Thực hiện công khai hóa bản án của Tòa án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại từ thực tế xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 87)

Cần từng bước công bố tất cả những bản án đã được Tòa án xét xử một cách rộng rãi. Mục đích của việc công bố phán quyết của Tòa án nhằm làm cho công chúng thấy rõ quan điểm của Tòa án trong việc áp dụng pháp luật để xét xử và giám sát chất lượng của Thẩm phán khi tuyên bản án đó. Công khai bản án là một trong

những yêu cầu của nền tư pháp minh bạch.

Thứ nhất, việc công khai bản án sẽ củng cố việc áp dụng thống nhất pháp luật. Trong thực tế, rất nhiều vấn đề pháp lý chưa được rõ ràng nhưng Tòa án vẫn phải giải quyết. Do vậy, thường có nhiều quan điểm khác nhau và các Thẩm phán có thể đưa ra những phán quyết không thống nhất. Ví dụ như việc tính lãi đối với khoản tiền do chậm thực hiện nghĩa vụ thanh toán. Quan điểm thứ nhất cho rằng khoản lãi này được tính bằng cách lấy lãi suất cơ bản của ngân hàng trung ương tương ứng với thời gian chậm thanh toán nhân với số tiền chậm thanh toán. Quan điểm thứ hai cho rằng lãi chậm thanh toán được tính bởi lãi suất do ngân hàng trung ương công bố tại thời điểm xét xử nhân với khoản tiền chậm thanh toán. Hai quan điểm trên đều được chấp nhận.

Thứ hai, việc công khai bản án tạo điều kiện thuận lợi cho công tác lập pháp.

Thực tế cho thấy: khi xây dựng một quy phạm pháp luật, các nhà làm luật thường xuất phát từ một hoàn cảnh pháp lý cụ thể. Trong khi đó, một bản án cho biết một hoàn cảnh pháp lý cụ thể và giải pháp tương ứng của Tòa án. Do vậy, việc công bố bản án cho phép các nhà lập pháp biết thực trạng pháp luật của đất nước và đánh giá tính hợp lý của quy phạm ghi nhận trong bản án được công bố đối với một hoàn cảnh pháp lý cụ thể.

Thứ ba, việc công khai bản án yêu cầu đội ngũ Thẩm phán phải nâng cao năng lực, trình độ, chuyên môn, tạo cho công tác xét xử minh bạch hơn, sẽ làm giảm hiện tượng Thẩm phán tùy tiện trong hoạt động tố tụng.

Thứ tư, việc công bố bản án rộng rãi giúp cho người dân, doanh nhân dễ dàng tiếp cận hơn với công lý. Tất cả mọi người dân đều có quyền tra cứu, nghiên cứu các bản án nhằm làm tăng nhận thức của người dân, doanh nghiệp đối với pháp luật và gần gũi hơn với Tòa án. Đồng thời, họ cũng tìm ra cho mình cách hành xử khôn ngoan để không xảy ra tranh chấp trong những tình huống tương tự. Điều này không những làm giảm chi phí của họ khi giao dịch mà còn có thể làm giảm sức ép khối lượng công việc giải quyết tranh chấp đối với Tòa án.

Tiểu kết chương 3

Vấn đề nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp nói chung và giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM theo tố tụng tư pháp nói riêng đã, đang và sẽ luôn là vấn đề rất được quan tâm, nhất là khi nền kinh tế nước ta đang phát triển ngày càng mạnh, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Trong hoàn cảnh đó, các tranh chấp hợp đồng KDTM cũng không ngừng tăng cả về số lượng vụ việc cũng như mức độ phức tạp. Do vậy, thực tế đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với chất lượng giải quyết loại tranh chấp này bằng tố tụng tư pháp.

Từ thực tiễn những bất cập, hạn chế phát sinh trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM, tại Chương 3 của luận văn, tác giả tập trung đi sâu phân tích những giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM tại Tòa án. Đó là việc thống nhất nội hàm của khái niệm KDTM trong toàn bộ các văn bản pháp luật của hệ thống pháp luật hiện hành; sửa đổi cách lập pháp về thẩm quyền của Tòa án theo hướng loại trừ; sửa đổi quy định về thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án giải quyết tranh chấp KDTM; quy định về chứng minh, chứng cứ và việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Hệ thống pháp luật có tầm quan trọng đặc biệt trong công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM theo tố tụng tư pháp. Pháp luật thương mại ngày càng được hoàn thiện sẽ tạo điều kiện cho Toà án có cơ sở pháp lý đầy đủ, rõ ràng để giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM trong nền kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.

Để công tác giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM theo tố tụng tư pháp đạt hiệu quả cao, bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của mọi công dân, tác giả đã nêu ra những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM tại Tòa án. Theo đó, công chức Tòa án nhân dân thành phố nói riêng và ngành Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán, phải thường xuyên học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cũng như phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đây là một trong những giải pháp cấp thiết được đặt lên hàng đầu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc giải quyết các tranh chấp KDTM, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, kinh tế của đất nước.

KẾT LUẬN

Các hoạt động kinh tế luôn có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại cũng như phát triển của xã hội. Trong hoạt động kinh doanh thường khó tránh khỏi các tranh chấp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tranh chấp hợp đồng KDTM là những mâu thuẫn, bất đồng hay xung đột về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể tham gia quá trình của hoạt động KDTM. Ở nước ta, một trong các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM được đương sự ưu tiên lựa chọn là tố tụng tư pháp tại Tòa án.

Trong phạm vi đề tài của luận văn “Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang”, tác giả đã phân tích rõ ràng, cụ thể những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về việc giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM. Qua đó, có thể thấy được cái nhìn khái quát về thực trạng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã phân tích một số bất cập, hạn chế của hệ thống pháp luật trong việc giải quyết các loại tranh chấp này, nhận xét nguyên nhân của những bất cập đó để có định hướng, kiến nghị nhằm xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM.

Luận văn cũng đưa ra những giải pháp cho việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng KDTM, nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết các tranh chấp hợp đồng KDTM tại Tòa án nhân dân thành phố Tuyên Quang. Đây là yêu cầu cần thiết trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu trong chương trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật của Đảng và Nhà nước ta.

Việc giải quyết có hiệu quả các tranh chấp này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đảm bảo công bằng cho các thành phần kinh tế được tự do cạnh tranh trên cơ sở luật pháp, tạo niềm tin cho các thương nhân nước ngoài đầu tư kinh doanh vào Việt Nam. Điều đó góp phần vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế của địa phương nói riêng cũng như của đất nước nói chung, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

công tác xây dựng và hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp KDTM bằng thủ tục tư pháp tại Tòa án, đảm bảo cho hoạt động này có vai trò tích cực hơn nữa trong xã hội hiện đại, đồng thời là giải pháp tốt cho các doanh nghiệp khi có tranh chấp xảy ra./.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh thương mại từ thực tế xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang (Trang 82 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)