càng nặng hơn, phạm vụ không gian và thời gian lớn hơn. Điều này đặt ra những thách thức đối với nổ lực giảm nghèo. Theo đó, các chính sách giảm nghèo cần có những đột phá hoặc thay đổi cách thức tổ chức thực hiện nhằm góp phần vào giảm nghèo bền vững.

– Bối cảnh của tỉnh Quảng Nam:

Quảng Nam là 01 những trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, với nhiều điểm mạnh về nguồn lực tài nguyên và con người nổi trội để phát triển kinh tế, đặc biệt là dịch vụ di lịch.

Quá trình quốc tế hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Các quốc gia Châu Á đang trở thành điểm tăng trưởng kinh tế năng động. Ở Việt Nam, các tỉnh phát triển với mật độ dân số đô thị tăng thêm hằng năm, làm tăng nhu cầu công ăn việc làm, xây dựng cơ sơ hạ tầng, đảm bảo an sinh xã hội và cân đối giữa tăng trưởng kinh tế đi đôi với công tác bảo vệ môi trường. Quảng Nam là 01 trong những đơn vị đang phải đang phải đứng trước những cơ hội và thách thức mới.

Phát triển công nghiệp và đô thị hóa nếu được quản lý tốt sẽ tạo ra tăng trưởng kinh tế vững chắc, tiến bộ xã hội và môi trường bền vững. Ngược lại, chất lượng quản lý yếu kém sẽ tạo ra sự phân biệt xã hội giàu nghèo, đô thị hóa lộn xộn và phi chính thức, tình trạng ô nhiễm, sử dụng khoogn bền vững và thiếu hiệu quả các nguồn lực đất đai, nước và các tài nguyên thiên nhiên khác. Trong bối cảnh đó, tầm nhìn chiến lược Quảng Nam đến năm 2020 là thúc đẩy phát triển kinh tế và đảm

bảo công bằng xã hội, phấn đấu tăng GDP đầu người của tỉnh bằng mức trung bình của quốc gia, trở thành trung tâm của sự tăng trưởng kinh tế ở phía Nam khu vực Duyên Hải – Miền Trung. Theo đó, chiến lược phát triển kinh tế đi đôi với công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ đặt lên hàng đầu,

Điện Bàn là thị xã của tỉnh Quảng Nam, với khu vực phường Vĩnh Điện (trung tâm thị xã) sầm uất với khu công nghiệp Điện Nam – Điện Ngọc.Trong những năm trở lại đây, kinh tế – xã hội Điện Bàn đã có những bước phát triển mạnh và vững chắc. Vì vậy, việc xây dựng Điện Bàn trở thành một trung những trung tâm kinh tế – văn hóa lớn với các chức năng là trung tâm công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ của Bắc Quảng Nam. Đặc biệt Điện Bàn phát triển được 11 cụm công nghiệp, thương mại và dịch vụ.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn lực của thị xã còn thấp, lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ nhỏ trong các doanh nghiệp, môi trường tự nhiên ngày càng ô nhiễm bởi rác thải từ các Khu công nghiệp, du lịch, dân cư chưa được giải quyết triệt để. Đặc biệt là tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo toàn thị xã có giảm nhưng chưa đáng kể làm ảnh hưởng không nhỏ đến xu thế phát triển chung của toàn thị xã. Theo đó, xu thế hội nhập và phát triển của Điện Bàn, tận dụng tiềm năng, lợi thế về điều kiện vị trí địa lý để thúc đẩy, đột phá đẩy mạnh tiến độ để đưa Điện Bàn thực sự trở thành Trung tâm kinh tế phía Bắc Quảng Nam và giảm nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước TRONG GIẢM NGHÈO bền VỮNG TRÊN địa bàn THỊ xã điện bàn, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 65 - 66)