Phương thức giải quyết hợp đồng mua bán hàng hóa bằng Tịa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)

nhân dân

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên với nhau bằng con đường Tòa án được hiểu là phương thức giải quyết tranh chấp tại cơ quan xét xử nhân danh quyền lực Nhà nước, được Tòa án thực hiện theo một trình tự, thủ tục nghiêm ngặt, chặt chẽ theo qui định của pháp luật, có cơ chế thi hành phán quyết và bắt buộc các bên đương sự phải tuân theo.

+ Đặc điểm:

Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa bằng con đường Tịa án có những đặc điểm sau:

Tịa án chỉ giải quyết tranh chấp thương mại khi có yêu cầu của các bên tranh chấp và tranh chấp đó phải thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;

Phán quyết của Tòa án bằng Bản án, Quyết định Nhân danh Nhà nước và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnh quyền lực nhà nước;

Việc giải quyết theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ thơng qua hai cấp xét xử. Tịa án là cơ quan tư pháp có quyền nhân danh ý chí, quyền lực của Nhà nước khi xét xử bất kỳ vụ án tranh chấp nào. Các Bản án hoặc Quyết định của Tịa án khi đã có hiệu lực pháp luật phải được cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cơng dân tơn trọng và chấp hành. Chính vì vậy, đối với những vụ án tranh chấp về Hợp đồng mua bán hàng hóa các chủ thể kinh tế thường chọn con đường giải quyết này để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Ở Việt Nam hiện nay, theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 thì tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án liên quan đến nhiều lĩnh vực của hoạt động kinh doanh, thương mại để đảm bảo hiệu quả, chất lượng áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại tại Tịa án nhân dân cần có những điều kiện nhất định và chỉ xảy ra khi một trong các bên khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết những vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích của họ hay quyền lợi của họ bị xâm phạm trong khi giao kết hợp đồng thì thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án được bắt đầu.

Thứ nhất, về trình tự thủ tục khi giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án.

Các trình tự, thủ tục giải quyết đối với những vụ án này thường cũng tuân thủ theo đúng Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành mà pháp luật Việt Nam quy định. Thể hiện qua các cấp xét xử (sơ thẩm, phúc thẩm) đến các thủ tục xem xét lại bản án, quyết định (Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm).

Thứ hai, việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án luôn tôn trọng quyền định đoạt của các đương sự.

Trong quan hệ kinh doanh, các chủ thể luôn muốn đảm bảo được quyền tự do kinh doanh, tự do hợp đồng của các chủ thể kinh doanh, không muốn ai can thiệp vào hoạt động kinh doanh đúng pháp luật của họ, kể cả Nhà nước. Các bên tranh chấp có quyền lựa chọn phương thức để giải quyết tranh chấp sao cho có lợi cho bản thân. Tòa án giải quyết chỉ khi các đương sự yêu cầu hoặc trường hợp thỏa thuận bằng Trọng tài vơ hiệu. Khi có tranh chấp xảy ra, đương sự có quyền tự quyết dịnh việc có khởi kiện hay khơng, đưa ra các u cầu nhằm bảo vệ quyền và lợi ích cho bản thân, tùy thuộc vào phạm vi và mức độ khác nhau. Kể cả khi đưa vụ án ra giải quyết thì các đương sự vẫn có quyền thay đổi, bổ sung hoặc thậm chí có thể rút u cầu khởi kiện.

Ngồi ra, trước khi khởi kiện, đương sự có quyền mời Luật sư hay người nào đó chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, phương án khởi kiện và có thể thay mặt đương sự tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tại Tịa án mà khơng cần trực tiếp phải có mặt tại Tịa án khi khởi kiện.

Thứ ba, tính cưỡng chế khi giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Tịa án.

Sau khi được Tòa án ra Bản án hoặc Quyết định thì buộc các bên phải thực hiện đúng theo Bản án hoặc Quyết định đó. Đồng thời, việc thi hành này sẽ có biện pháp cưỡng chế nếu các bên không tự nguyện thi hành án. Điểm này là một ưu điểm so với các phương thức giải quyết khác trong tranh chấp thương mại, lợi ích của bên bị xâm phạm vẫn được đảm bảo. Trong khi các phương thức giải quyết khác như Trọng tài khơng có cơ quan cưỡng chế thi hành nên hiệu quả hoạt động của Trọng tài rất thấp. Ở Việt Nam hiện nay, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại bằng con đường Tòa án đang là phương thức giải quyết thông dụng và phổ biến nhất.

Hiện nay, các nhà kinh doanh ở nước ta ln tin tưởng vào phương thức giải quyết bằng Tịa án; đồng thời phương thức này luôn chiếm ưu thế chủ đạo khi trong quan hệ kinh tế có phát sinh tranh chấp, mâu thuẫn; bởi ở đây ln có sự cơng bằng bình đẳng, giải quyết cơng việc một cách liêm chính và đặc biệt là chi phí tố tụng thấp hơn nhiều so với phương thức giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài. Bằng các Quyết định hoặc Bản án của Tịa án thì các bên có tranh chấp buộc phải thực hiện để khắc phục và chấm dứt tranh chấp, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh thương mại nói chung và việc giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa nói riêng trong nền kinh tế trật tự lập pháp. Do đó, Tịa án ln đóng vai trị quan trọng trong việc phát triển kinh tế của đất nước cũng như nhu cầu phát triển của các chủ thể thương mại.

Tuy nhiên, có khuyết điểm là khi giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tịa án thì cũng có một số điểm hạn chế nhất định. Các thủ tục giải quyết

tranh chấp thơng qua Tịa án thường dài hơn so với giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài, vì cịn nhiều thủ tục cần phải xác minh thu thập chứng cứ theo đúng trình tự. Đồng thời, trong hoạt động kinh doanh thì việc xét xử cơng khai tại Tịa án không phù hợp với hoạt động kinh doanh (có thể làm sút giảm uy tín của các bên trên thương trường, ...). Ngồi ra, Bản án xét xử xong chưa được thi hành ngay mà các bên có quyền kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị nên thời gian kéo dài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân quận 1, thành phố hồ chí minh (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)